Ung thư não với nguyên nhân, triệu chứng u não nguyên phát giai đoạn cuối. Chẩn đoán, ngăn ngừa và điều trị u não từ Đông y. Chữa u não ở trẻ. Thực phẩm nên kiêng cho bệnh nhân K não. U não lành tính nguy hiểm không? Nên tầm soát ung thư não không?
Ung thư não là bệnh ác tính, đe dọa trực tiếp đến tính mạng con người. Tuy nhiên, u não lành tính thường ít nguy hiểm. Có nhiều nguyên nhân và giai đoạn u não nguyên phát dẫn đến những triệu chứng khác nhau. Trong đó, biểu hiện u não giai đoạn cuối thể hiện mức độ nguy hiểm trầm trọng nhất. Do vậy, cần có biện pháp tầm soát ung thư não từ sớm. Điều này giúp ngăn ngừa, chẩn đoán u não một cách chính xác, kịp thời. Nếu trẻ nhỏ mắc bệnh này, cần lưu ý lựa chọn phương pháp chữa u não ở bé. Để tăng hiệu quả chữa bệnh; có thể kết hợp liệu trình ngoại khoa cùng điều trị u não bằng bài thuốc Đông y. Ngoài ra, thực phẩm mà người bị u não nên kiêng là rượu bia, thịt đỏ, dầu mỡ,…
Ung thư não
Ung thư não (u não) là sự tăng trưởng ngoài tầm kiểm soát của khối u ác tính trong não. Chúng sẽ xuất hiện khi có các tế bào bất thường hình thành ở não. Đây cũng là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng người bệnh. Bệnh được chia làm nhiều loại tùy vào các yếu tố. Cụ thể:
Dựa vào tính chất nguy hiểm của khối u sẽ chia thành 2 dạng:
- U não lành tính:
- Khối u không chứa tế bào K.
- Có thể chèn ép đến hệ tuần hoàn não.
- Có thể cắt bỏ, ít tái phát, không xâm lấn.
- U não ác tính:
- Khối u chứa tế bào ung thư, đe dọa tính mạng con người.
- Khối u tấn công nhiều mô khác, có thể di căn.
Dựa vào đặc điểm của ung thư cũng được chia thành 2 dạng bệnh:
- Ung thư não bộ nguyên phát:
- Chiếm 75% số ca mắc ung thư não.
- Nguyên nhân xuất phát từ não.
- Các khối u thường tiến triển chậm.
- Ung thư não bộ thứ cấp:
- Chiếm 25% trên tổng số ca bị ung thư não.
- Phát sinh từ 1 phần khác trong cơ thể, lây lan đến não.
- Điển hình: ung thư vú, thận, phổi, đại tràng,…
U não có khoảng 120 loại khác nhau dựa theo sự phân chia trên. Trong đó, khoảng 40% ca mắc ung thư não là bắt đầu bởi tế bào thần kinh có đệm. U não là căn bệnh liên quan đến nguy cơ gây tử vong cao nhất ở người dưới 14 tuổi; là nguyên nhân gây tử vong thứ 2 ở người dưới 20 tuổi.
Ung thư não nguyên phát
Ung thư não nguyên phát là một dạng bệnh của u não. Khối u khởi phát từ tế bào não thì được gọi là u não nguyên phát. Dạng bệnh này được đặt tên theo type tế bào hay vị trí của não; thường gặp nhất là u tế bào đệm (Gliomas). Cụ thể các loại bệnh như sau:
U tế bào hình sao (Astrocytoma):
- Là u khởi phát từ tế bào đệm hình sao (Astrocytes).
- Ở người lớn, Astrocytoma này thường khởi phát từ não.
- Ở trẻ nhỏ thì hình thành từ thân não, tiểu não.
Gliomas thân não:
- Là u hình thành bắt đầu từ phần thấp nhất của não.
- Thường gặp ở trẻ em và ở tuổi trung niên.
U màng não thất (Ependymoma):
- Hình thành từ tế bào lót các não thất, kênh trung tâm tuỷ sống.
- Thường gặp nhất là ở trẻ em và thanh niên.
Oligodendroglioma:
- U này hiếm gặp, hình thành từ tế bào tạo chất mỡ.
- Tế bào này bao quanh, bảo vệ các sợi thần kinh não.
