Theo y học cổ truyền, đau dạ dày được chia ra làm nhiều thể dạng khác nhau, với mỗi thể sẽ có các dấu hiệu và cách trị liệu tương ứng. Chẳng hạn như, dùng bài thuốc “Sài hồ sơ can tán” để loại bỏ các triệu chứng đầy trướng bụng trên, đau thượng vị, ợ chua, ợ hơi… do “can khí phạm vị”. Bài thuốc này gồm: sài hồ, chỉ xác, hương phụ, xuyên khung (mỗi thứ 8g), bạch thược 12g, chích thảo 4g. Sắc ngày uống 1 thang, cho vào 750 ml nấu với lửa nhỏ, nấu còn 300 ml nước thuốc, chia làm 3 lần dùng trong ngày.
Dùng bài thuốc “Hoàng kỳ kiến trung thang” để loại bỏ các triệu chứng đau bụng âm ỉ, tay chân lạnh, đại tiện lỏng,… do tỳ vị hư hàn. Thành phần dược liệu trong bài thuốc gồm: 24g thược dược, 24g hoàng kỳ, 12g quế chi, 8g bào khương, 4g mộc hương, 4g chích thảo, đại táo 2 trái. Cách sắc (nấu) cũng như trên. Khi nấu xong, cho ít mạch nha vào, quấy đều rồi dùng. Nếu đau dạ dày do ăn uống không điều độ – vùng thượng vị đau, ợ ra mùi thức ăn, hay nôn ói (ói được thì đỡ đau), thì dùng bài “Bảo hòa hoàn”, gồm: sơn tra 240g, lục khúc 80g, bán hạ 120g, thái phục tử 120g, trần bì 40g, phục linh 40g, liên kiều 80g, đem tán thành bột, làm thành viên hoàn, ngày uống 12-24g.
Nếu có biểu hiện vùng thượng vị đau, đau tại một vị trí nhất định, ấn vào đau như kim đâm, đôi khi thấy ói ra máu, phân đen, đó là do ứ huyết ngưng trệ. Với thể này, người bệnh cần dùng bài thuốc “Cách hạ trục ứ thang gia giảm”. Bài thuốc gồm các vị: huyền hồ 4g, ô dược, đơn bì, xích thược (đều 8g), ngũ linh chi, đương quy, xuyên khung, cam thảo, đào nhân, hồng hoa (đều 12g), hương phụ, chỉ xác (đều 6g). Sắc uống ngày 1 thang, cách nấu như trên.
Trong trường hợp đau dạ dày kéo dài, liên miên, miệng và họng khô, chán ăn, ít nước bọt – do vị âm bất túc có thể dùng bài thuốc “Nhân sâm ô mai thang”. Bài thuốc này gồm các vị: 12g sơn dược, 10g liên tử (sao), 10g mộc qua, 10g ô mai, 8g nhân sâm, ) 6g cam thảo (chích. Nấu uống như trên. Nếu do hàn thương vị dương – dạ dày đột nhiên đau, đau như dùi đâm, đau phát sốt hoặc đau xuyên lên ngực, sườn, hông, đầu và cơ thể đau, ớn lạnh, phát sốt… thì dùng bài thuốc gồm các vị: quế chi (bỏ vỏ) 6g, bán hạ 10g, hoàng cầm 6g, thược dược 6g, nhân sâm 6g, sài hồ 16g, chích thảo 4g, đại táo 6 trái, sinh khương 6g. Sắc uống ngày 1 thang như trên.
Hỗ trợ chữa đau dạ dày theo cổ truyền có ưu điểm là không gây ra tác dụng phụ cho cơ thể. Tuy nhiên, người bệnh cần mua thuốc ở những cơ sở uy tín, bởi thị trường thuốc đông y hiện nay rất phức tạp, nhiều loại thuốc không đảm bảo chất lượng, chứa các chất độc hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nguồn: http://thanhnien.vn/suc-khoe/chua-dau-da-day-theo-co-truyen-148012.html
Bài viết tương tự
Cách chữa bệnh tiểu đường bằng lá xoài non được nhiều người chia sẻ Đốt viêm họng hạt giá bao nhiêu? Tổng chi phí 2021 Tầm soát ung thư dạ dày – Những điều cần biết Bật mí cách quan hệ lâu ra giúp kéo dài cuộc yêu thêm thăng hoa Hành trình vượt qua ám ảnh VIÊM DẠ DÀY và TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY nhờ Sơ can Bình vị tán sau 2 tháng Công dụng nấm lim xanh cách chế biến nấm lim xanh Tiên Phước