Ung thư thận với nguyên nhân, triệu chứng, các giai đoạn ung thư thận. Thói quen gây bệnh, cách phòng ngừa K thận. Các phương pháp điều trị K thận bằng bài thuốc dân gian. Chế độ ăn uống, sinh hoạt cho bệnh nhân K thận. Ung thư thận di căn, ở trẻ em.
Ung thư thận là gì? Đây là thắc mắc của đông đảo bạn đọc. K thận là bệnh ung thư phổ biến ở nước ta, loại u ác tính trong mô tế bào thận. Bệnh có 5 giai đoạn phát triển, nguy hiểm nhất là giai đoạn di căn; do hút thuốc, béo phì, di truyền, tiếp xúc hóa chất,… gây ra. Bệnh chủ yếu do thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu lành mạnh. Triệu chứng bệnh: đi tiểu ra máu, sốt, giảm cân đột ngột, biến đổi về thể chất,… Có nhiều phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, thuốc dân gian,… Cần xây dựng một chế độ ăn uống, sinh hoạt cho bệnh nhân K thận theo chỉ định bác sĩ. Trẻ em rất dễ mắc phải k thận nếu gia đình có người bị bệnh hoặc bẩm sinh.
Ung thư thận là gì?
Ung thư thận là gì? Đây là câu hỏi chung của nhiều người. Ung thư thận còn có tên gọi khác là ung thư tế bào thận. Đây là bệnh có tỷ lệ mắc đứng thứ 9 ở người trưởng thành; đứng thứ 3 trong ung thư hệ tiết niệu, sau K tuyến tiền liệt và K bàng quang. Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới WHO 2018, Việt Nam có 2,400 ca mắc K thận. Trong đó, có hơn 1,300 ca tử vong, chiếm tỷ lệ trên 55%. Dưới đây là các dạng ung thư thận:
- Ung thư biểu mô tế bào thận (RCC): chiếm 90-95%.
- K biểu mô tế bào chuyển tiếp (TCC): chiếm 5-10%.
- Khối u Wilms: thường ở trẻ em, hiếm gặp ở người trưởng thành.
- Ung thư Sacôm (Sarcoma) ở thận: chiếm 1%-là dạng hiếm của K thận.
- U nguyên trung bì thận, tế bào lớn thận, u nang thận,…
- U Lympho thận, u quái, Carcinosarcoma, u nhú đảo ngược,…
K tế bào thận là loại u ác tính nguyên phát trong nhu mô thận. K thận xảy ra khi các tế bào khỏe mạnh trong thận thay đổi. Các tế bào khỏe mạnh phát triển, phân chia để giữ cho cơ thể hoạt động bình thường. Nhưng một số tế bào phát triển bất thường, gây ra sự tăng trưởng vượt khỏi tầm kiểm soát; tế bào ung thư tiếp tục phân chia, tích lũy tạo thành một khối trong thận. Từ đó hình thành nên bệnh ung thư thận. Bệnh chiếm 90% các loại u ác tính nguyên phát ở thận; thường xuất hiện ở người lớn trên 40 tuổi, với tỷ lệ nam gấp 2 lần so với nữ giới.
Ung thư thận: Căn bệnh khó chữa nhất hiện nay
Xem thêm: https://tuoitre.vn/ung-thu-than-20190517151840161.htm
Các giai đoạn ung thư thận
Các giai đoạn ung thư thận là gì? Các giai đoạn K thận dựa trên hệ thống phân loại TNM-công cụ mô tả mức độ ung thư. Các bác sĩ sử dụng kết quả từ các xét nghiệm chẩn đoán, quét để trả lời các câu hỏi:
- Khối u (T):
- Khối u nguyên phát lớn đến mức nào?
- Nằm ở đâu?
- Nút (N):
- Khối u có lan đến các hạch bạch huyết không?
- Nếu có, nằm ở đâu và bao nhiêu?
- Di căn (M):
- Ung thư có lan sang các bộ phận khác của cơ thể không?
- Nếu có, nằm ở đâu và bao nhiêu?
Giống như các bệnh ung thư khác, các khối u K khởi phát tại thận có 5 giai đoạn chính. Cụ thể như sau:
- Giai đoạn 0: tế bào K hình thành ở lớp trong của thận.
