Anh Phạm Văn Trường (Hà Nội) thắc mắc: “Tôi thường bị đau bụng, đi ngoài phân lỏng. Tôi đã đi khám, làm đủ các xét nghiệm và phải đến lần thứ 5 bác sĩ mới chẩn đoán được tôi mắc bệnh đại tràng chức năng. Tại sao bệnh lại khó phát hiện như vậy?”
Trả lời câu hỏi trên, bác sĩ giải thích:
Bệnh đại tràng chức năng không gây ra các tổn thương thực thể như viêm, loét, u… mà chỉ gây ra các hội chứng có rối loạn chức năng đại tràng. Vì vậy, bác sĩ thường gặp nhiều khó khăn trong việc chẩn đoán bệnh và hay nhầm với viêm đại tràng mạn tính. Người ta chỉ nghĩ đến rối loạn chức năng đại tràng khi có các biểu hiện: Rối loạn vận động (nhu động ruột thay đổi, chuyển vận thay đổi co thắt gây đau bụng), rối loạn hấp thu và tiết dịch (phân lỏng, nát, khô cứng, tăng tiết nhầy), rối loạn phát triển vi khuẩn (tăng lên men, tăng thối rữa), tuy vậy phân biệt rất khó. Để chẩn đoán chính xác, bác sĩ phải làm phương pháp loại trừ nên khá mất thời gian.
Bệnh đại tràng chức năng khó chẩn đoán trong những lần khám bệnh đầu tiên. Vì vậy, nếu người bệnh đã đi khám và được bác sĩ chỉ định dùng thuốc nhưng không thấy chuyển biến hoặc vẫn thường xuyên diễn ra tình trạng đó thì nên tái khám nhiều lần để tìm được chính xác bệnh.
Nguồn: anninhthudo.vn
Bài viết tương tự
Có nên điều trị ung thư gan bằng Đông Y không? CÂY HOA TRINH NỮ Thuốc xịt mũi Otrivin: Công dụng và liều dùng (mẹ bầu + trẻ sơ sinh) Ung thư gan di căn đến đâu? Sống được bao lâu? DẤU HIỆU CỦA UNG THƯ VÚ Thắc mắc cần giải đáp: Nấm lim xanh có ngâm rượu được không?