Tránh xa đồ ăn lạnh
Chức năng tiêu hóa của người viêm, loét dạ dày kém hơn người bình thường. Vì thế, đường tiêu hóa sẽ dễ bị kích thích khi ăn lạnh khiến bệnh ngày càng nặng hơn. Ngay cả khi ăn xong cũng không nên uống những đồ lạnh. Vì khi thức ăn vẫn còn trong dạ dày và các cơ quan tiêu hóa khác, nếu ngay lập tức uống đồ lạnh làm cho dạ dày phải mở rộng mạch máu, làm giảm lưu lượng máu đến các cơ quan khác, cản trở quá trình tiêu hóa bình thường.
Nước lạnh khiến nhu động đường tiêu hóa tăng nhanh, cản trở sự hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể. Không những thế nó còn làm loãng dịch dạ dày, ảnh hưởng không nhỏ đến tiêu hóa. Trường hợp rối loại chức năng tiêu hóa ở người già rất cao, khả năng chịu lạnh cũng giảm cũng tuyệt đối không nên ăn đồ lạnh để không gây ra các rối loạn tiêu hóa.
Cần duy trì chế độ ăn định lượng
Người có tiền sử về tiêu hóa cần khắt khe hơn trong chế độ ăn của mình. Không nên ăn quá nhanh hay quá chậm, vì một phần nào nó gây áp lực cho dạ dày. Đặc biệt, khi ăn nhai không kỹ, ăn nhanh nuốt vội, thức ăn chưa được nghiền nhỏ sẽ làm tăng lên gánh nặng cho dạ dày, nếu cứ để kéo dài thời gian lưu trữ thức ăn gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, nhai chậm, nhai kỹ có thể tăng tiết dịch tụy, từ đó làm cho dịch mật và axit hydrochloric giảm, rất có lợi cho dạ dày.
Bên cạnh thói quen ăn quá no cũng ảnh hưởng không tốt cho dạ dày. Thói quen bổ sung dinh dưỡng tập trung vào buổi tối của nhiều người vì cả ngày đi làm, bữa trưa không có thời gian hoặc có người có thói quen ăn thêm khi ngủ. Nó gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, ngủ không an giấc, dễ tăng cân. Đồng thời kích thích niêm mạc dạ dày bài tiết liên tục axit hydrochloric gây viêm loét dạ dày.
Không nên ăn những đồ ăn có quá nhiều gia vị
Những người bị đau dạ dày nên cẩn trọng trong việc ăn uống. Những loại thức ăn chiên, nướng, hun khói.. cần phải hạn chế. Không nên ăn đồ ăn có tính axit mạnh hay chứa cafein (là chất kích thích) như trà, cà phê… Đặc biệt, chè xanh là loại thức uống rất tốt với người bình thường nhưng lại rất hại với người bị đau dạ dày, nó làm cho cơn đau dạ dày tăng lên, nhất là chè xanh đặc và uống vào lúc đói.
Một số loại trái cây và rau quả không nên ăn
Trong trái cây và rau quả có nhiều chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa, nhưng cũng là mối đe dọa cho người bệnh dạ dày. Ví dụ như súp lơ xanh và bắp cải là những loại rau có chứa nhiều chất xơ, có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên khi đi vào đường ruột, nó lại dễ sinh ra nhiều khí gây đầy bụng.Vì vậy, đối với những người bị đau dạ dày, nên nấu chín súp lơ xanh và bắp cải trước khi ăn.
Những người bị đau dạ dày không nên ăn dưa chuột, dưa hấu vì nếu ăn vào sẽ gây đầy bụng, tiêu chảy. Một số loại trái cây có chứa nhiều a-xít hữu cơ và enzyme có tác dụng làm tiêu hóa protein như trong quả dứa, nó không có lợi cho người đau dạ dày và có thể làm tăng nguy cơ viêm loét niêm mạc dạ dày.
Sau khi ăn xong không nên tập thể dục ngay
Đối với người bị bệnh đau dạ dày, không nên tập luyện ngay sau khi ăn vì lúc này dạ dày đang tập trung “làm việc” để tiêu hóa lượng thức ăn. Vì thế, muốn đi bộ hay tập luyện bạn nên dành 30 phút sau bữa ăn
Uống nước trà ấm
Để thưởng thức hương vị trà thì nhiệt độ uống tốt nhất từ 30-32 độ C. Không nên uống trà ở nhiệt độ thấp hơn hay cao hơn so với dạ dày bởi khi đó dễ gây ra hiện tượng co thắt mạch máu ảnh hưởng đến dạ dày.
Nếu duy trì những thói quen này hằng ngày thì bệnh đau dạ dày sẽ không còn là mối đe dọa đối với bạn.
Nguồn: http://portal.vnmedia.vn/suc-khoe/doi-song/201203/8-thoi-quen-giup-tranh-xa-benh-dau-da-day-443612/
Bài viết tương tự
Chữa ho cho trẻ sơ sinh bằng tỏi có an toàn, hiệu quả? Bài thuốc từ lá đu đủ chữa bệnh đau dạ dày hiệu quả 10 cách giảm đau bao tử ngay lập tức người bệnh nên biết Mẹo chữa “nghẹt mũi về đêm” cho giấc ngủ ngon Bệnh viêm xoang để lâu có sao không? Nấm lim xanh tác dụng gì giúp làm đẹp và cách đắp mặt nạ nấm lim