- Kích thước khối nhỏ, khó phát hiện qua hình ảnh siêu âm.
- Giai đoạn I: khối u có kích thước 7cm, chưa lây lan:
- Trong hệ thống TNM, giai đoạn 1 giống như: T1, N0, M0.
- Giai đoạn II: Khối u lớn hơn 7 cm, chỉ nằm trong thận.
- Nó không lan đến các hạch bạch huyết hoặc những cơ quan xa.
- Trong hệ thống TNM, giai đoạn 2 giống như: T2, N0, M0.
- Giai đoạn III: ung thư phát triển thành các mô:
- Khối u chỉ ảnh hưởng đến khu vực các mô nằm trong thận.
- Khối u chưa lan sang bộ phận khác của cơ thể.
- Trong hệ thống TNM: T1, N1, M0/T2, N1, M0/T3, bất kỳ N, M0.
- Giai đoạn IV: bệnh đang bắt đầu bước vào giai đoạn cuối:
- Khối u đã lan đến phổi, xương, hoặc não (giai đoạn di căn).
- Trong hệ thống TNM: T4, bất kỳ N, M0/bất kỳ T, N, M1.
Các thời kỳ phát triển bệnh ung thư tế bào thận đã được mô tả ở trên. Tùy vào vị trí, giai đoạn phát triển khối u mà bác sĩ sẽ hội chẩn; xây dựng phác đồ điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân.
Xem thêm: https://vtv.vn/benh-vien-online/cac-giai-doan-ung-thu-than-2018103015242734.htm
Nguyên nhân bệnh ung thư thận
Nguyên nhân bệnh ung thư thận là gì? Theo các bác sĩ, nguyên phát từ bộ phận khác đi theo đường máu, hệ bạch huyết tới thận; phát triển thành ung thư. Một số yếu tố nguy cơ gây bệnh có thể kể đến như sau:
- Hút thuốc lá: tăng nguy cơ mắc ung thư thận gấp 2 lần.
- Tiếp xúc hóa chất độc hại: thuốc nhuộm Aniline, kim loại nặng,…
- Thừa cân, béo phì gây thay đổi Hormon, tăng nguy cơ K thận.
- Bệnh thận giai đoạn cuối có lọc máu.
- Sử dụng thuốc giảm đau kéo dài: Paracetamol, NSAID (Ibuprofen, Aspirin),…
- Di truyền: chiếm ít hơn 5% tổng số bệnh nhân ung thư thận.
- Một số hội chứng: Von Hippel-lindau (VHL syndrome), Birt-hogg-dube, xơ cứng củ,…
Nguyên do gây bệnh K thận ngày nay vẫn đang được nghiên cứu. Ngoài ra, lạm dụng thuốc lợi tiểu, thuốc giảm đau,… cũng có nguy cơ cao hơn những người khác. Để điều trị bệnh, bác sĩ cần nghiên cứu, phân tích rõ nguyên nhân, nguồn khởi phát của khối u; từ đó xây dựng phác đồ phù hợp.
Thói quen gây ung thư thận
Thói quen gây ung thư thận là gì? Đây là câu hỏi được đông đảo bệnh nhân quan tâm. Ở Việt Nam, ung thư thận là bệnh nhiều người mắc phải. Bệnh thường gặp ở độ tuổi 50-70 và nam giới có nguy cơ mắc cao gấp 2 lần nữ giới. Đến nay chưa có nguyên nhân rõ ràng gây nên bệnh này. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, những thói quen xấu dưới đây làm tăng nguy cơ mắc ung thư thận:
- Hút thuốc lá.
- Thường xuyên tiếp xúc với Amiăng.
- Hay nhịn tiểu.
- Thường xuyên mua đồ ăn chế biến sẵn.
- Không uống đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể.
- Lạm dụng thuốc giảm đau gây suy thận.
- Lười vận động là thói quen xấu có thể gây ung thư thận.
- Thường xuyên thức khuya, sinh hoạt thất thường.