- Phát triển chậm, thường không lan ra những mô xung quanh.
- Hay gặp ở tuổi trung niên.
Một số type u não không khởi phát từ tế bào đệm (Glial Cells) gồm:
Medulloblastoma:
- U hình thành từ tiểu não, hay gặp ở trẻ em.
U màng não (Meningioma):
- Khởi phát từ màng não.
- Thường tăng trưởng chậm.
U tế bào Schwann (Schwannoma):
- Khởi phát từ tế bào Schwann (u thần kinh thính giác).
U sọ hầu (Craniopharyngioma):
- Phát triển ở đáy não, vị trí gần tuyến yên.
- U này hay gặp ở trẻ em.
U tế bào mầm ở não (Germ Cell Tumor):
- Khởi phát từ tế bào mầm.
- Chủ yếu diễn ra ở người lớn.
U vùng tuyến tùng (Pineal Region Tumor):
- Loại u này hiếm gặp.
- Khởi phát từ tuyến tùng, mô gần tuyến tùng (Pineal Gland).
- Tuyến tùng nằm ở giữa não với tiểu não.
U não nguyên phát là bệnh xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Do đó mà bất cứ ai cũng có nguy cơ mắc dạng bệnh này.
Các giai đoạn bệnh ung thư não
Các giai đoạn bệnh ung thư não như thế nào? Khoa học đã nghiên cứu, phân chia từng thời kỳ bệnh tương ứng với mức độ phát triển khối u. Cũng giống các căn bệnh ung thư khác, u não được chia thành 4 giai đoạn. Những đặc điểm trong từng thời kỳ của bệnh như sau:
Giai đoạn 1 (hay giai đoạn đầu):
- Tế bào ung thư vừa mới xuất hiện.
- Kích thước khối u nhỏ và chưa lây lan rộng.
- Chữa có biểu hiện của bệnh rõ ràng.
- Khả năng điều trị lành bệnh khoảng 80%.
Giai đoạn 2 của u não:
- Các tế bào ung thư phát triển lớn hơn.
- Bắt đầu có một vài biểu hiện rõ ràng.
- Tuy nhiên nhiều dấu hiệu giống bệnh cảm cúm thông thường.
- Tỷ lệ chữa khỏi thành công bệnh khoảng 70%.
Giai đoạn 3 của u não:
- Tế bào ung thư bắt đầu di chuyển ra ngoài vị trí.
- Xâm lấn đến các mô, bạch huyết, máu xung quanh não.
- Tế bào K phát triển nhanh chóng, lan truyền rộng khắp cơ thể.
- Tiên lượng bệnh thấp.
Giai đoạn 4 (thời kỳ cuối):
- Di căn đến nhiều cơ quan xa, gây nên nhiều bệnh khác.
- Điển hình: xương, gan, phổi, tủy sống,…
- Các dấu hiệu bệnh rõ ràng, trầm trọng.
- Ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe bản thân.
- Tiên lượng bệnh cực kỳ thấp.
Những thời kỳ phát triển bệnh K não ở trên là không thể xem thường. Càng về giai đoạn sau, bệnh càng có diễn biến nhanh và nặng nề hơn.
Nguyên nhân gây ung thư não
Nguyên nhân gây ung thư não là gì? Hiện nay, chưa biết chính xác nguyên do khiến u não xuất hiện. Tuy nhiên, ung thư não rõ ràng là bệnh không lây truyền. Các nghiên cứu cho thấy, có một vài yếu tố nguy cơ làm hình thành u não nguyên phát. Đó là:
Nguy cơ về giới tính:
- Nam giới thường bị bệnh u não nhiều hơn nữ.
- Tuy nhiên, bệnh u màng não thường gặp ở nữ giới nhiều hơn.
Vấn đề chủng tộc:
- U não hay gặp ở người da trắng nhiều hơn.
- Ít gặp ở các chủng tộc khác.
Nguy cơ về tuổi tác:
- Đa số bệnh u não gặp ở người từ khoảng 70 tuổi trở lên.
- Hay gặp ở trẻ nhỏ dưới 8 tuổi nhiều hơn là trẻ lớn tuổi.
Tiền sử gia đình:
- Thành viên trong gia đình từng mắc u tế bào đệm.
- Nguy cơ mắc bệnh ở đối tượng này cao hơn so với người khác.
Nhiễm chất phóng xạ, môi trường độc hại:
- Người làm việc ở môi trường nhiễm phóng xạ (công nghiệp hạt nhân).
- Công nhân ngành nhựa Plastic bị phơi nhiễm Vinyl Chloride.
- Công nhân ngành chế tạo sợi tổng hợp bị phơi nhiễm Acrylonitrile.
- Nhà giải phẫu học, làm nghề ướp xác có dùng chất Formaldehyde.
- Nguy cơ u não ở đối tượng này cao hơn nhiều lần.
Nguyên do gây u não cũng có thể do thói quen sử dụng nhiều điện thoại, máy tính; hoặc là do các chấn thương đầu gây ra. Tuy nhiên điều này vẫn đang được các nhà khoa học nghiên cứu thêm.
Triệu chứng ung thư não
Triệu chứng ung thư não không có đặc trưng. Vì vậy, người bệnh thường chủ quan không thăm khám sức khỏe. Khi thấy vài dấu hiệu bất thường thì tình trạng u não đã diễn biến khá nặng. Hãy lưu ý một số triệu chứng phổ biến của bệnh u não như sau:
Tình trạng đau đầu, chóng mặt thường xuyên:
- Đây là dấu hiệu ban đầu của bệnh.
- Cảm thấy thường xuyên bị đau đầu dữ dội.
- Hay bị vào buổi sáng, mức độ ngày càng tăng.
- Nguyên nhân: khối u làm tăng áp lực trong sọ não.
Dấu hiệu buồn nôn, nôn mửa:
- Chủ yếu gặp phải sau khi ngủ dậy.
- Kèm theo cảm giác mệt mỏi, mất sức.
Triệu chứng rối loạn thị giác, thính giác:
- Người bệnh có biểu hiện khó nghe, thính lực bị giảm.
- Mắt mờ và nhìn đôi,…
Khả năng nói khó và nói lắp:
- Xảy ra khi có khối u nằm ở mặt sau não.
Biểu hiện chân tay yếu:
- Cánh tay với chân mất hết sức lực, yếu đi rõ thấy.
- Nếu u ảnh hưởng đến não phải thì chân và tay trái yếu đi.
- Khối u ảnh hưởng tới não trái thì chân và tay phải yếu dần.
Bị mất thăng bằng:
- Khi u xuất hiện ở mặt sau não.
- Khó khăn khi di chuyển, khả năng giữ thăng bằng.
Hiện tượng động kinh, giảm trí nhớ:
- Cảnh báo khối u ảnh hưởng đến 1 phần vỏ não.
Biểu hiện của u não ở từng trường hợp là khác nhau. Chúng tùy vào vị trí xuất hiện khối u và các mức độ ảnh hưởng của khối u. Do đó, khi có triệu chứng trên cần lập tức đến bệnh viện để thăm khám.
Biểu hiện u não giai đoạn cuối
Biểu hiện u não giai đoạn cuối như thế nào? Đến thời kỳ muộn, tình trạng bệnh đã phát triển và xâm lấn, di căn đến cơ quan khác. Đồng thời, chúng gây tổn thương não bộ nghiêm trọng, tiên lượng bệnh cũng rất thấp. Đây là giai đoạn rất nguy hiểm, đe dọa tính mạng cho bệnh nhân.
Biểu hiện của ung thư não ở giai đoạn cuối như sau:
U não lành tính giai đoạn cuối:
- Dấu hiệu mờ nhạt, hay lẫn với các bệnh thông thường.
- Điển hình là đau đầu, nôn mửa, hạn chế tầm nhìn.
- Khó nói, động kinh.
- Dần đánh mất cảm giác, cử động chân tay (1 bên).
- Có thể biến chứng thành u não ác tính.
U não ác tính giai đoạn cuối:
- Hiện tượng co giật hay nôn mửa diễn ra thường xuyên.
- Có thể ngừng thở.
- Rơi vào trạng thái mất ý thức, lú lẫn.
- Tứ chi rơi vào tình trạng bị liệt, khó vận động.
- Các cơn đau thắt dữ dội, cơ thể cứng ngắc.
Triệu chứng ung thư não giai đoạn cuối cực kỳ nguy hiểm; dễ tước đoạt tính mạng của người bệnh bất kể lúc nào. Do đó, ngay khi phát hiện bệnh, cần gặp bác sĩ ngay lập tức để lên phương án điều trị. Tránh để khối u tiến triển đến giai đoạn cuối sẽ khiến kết quả chữa trị không như mong muốn.
Bệnh lý | Ung thư não, u não. |
Giai đoạn | Giai đoạn 1, 2, 3 và giai đoạn cuối. |
Đối tượng | Trẻ em, người lớn, người già. |
Nguyên nhân | Giới tính, chủng tộc, tuổi, môi trường, gia đình,… |
Triệu chứng | Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, mờ mắt, động kinh,… |
Phân loại | U lành tính, ác tính; K nguyên phát, thứ cấp. |
Chẩn đoán | Chụp X-quang, điện não đồ, chụp CT, cộng hưởng từ. |
Phòng ngừa | Chế độ dinh dưỡng, môi trường, thói quen sinh hoạt. |
Điều trị | Phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, bài thuốc Đông y. |
Thực phẩm | Giàu Protein, Axit Folic, Omega-3, sắt, chất chống Oxy hóa,… |
Nên kiêng | Tiêu, ớt, rượu bia, đồ nướng, dầu mỡ,… |
Tầm soát | Ưu và nhược điểm của tầm soát ung thư não. |
Chẩn đoán bệnh ung thư não
Chẩn đoán bệnh ung thư não như thế nào? Khi có các dấu hiệu ung thư não như chóng mặt, đau đầu, suy giảm trí nhớ,…; cần đến cơ sở y tế để kiểm tra. Những phương pháp khoa học hiện đại sẽ cho kết quả chính xác về tình trạng sức khỏe người bệnh. Sau bước chẩn đoán lâm sàng, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh để làm xét nghiệm chuyên sâu; từ đó tìm nguyên nhân gây bệnh.
Cụ thể các phương pháp chẩn đoán bệnh u não như sau:
Chụp X-quang hộp sọ để chẩn đoán u não:
- Hình ảnh sau khi chụp giúp kiểm tra trạng thái vỏ não.
- Kiểm tra tình trạng tăng áp lực nội sọ, tổn thương hộp sọ.
- Theo dõi vôi hóa hố yên để chẩn đoán vị trí, kích thước u.
Phương pháp điện não đồ:
- Giúp phát hiện khối u nằm sâu ở bán cầu não.
- Theo dõi bằng các tần số giảm và biên độ chậm.
Chụp CT Scan não:
- Là cách chẩn đoán u não chính và hay được áp dụng.
- Hình ảnh cắt lớp từng tầng của não bộ.
- Chỉ ra vị trí, hình dáng, mật độ, số lượng u trong não.
- Mức độ chính xác là khoảng 90%.
Chụp cộng hưởng từ:
- Là cách bổ sung cho phương pháp chụp CT cắt lớp.
- Tìm khối u ở não và các vùng biên não.
- Xác định chúng ở trạng thái ổn định hay bị phù.
- Giúp xác định kích thước và vị trí khối u.
Chẩn đoán bệnh u não từ sớm sẽ có ý nghĩa lớn với công tác điều trị bệnh. Nhiều người đã bình phục nhờ phát hiện bệnh ung thư não ở giai đoạn đầu.
Phòng ngừa bệnh ung thư não
Phòng ngừa bệnh ung thư não như thế nào để có sức khỏe toàn diện? Một khi đã mắc bệnh u não thì ảnh hưởng của nó đến cơ thể là vô cùng nguy hiểm. Do vậy, cần có một phương pháp phòng tránh bệnh ung thư não phù hợp. Mọi người có thể tham khảo các cách để ngừa u não và áp dụng như sau:
Tránh xa các hóa chất độc hại và bức xạ:
- Gồm: người làm trong ngành hạt nhân, chế biến nhựa.
- Nhà giải phẫu học, người làm nghề ướp xác,…
Xây dựng một khẩu phần ăn hợp lý:
- Bổ sung nhiều Vitamin E, C, sắt cho cơ thể.
- Nên tăng cường Omega-3, tỏi trong khẩu phần ăn hàng ngày.
- Uống nhiều nước mỗi ngày.
Không nên nhuộm tóc quá nhiều lần trong năm:
- Các hóa chất, phẩm màu ấy làm tăng khả năng bị ung thư não.
- Chúng ảnh hưởng đến hệ thần kinh ở con người.
Hạn chế dùng điện thoại, máy tính, tiếp xúc sóng wifi:
- Các yếu tố này gây tình trạng đau đầu, căng thẳng, mệt mỏi.
- Dùng điện thoại thường xuyên làm tình trạng u não tăng lên.
Tránh xa các chất kích thích:
- Hạn chế uống bia rượu, hút thuốc lá.
- Nhằm ổn định sức khỏe và sức đề kháng.
Xây dựng lối sống, thói quen sinh hoạt lành mạnh:
- Tập luyện thể dục đều đặn khoảng 30 phút/ngày, tối thiểu 5 ngày/tuần.
- Ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya.
- Tránh làm việc căng thẳng.
Ngăn ngừa bệnh u não là bước cần thiết để bảo vệ não bộ. Các phương pháp trên đều mang lại hiệu quả tích cực, mọi người cần cố gắng thực hiện mỗi ngày.
Điều trị ung thư não
Điều trị ung thư não như thế nào? Cách chữa trị u não cần dựa vào nhiều yếu tố như: vị trí u, giai đoạn bệnh; ngoài ra còn phụ thuộc vào loại mô tế bào liên quan và sức khỏe hiện tại của bệnh nhân. Người bệnh có thể thảo luận cùng bác sĩ về lợi ích, rủi ro của từng phương pháp; sau đó đưa ra các lựa chọn phù hợp.
Dưới đây là những phương pháp điều trị u não chính:
Phẫu thuật ung thư não:
- Là phương pháp dùng cho hầu hết các ca mắc u não.
- Cắt một phần hoặc toàn bộ u, tùy độ tổn thương đến mô não.
- Mục đích: phẫu thuật mở hộp sọ để cắt bỏ khối u.
- Làm giảm sự chèn ép lên não và khối lượng u.
Hoặc:
- Cắt 1 mảnh khối u nhỏ để giải phẫu bệnh dưới kính hiển vi.
- Sau đó xác định loại tế bào bên trong khối u.
- Từ đó áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp.
- Áp dụng khi có một số khối u không thể cắt bỏ.
Phương pháp hóa trị (sử dụng hóa chất):
- Dùng thuốc để diệt tế bào gây u não.
- Có thể dùng 1 hoặc phối hợp nhiều loại thuốc với nhau.
- Thuốc thường được tiêm vào tĩnh mạch, cơ bắp hoặc uống.
- Có thể hóa trị liệu trong tủy sống (tiêm dịch vào tủy).
- Tiến hành theo từng đợt điều trị để có thời gian hồi phục.
Xạ trị ung thư não:
- Dùng tia năng lượng cao, tiêu diệt tế bào K, ngăn chúng phát triển.
- Thực hiện theo 2 cách: chiếu xạ ngoài hoặc chiếu xạ trong.
- Hay dùng để diệt mô ung thư mà phẫu thuật không thể cắt bỏ.
- Hoặc áp dụng triệt bỏ tế bào K còn sót sau khi phẫu thuật.
Chữa trị u não khi ở giai đoạn sớm sẽ có hiệu quả thành công cao. Nếu bệnh đã sang giai đoạn muộn, tiên lượng bệnh là rất thấp.
Điều trị ung thư não bằng Đông y
Điều trị ung thư não bằng Đông y là phương pháp được nhiều người lựa chọn. Nếu dùng bài thuốc Đông y sẽ đẩy lùi sự phát triển ung thư não. Đồng thời, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân, giảm thiểu tế bào K. Cụ thể các bài thuốc như sau:
Bài thuốc chữa u não thứ nhất:
- Thục địa 24g, hoài sơn và sơn thù đều 12g.
- Đan bì, bạch linh, trạch tả mỗi thứ 9g.
- Đan sâm 16g, bán liên chi 30g, kỷ tử 20g, bạch hoa xà 50g.
- Màn kinh 10g, cúc hoa và chỉ thực đều 8g.
- Sắc thuốc để uống trong ngày, chia thành 3 lần.
Bài thuốc thứ hai (Ngô công tán-rết tán bột):
- Rết một con.
- Long não (băng phiến) 0,6g.
- Đem nghiền vụn thành bột mịn và trộn đều.
- Đặt lỗ mũi sát vào mặt thuốc rồi hít vào.
- Dùng khi có triệu chứng đau đầu.
Bài thuốc thứ ba (trà hoa cúc):
- Hoa cúc mọc dại, sơn đậu căn mỗi thứ 6g.
- Khổ đinh thái 3g.
- Đun sôi với nước.
- Uống thay nước trà, mỗi ngày 3-6 lần.
Bài thuốc thứ tư chữa u não:
- Bạch đầu ông lấy 12g.
- Rượu trắng 12ml.
- Đem ngâm trong 3 tiếng.
- Cho thêm 800ml nước vào và sắc khoảng 40 phút.
- Nếu còn lại 600ml là được.
- Mỗi ngày uống từ 2-3 lần, mỗi lần 200ml.
Bài thuốc thứ năm chữa ung thư não:
- Hạnh đào nhân và bột kiều mạch đem trộn cùng nhau.
- Làm thành bánh nướng để ăn.
Chữa u não bằng Đông y đem lại hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, nên làm theo đúng chỉ dẫn để các bài thuốc phát huy tác dụng.
U não lành tính có nguy hiểm không?
U não lành tính có nguy hiểm không là vấn đề khá nhiều người quan tâm. Bệnh ung thư não lành tính có thể gặp ở mọi lứa tuổi như người lớn, trẻ em, người già; nhưng phổ biến nhất vẫn là phụ nữ lớn tuổi.
Các dấu hiệu u não lành tính giống u não ác tính, tuy nhiên mức độ nhẹ hơn rất nhiều. Thông thường, tế bào u não lành tính không di căn tới các cơ quan khác; không phát triển xâm lấn đến những mô xung quanh. Nhưng nó có thể gây vấn đề nếu khối u chèn ép vào vùng nhạy cảm của não. Dưới đây là mức độ nguy hiểm của bệnh:
- Thông thường, khả năng nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân là ít.
- Nếu để lâu ngày sẽ chèn ép mạch máu và các dây thần kinh.
- Một vài cơ quan khác trong cơ thể cũng dễ bị ảnh hưởng.
- Nếu không can thiệp sớm, có khả năng phát triển thành u ác tính.
- Lúc này, khối u sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh mạng bệnh nhân.
- Tuy nhiên, trường hợp u lành tính chuyển thành ác tính là rất hiếm.
Các phương pháp điều trị u não lành tính:
- Phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn khối u.
- Nếu khối u khuất, không thể can thiệp phẫu thuật thì phải xạ trị.
Bệnh ung thư não lành tính sẽ không hoàn toàn gây nguy hiểm cho người bệnh. Thế nhưng, mỗi người cần có biện pháp phòng ngừa cùng phương pháp điều trị bệnh phù hợp. Điều này nhằm đảm bảo sức khỏe cho chính mình và mọi người xung quanh.
Ung thư não ở trẻ em
Ung thư não ở trẻ em là vấn đề được nhiều gia đình cũng như xã hội quan tâm. Lý do bởi hiện nay, tình trạng căn bệnh u não đang ngày càng phát triển khó lường ở trẻ; nguy cơ gây tử vong cao. Trên thế giới, tỷ lệ trẻ em mắc bệnh u não khá cao, trong đó có Việt Nam. Những loại bệnh ung thư não thường gặp ở trẻ là: u tế bào hình sao, Gliomas thân não; thêm vào đó là u não màng thất, Medulloblastoma, u sọ hầu,…
Khi trẻ mắc bệnh u não sẽ có những dấu hiệu sau:
- Hội chứng tăng áp lực sọ, chèn ép khu trú,…
- Đầu to, thóp giãn, thóp phồng, giãn khớp (trẻ dưới 2 tuổi).
- Bệnh nhi rất hay bị nôn, dễ nôn.
- Bé thay đổi tính, hay khóc dỗi, ngủ gà, khó ngủ.
- Trẻ chậm tiếp thu và thiếu tập trung trong lớp học.
- Trẻ hay lơ mơ hoặc bán mê, hôn mê.
- Động tác quá tầm hoặc sai hướng.
- Đái nhạt, dậy thì chậm, lùn tuyến yên.
- Sự phát triển thể chất bất thường,…
Những trẻ nhỏ có nguy cơ mắc bệnh ung thư não gồm:
- Trẻ em có tiền sử người thân trong gia đình từng bị bệnh.
- Trẻ sống ở môi trường ô nhiễm, hóa chất độc hại.
Bệnh u não ở trẻ nhỏ vô cùng nguy hiểm; nó có thể cướp đi tính mạng của các em bất kỳ lúc nào. Bởi vậy, phụ huynh cần chú ý đến tình trạng sức khỏe của con em mình. Đưa các bé đi thăm khám định kỳ để kiểm tra sức khỏe. Từ đó, sớm phát hiện ra bệnh và có các phương pháp chữa trị phù hợp.
Điều trị ung thư não ở trẻ em
Điều trị ung thư não ở trẻ em như thế nào? Hiện nay, khoa học đã áp dụng nhiều kỹ thuật hiện đại giúp chữa bệnh u não ở trẻ nhỏ. Trước đó, có nhiều phương pháp chẩn đoán hình ảnh được đưa ra. Trong đó, quan trọng và phổ biến nhất là chụp cộng hưởng từ và chụp cắt lớp vi tính. Còn những thăm dò hình ảnh khác sẽ có giá trị gợi ý, bổ sung cho chẩn đoán.
Sau đây là một số cách trị u não ở trẻ:
Phẫu thuật điều trị u não:
- Đây là phương pháp chính được áp dụng ở trẻ.
- Mổ sẽ khó khăn do tư thế khó, cố định đầu khó.
- Dễ gây tắc mạch, thiếu khí nếu mổ ở tư thế ngồi.
Điều trị não úng thủy:
- Đây là phương pháp mổ nội soi não thất.
- Chi phí tiết kiệm, ít gây biến chứng.
- Giúp tái lập tuần hoàn nước não tủy ổn định theo sinh lý.
- Tránh sự di căn của khối u lan xuống ổ bụng.
Phương pháp xạ trị:
- Áp dụng khi trẻ bị u não loại Medulloblastoma, Germinoma.
- Cách này có thể gây ảnh hưởng đến phát triển lâu dài của trẻ.
- Nhiều trường hợp phải chờ trẻ lớn thêm mới điều trị.
Phương pháp hóa trị:
- Chỉ dùng cho trẻ có u ác tính ở mức độ cao.
Chữa trị bệnh u não ác tính ở trẻ nhỏ khá nhạy cảm. Nếu dùng hóa trị hay xạ trị, chúng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ về sau. Đôi khi, điều trị bằng hóa chất còn “ác tính” hơn khối u. Bởi vậy, cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định điều trị cho bé.
Thực phẩm cho người ung thư não
Thực phẩm cho người ung thư não là gì? Đây là vấn đề quan tâm và lo ngại của khá nhiều người. Khi xây dựng thực đơn cho người u não, cần đảm bảo đủ dinh dưỡng cũng như hợp khẩu vị.
Những thực phẩm tốt cho người bị u não được khoa học khuyến cáo sử dụng là:
Thực phẩm chứa nhiều Protein:
- Gồm: cá, cua, tôm, trứng,…
- Giúp cung cấp năng lượng, giảm cảm giác mệt mỏi.
Thực phẩm giàu chất sắt:
- Điển hình như: thịt, gan ngỗng, rau cải, bí đỏ,…
- Giúp chống suy nhược và thiếu máu.
Thực phẩm giàu Omega-3:
- Gồm: cá hồi, cá mòi, óc chó, rau màu xanh đậm,…
- Giúp chống lại ung thư, tăng khả năng miễn dịch.
Thực phẩm chứa Axit Folic:
- Mỗi ngày nên bổ sung ít nhất 400mg Axit Folic.
- Điều này giúp bệnh lây lan chậm hơn.
- Nên bổ sung Vitamin tổng hợp trong rau bina, cam, gạo, đậu,…
Bổ sung chất chống Oxy hóa:
- Điển hình như: dâu tây, nho, cam, táo, việt quất,…
- Trái cây tươi chứa hàm lượng chất chống Oxy hóa rất cao.
- Giúp ngăn ngừa và chống lại u não.
Thực phẩm dinh dưỡng cho bệnh nhân bị u não là những loại kể trên. Ngoài ra, bệnh nhân có thể bổ sung thêm Vitamin D; tuy nhiên vẫn cần tham khảo qua ý kiến của bác sĩ. Ngoài chế độ ăn uống, dùng thuốc, nên tập thể dục nhẹ nhàng; đồng thời giữ tinh thần vui vẻ lạc quan sẽ đẩy lùi bệnh tật một cách dễ dàng hơn.
Ung thư não nên kiêng gì?
Ung thư não nên kiêng gì là câu hỏi nhiều bệnh nhân đặt ra. Bên cạnh vấn đề lựa chọn chế độ ăn uống phù hợp để hỗ trợ chữa bệnh; việc bệnh nhân u não cần kiêng gì cũng rất quan trọng. Dưới đây là những loại thực phẩm mà người bị ung thư não không nên ăn:
- Tránh các món ăn gây đầy hơi, chướng bụng: đậu nấu tái, tiêu, ớt,…
- Kiêng không ăn thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, chất béo.
- Tránh các món chiên hay bánh ngọt,…
- Kiêng đồ nướng, cà phê, các thực phẩm đông lạnh, đóng hộp,…
- Không dùng những thực phẩm chứa hàm lượng đạm cao.
- Kiêng thịt chó, thịt trâu, trứng vịt lộn,…
- Không ăn đồ muối lên men: cà muối, dưa muối,…
- Không uống rượu bia, nước ngọt, hút thuốc lá.
- Kiêng đồ ăn mặn, hàm lượng muối cao.
- Hạn chế thu nạp chất phụ gia, phẩm màu độc hại trong thực phẩm.
- Tránh các thực phẩm tái sống và chưa được chế biến kỹ.
- Không bổ sung thêm Vitamin A, E, C hay Selen ở dạng thuốc.
- Tránh dùng Vitamin B12.
Bệnh u não cần tránh ăn những loại thực phẩm đã nêu. Nếu tránh được những loại thức ăn này, người bệnh sẽ có cơ hội điều trị khỏi cao hơn. Tốt nhất, nên tham khảo ý kiến chuyên gia để có được chế độ thực dưỡng phù hợp.
Có nên tầm soát ung thư não không?
Có nên tầm soát ung thư não không? U não được coi là một trong những bệnh có khả năng đe dọa lớn đến tính mạng con người. Vậy, việc tầm soát K não đều đặn để ngăn ngừa, phát hiện bệnh từ sớm có cần thiết không? Việc đánh giá các ưu, nhược điểm của tầm soát K não sau sẽ giúp bạn có câu trả lời:
Về ưu điểm của phương pháp tầm soát ung thư não:
- Giúp phát hiện sớm về các dấu hiệu của căn bệnh.
- Giúp kịp thời điều trị các tế bào K tồn tại trong khối sọ.
- Từ đó, đưa ra liệu trình kiểm soát sự di căn của khối u.
- Làm giảm tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân u não.
- Nếu được phát hiện từ sớm, khả năng điều trị lành bệnh cao.
Nhược điểm của phương pháp tầm soát ung thư não:
- Dễ gây nhầm lẫn với những biểu hiện của nhiều bệnh thần kinh khác.
- Có thể chẩn đoán quá tay, dẫn đến dùng cách điều trị nặng nề.
- Đôi lúc khiến bệnh nhân sợ hãi khi biết bệnh, giảm tuổi thọ.
- Nguy cơ xét nghiệm âm tính giả, trong khi cơ thể có bệnh.
- Khả năng kết quả xét nghiệm dương tính giả nhưng họ không mắc bệnh.
Nên sàng lọc ung thư não chính là câu trả lời của các chuyên gia y tế. Lý do bởi “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Nếu có thể phát hiện và ngăn chặn mầm mống gây bệnh; việc đảm bảo an toàn sức khỏe cho bệnh nhân sẽ cao hơn gấp nhiều lần.
Bài viết tương tự
Giời leo ở tai Pimozide Epoetin alfa Bệnh giả gout Phenindione Nấm lim xanh và tác dụng hỗ trợ chữa bệnh hiệu quảMỤC LỤC NỘI DUNG BÀI VIẾT: