TẠP CHÍ UNG THƯ VIỆT NAM

Những sai lầm trong cách nhìn nhận bệnh dạ dày

Bệnh càng thêm nặng khi uống soda

Mọi người thường biết đến soda là loại thức uống có gas dùng để giải tỏa cơn khát. Khi kết hợp với đường và chất phụ gia soda sẽ gây hại cho cơ thể. Với thành phần chính trong Soda là bicarbonat natri làm tăng pH dạ dày, hạn chế khả năng hoạt động của pepsin. Hay nói cách khác, soda có thể làm trung hòa lượng axit trong dạ dày, làm dịu cơn đau dạ dày trong chốc lát. Tuy nhiên bicarbonat natri có khuynh hướng gây nhiễm kiềm toàn thân và chứa nhiều natri đồng thời làm tăng tiết gastrin, dẫn đến HCl tiết nhiều hơn trước. Vì vậy, khi dùng thường xuyên sẽ gây bệnh lý nghiêm trọng cho dạ dày.

Cảnh giác với ung thư khi ăn cơm cháy vàng sậm

Soda và cơm cháy làm bệnh dạ dày thêm trầm trọng

Trong đông y, cơm cháy là một loại thuốc thường được dùng để cải thiện tình trạng tiêu hóa không tốt, chán ăn, tiêu chảy, chậm tiêu… Từ đó người ta cho rằng đau dạ dày có thể hỗ trợ chữa trị bằng cơm cháy đặc biệt là cơm cháy sậm màu.

Khoa học vẫn chưa có kết luận về sự đúc kết kinh nghiệm này. Khi ăn có thể ăn loại cơm cháy vàng nhạt, không nên ăn cơm cháy vàng sậm, đã dần ngả màu nâu đen. Theo nghiên cứu khoa học, đồ ăn bị cháy sẽ làm gãy và phân hủy protein, tạo các chất gây hại cho cơ thể. Ăn cơm cháy cháy đen sẽ sinh ra các chất lạ không thích ứng với sự phát triển tế bào cơ thể mà sự phát triển của tế bào lạ này là nguyên nhân chính gây ra căn bệnh hiểm nghèo. Hơn nữa, cơm cháy được bày bán tràn lan ngoài thị trường có sử dụng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần gây hại cho sức khỏe.

Thử máu không phải là biện pháp tối ưu để phát hiện bệnh dạ dày

Thử máu chỉ phát hiện ra vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) mà không thể cung cấp đầy đủ thông tin về tình trạng tổn thương bên trong dạ dày. Biện pháp hiệu quả và chính xác nhất là nên nội soi dạ dày để biết tình trạng và mức độ bệnh ra sao.

Bệnh dạ dày không lây lan

Sự lây lan của vi khuẩn HP

Bệnh dạ dày không lây lan – đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm.Vi khuẩn HP phát tán từ phân ra môi trường, sau đó xâm nhập vào thức ăn, nước uống để vào cơ thể người và gây bệnh. Vi khuẩn này có chứa trong nước bọt, chân răng của người bệnh khi mớm cơm cho trẻ là cơ hội lây truyền vi khuẩn HP.

Chỉ người lớn mới đau dạ dày

Trẻ em mắc bệnh về dạ dày ngày càng có xu hướng tăng, độ tuổi hay gặp nhất ở vào khoảng 10 – 14 tuổi. Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh đau dạ dày ở trẻ nhỏ là do ăn uống và stress. Biểu hiện đau dạ dày ở trẻ thường dễ nhầm lẫn với các bệnh khác vì khi trẻ than đau, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám sớm để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.

Đó là những sai lầm căn bản trong cách nhìn nhận về bệnh dạ dày. Mọi người cần tìm hiểu rõ những kiến thức về bệnh để có cách hỗ trợ điều trị hiệu quả.

Nguồn: http://giadinh.net.vn/song-khoe/4-quan-niem-sai-dan-den-benh-da-day-201110100304262.htm

Xem thêm:

5 thực phẩm chức năng chống trào ngược dạ dày tốt nhất Cách trị ho cho trẻ 4-5-6 tháng tuổi an toàn, hiệu quả Khám phụ khoa gồm những gì? Quy trình và lưu ý Mách bạn cách chữa đau dạ dày bằng cây nhọ nồi ( cỏ mực ) Có nhiều cách chữa đau dạ dày bằng nghệ bạn chưa biết Nấm lim rừng là gì tác dụng và cách sử dụng nấm lim xanh rừng
5/5 - (92 bình chọn)
Exit mobile version