Thói quen gây bệnh ung thư tế bào thận chủ yếu đến từ ăn uống, sinh hoạt. Đó đều là những lối sống gây hại nghiêm trọng tới thận. Chúng khiến thận phải lưu trữ các chất độc hại lâu hơn, nên dễ dàng bị nhiễm độc. Do đó, để giảm nguy cơ mắc ung thư thận, cần bỏ những thói quen xấu càng sớm càng tốt.
Triệu chứng của ung thư thận
Triệu chứng của ung thư thận là gì? K thận thường gặp ở lứa tuổi 50-70, tuy nhiên hiện nay bệnh đang có xu hướng trẻ hóa. Ở giai đoạn sớm, bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng, dễ nhầm với bệnh đường tiết niệu khác. Ở những giai đoạn sau, bệnh bắt đầu có những triệu chứng lâm sàng biểu hiện rõ ràng. Dưới đây là một dấu hiệu thường gặp của bệnh ung thư thận:
- Đi tiểu ra máu.
- Đau vùng hông và lan rộng sau lưng.
- Căng cứng bụng, sờ thấy khối u vùng bụng.
- Thiếu máu, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt.
- Sốt và giảm cân đột ngột.
- Ăn không ngon.
- Một số biến đổi khác về thể chất.
- Sưng phù tĩnh mạch hoặc chân.
Các biểu hiện của bệnh K tế bào thận được kể đến ở trên. Nếu có dấu hiệu bất thường nào, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiết niệu/ung bướu để thăm khám; có hướng điều trị nhanh chóng. Tránh để bệnh chuyển hướng phức tạp, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của bản thân.
Xem thêm: https://thanhnien.vn/suc-khoe/9-dau-hieu-tiem-an-cua-benh-ung-thu-than-cho-co-lo-la-1058435.html
Chẩn đoán ung thư thận
Chẩn đoán ung thư thận như thế nào? K thận là căn bệnh đang dần phổ biến trong những năm gần đây. Theo các bác sĩ, việc chẩn đoán ung thư thận sớm có ý nghĩa cao trong việc điều trị bệnh; giúp hạn chế những biến chứng xấu của bệnh và nâng cao chất lượng sống của bệnh nhân. Dưới đây là những phương pháp chẩn đoán ung thư thận:
- Khám lâm sàng:
- Để tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng bệnh.
- Có thể chỉ định làm xét nghiệm xác định tình trạng bệnh nhân.
- Xét nghiệm máu:
- Để phát hiện những hội chứng cận ung thư.
- Các xét nghiệm sinh hóa: công thức máu, tốc độ lắng của máu,…
- Siêu âm:
- Đây là phương pháp có khả năng phát hiện bệnh cao.
- Khi siêu âm thấy tế bào K là khối đặc, âm vang kém.
- Chụp X-quang:
- Chụp hệ tiết niệu: phát hiện những thay đổi bất thường.
- Chụp niệu đồ tĩnh mạch: hiển thị hình ảnh thận, mô xung quanh.
- Chụp động mạch: phương pháp chẩn đoán ung thư thận phổ biến.
- Chụp cắt lớp CT:
- Giúp đánh giá được tính chất, mức độ xâm lấn của khối u.
- Chụp cộng hưởng từ hạt nhân:
- Giúp cho việc phân biệt khối u nang và khối u đặc.
- Phát hiện tế bào mầm, đánh giá sự xâm lấn của ung thư.
- Chụp động mạch:
- Là phương pháp đem lại kết quả chính xác cao.
- Giúp bác sĩ quan sát được khối u, theo dõi hệ động mạch.
- Có tác dụng trong hỗ trợ phẫu thuật diễn ra thuận lợi hơn.
Phát hiện bệnh K thận sớm giúp khả năng chữa khỏi bệnh cao hơn, đặc biệt trong giai đoạn đầu. Bệnh ung thư thận nếu chẩn đoán và điều trị sớm thì có thể kéo dài thời gian sống; nếu phát hiện muộn vào giai đoạn cuối, tỷ lệ tử vong rất cao.
Các phương pháp điều trị ung thư thận
Các phương pháp điều trị ung thư thận có hiệu quả không? Đây là câu hỏi chung của rất nhiều bệnh nhân. Ung thư thận là căn bệnh đang dần trở nên phổ biến trong những năm gần đây; với số lượng các ca bệnh được phát hiện tăng khoảng 2-3% một năm. Vậy, điều trị ung thư thận bằng những phương pháp nào sẽ đem lại hiệu quả tốt cho người bệnh? Dưới đây là những cách điều trị K thận hiện nay:
Phương pháp điều trị ung thư thận tại chỗ:
- Là phương pháp điều trị ung thư thận phổ biến nhất.
- Bác sĩ tiến hành thực hiện phẫu thuật cắt bỏ thận.
- Một số trường hợp chỉ cắt bỏ một phần thận có khối u.
- Có thể kết hợp phương pháp xạ trị sau phẫu thuật.
Phương pháp điều trị ung thư thận toàn thân:
- Phẫu thuật, thuyên tắc động mạch là phương pháp điều trị tại chỗ.
- Sử dụng liệu pháp sinh học: tăng cường khả năng kháng ung thư.
- Liệu pháp bức xạ năng lượng cao diệt tế bào ung thư.
- Hóa trị: sử dụng thuốc tiêu diệt tế bào K trong cơ thể.
- Liệu pháp Hormone: áp dụng cho bệnh nhân K thận giai đoạn muộn.
Các cách điều trị K thận phụ thuộc vào giai đoạn, tình trạng sức khoẻ, độ tuổi của bệnh nhân. Bác sĩ sẽ lập kế hoạch điều trị phù hợp với từng người bệnh. Thông thường, bệnh nhân ung thư thận thường được điều trị bởi một đội ngũ các chuyên gia; trong đó có bác sĩ chuyên khoa tiết niệu, bác sĩ ung thư và bác sĩ tia xạ ung thư.
Điều trị ung thư thận – kiến thức quan trọng bệnh nhân cần biết
Chữa ung thư thận bằng bài thuốc dân gian
Chữa ung thư thận bằng bài thuốc dân gian như thế nào? Bên cạnh phương pháp điều trị K thận bằng phẫu thuật, xạ trị hoặc hóa trị; hiện nay nhiều người tìm đến một vài bài thuốc chữa ung thư tế bào thận bằng Đông y. Dưới đây là những bài thuốc dân gian hỗ trợ điều trị K thận hiệu quả:
Bài thuốc dương hòa thang hợp với ý dĩ phụ tử chữa ung thư thận:
- Sinh hoàng kỳ: 30g, pháo phụ tử: 10g, ý nhân: 30g.
- Bại tương thảo, bạch thược, sinh cam thảo, mỗi vị 20g.
- Thục địa: 60g, lộc giác sương: 30g, bạch giới tử: 6g.
- Ma hoàng: 3g, nhục quế: 3g, pháo khương: 6g.
- Thực hiện: sắc lấy nước uống trong ngày, mỗi ngày 1 thang.
- Dùng cho vết thương phẫu thuật u thận ác tính lâu ngày.
Thuốc nước sắc hạt-lệ-giáp thang trị K thận:
- 15g mẫu lệ, 12g xuyên sơn giáp, 6g toàn hạt, 6g thanh bì.
- 4,5g mộc hương; ngũ linh chi, đào nhân, hạnh nhân, mỗi vị 9g.
- Sắc lấy nước uống.
Chữa ung thư tế bào thận từ bài thuốc viên “Kháng nham ất hoàn”:
- 60g hoàng độc, 60g thảo hà xa, 120g sơn đậu căn.
- Bại tương thảo, bạch tiên bì, hạ khô thảo, mỗi vị 120g.
- Tất cả đem nghiền thành bột, luyện với mật thành viên hoàn.
- Mỗi viên nặng 6g, mỗi lần uống 1-2 viên, ngày 3 lần uống.
Điều trị K tế bào thận bằng thuốc dân gian hỗ trợ quá trình chữa bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, phương pháp này không giúp chữa bệnh hoàn toàn. Chúng giúp người bệnh có sức đề kháng tốt hơn, ăn uống cảm thấy ngon hơn; giảm đi được những đau đơn do bệnh gây ra. Ngoài ra, chữa ung thư thận bằng Đông y có thể giúp kích thước khối u thu nhỏ hơn. Để đạt hiệu quả chữa trị cao nhất, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Phòng ngừa bệnh ung thư thận
Phòng ngừa bệnh ung thư thận như thế nào? Một lối sống, lối sinh hoạt, ăn uống lành mạnh giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư thận; bạn nên bắt đầu thực hiện những thay đổi trong lối sống như sau:
- Không hút thuốc, hạn chế rượu, bia và chất kích thích, nước ngọt.
- Luyện tập thể thao, duy trì cân nặng theo chỉ số BMI.
- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, uống đủ nước.
- Vận động, luyện tập thể dục thường xuyên và đều đặn.
- Nên làm các xét nghiệm sàng lọc ung thư.
- Theo dõi sau điều trị bằng khám lâm sàng, cận lâm sàng.
Các cách ngăn ngừa K tế bào thận hiệu quả đã được liệt kê ở trên. Ung thư thận dễ mắc và có nguy cơ tử vong cao; bạn nên tầm soát ung thư, chú ý đến những biểu hiện khác thường để phát hiện bệnh sớm. Bên cạnh đó, thái độ sống lạc quan, tích cực cũng góp phần tạo nên một cơ thể khỏe mạnh. Vì vậy, một chế độ sống lành mạnh, vận động hợp lý giúp phòng tránh nhiều bệnh, bao gồm K.
Chế độ sinh hoạt phù hợp cho bệnh ung thư thận
Chế độ sinh hoạt phù hợp cho bệnh ung thư thận là gì? Những thói quen sinh hoạt dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến của ung thư thận:
- Gọi cho bác sĩ nếu bạn bị sốt sau khi phẫu thuật.
- Liên hệ bác sĩ nếu có nước chảy ra từ vết mổ.
- Có một chế độ ăn uống lành mạnh.
- Tập thể dục đều đặn.
- Ngủ đủ giấc.
- Dành một khoảng thời gian cho bản thân mỗi ngày.
- Bạn có thể nghe nhạc, đọc sách,… để giảm stress.
Thói quen hàng ngày cho bệnh nhân ung thư tế bào thận cần hết sức lưu ý. Nếu gặp vấn đề sức khỏe nào, hãy đến tham khảo ý kiến bác sĩ để được thăm khám; tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Tên bệnh | Ung thư thận. |
Nguyên nhân | Hút thuốc, di truyền, thừa cân, tiếp cúc hóa chất,… |
Triệu chứng | Đi tiểu ra máu, sốt, sụt cân, ăn không ngon,… |
Phòng ngừa | Không hút thuốc, luyện tập thể thao,… |
Chẩn đoán | Khám lâm sàng, xét nghiệm máu, siêu âm,… |
Điều trị | Hóa trị, xạ trị, phẫu thuật, thuốc dân gian,… |
Chế độ | Chế độ ăn uống, sinh hoạt cho bệnh nhân K thận. |
Chế độ ăn uống cho bệnh nhân ung thư thận
Chế độ ăn uống cho bệnh nhân ung thư thận như thế nào? Theo thống kê hàng năm, nước ta có khoảng 150,000 bệnh nhân chết vì ung thư; khoảng 80% bị sụt cân và 30% chết vì suy kiệt trước khi qua đời do khối u. Tuy nhiên, rất ít khi người bệnh được đề cập đến chế độ dinh dưỡng thế nào cho hợp lý. Dưới đây là một số lời khuyên về dinh dưỡng cho những bệnh nhân ung thư thận:
- Cần tăng cường chất bột đường: mật ong, khoai lang, bột sắn dây,…
- Chất béo: nên sử dụng 30-35g/ngày.
- Chất đạm: có nguồn gốc từ động vật như cá, trứng, sữa,…
- Các loại rau quả ngọt, hàm lượng Kali thấp.
- Bệnh nhân nên kiêng dưa, cà, mắm tôm, cá mắm, rượu, bia,…
- Nên hạn chế muối, mì chính, dùng 1 thìa nước mắm mỗi ngày.
- Uống nước đun sôi để nguội, nước rau luộc, hoa quả (cam, quýt).
- Lượng nước uống mỗi ngày bằng lượng nước tiểu cộng thêm 200-300ml.
- Thực phẩm hạn chế: chất béo, nội tạng động vật,…
Dinh dưỡng cho bệnh nhân K thận cần đảm bảo thực phẩm thuộc nhóm chất đạm, Vitamin, khoáng chất,… Tuy nhiên, đối với mỗi bệnh sẽ được áp dụng một chế độ ăn uống riêng. Mặc dù chế độ ăn uống không có tác dụng điều trị bệnh; nhưng nó đóng vai trò quan trọng trong việc giúp phục hồi, tăng cường sức khoẻ, chống chọi bệnh tật.
Ung thư thận ở trẻ em
Ung thư thận ở trẻ em có tên khác là u nguyên bào thận, u Wilms, K bào thai thận. Trẻ mắc K thận có thể mắc hội chứng Down, không có mống mắt, dị vật đường tiết niệu-sinh dục. Bệnh thường xảy ra ở một thận, đôi khi có thể được tìm thấy trong cả hai quả thận.
Các yếu tố nguy cơ ung thư thận ở trẻ em:
- Bé gái thường hay mắc u nguyên bào thận hơn bé trai.
- Chủng tộc da đen có nguy cơ mắc u nguyên bào thận cao.
- Tiền sử gia đình có khối u nguyên bào thận.
- Ung thư thận thường xảy ra ở trẻ có bất thường bẩm sinh.
Triệu chứng u nguyên bào thận ở trẻ em:
- Sờ nắn vào vùng thận thấy khối u.
- Bụng to, nhất là vùng hố thận.
- Trẻ bị đau bụng, sốt, nôn, đôi khi có tăng huyết áp.
- Hội chứng thiếu máu, có thể có tiểu tiện ra máu.
Chẩn đoán K tế bào thận ở trẻ nhỏ:
- Siêu âm thấy có khối rắn.
- Chụp đường niệu qua tĩnh mạch.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT Scanner).
Điều trị K thận ở trẻ em theo y học hiện đại:
- Phẫu thuật cắt thận, lấy sinh thiết cơ quan nghi ngờ di căn.
- Xạ trị.
- Đa hóa trị: Vincistin, Doxorubicin, Actinomycin D.
U nguyên bào thận ở trẻ nhỏ xảy ra khi DNA lỗi phát triển, phân chia không kiểm soát; vẫn sống khi các tế bào khác chết và tạo thành một khối u. Trong khối u nguyên bào thận (u Wilms), quá trình này xảy ra tại các tế bào thận. Trong một số ít trường mắc bệnh, các lỗi trong DNA được di truyền từ cha mẹ cho con. Đây là loại ung thư hiếm gặp, cách điều trị cũng rất khó khăn. Tốt nhất là có sự phối hợp giữa Đông y và Tây y để đem lại hiệu quả cao.
Ung thư thận di căn
Ung thư thận di căn là quá trình K thận lây lan đến các bộ phận khác của cơ thể. Nó xảy ra theo một trong ba cách dưới đây:
- Tế bào K lan vào các mô xung quanh khối u trong thận.
- Ung thư di chuyển từ thận vào hệ thống bạch huyết.
- Các tế bào K thận xâm nhập vào máu.
Triệu chứng của ung thư tế bào thận di căn:
- Máu trong nước tiểu.
- Đau một bên lưng dưới.
- Cục ở phía sau hoặc bên.
- Giảm cân.
- Mệt mỏi.
- Sốt.
- Sưng mắt cá chân.
- Đổ mồ hôi đêm.
Điều trị ung thư thận di căn:
- Phẫu thuật.
- Liệu pháp miễn dịch và hóa trị.
Ung thư tế bào thận di căn vô cùng nguy hiểm. Phương hướng điều trị K thận di căn hiện nay đang hướng tới phương pháp miễn dịch, Hormone. Nhìn chung, điều trị ung thư thận hiện nay có nhiều tiến bộ và khả quan. Vì vậy, phát hiện chẩn đoán bệnh sớm là nhân tố quyết định tới kết quả điều trị K thận.
Bài viết tương tự
Fluomizin® Nấm lim xanh có chất gì và nấm lim xanh tên gọi khác là gì? Oralzin® Ung thư xoang Nấm lim xanh có tác dụng gì cho sức khỏe địa chỉ bán nấm lim? Bán nấm lim xanh ở Bắc Kạn và uống nấm lim xanh có tác dụng gì?MỤC LỤC NỘI DUNG BÀI VIẾT: