Ung thư vòm họng và nguyên nhân, triệu chứng K vòm họng giai đoạn cuối. Cách phòng ngừa, chẩn đoán, điều trị K vòm họng nhờ Đông y. Thực phẩm mà người bị K vòm họng nên kiêng. Khám tầm soát ung thư vòm họng ở Hà Nội. Phân biệt K vòm họng, viêm họng.
Ung thư vòm họng là bệnh nguy hiểm cho tính mạng con người. Nguyên nhân gây bệnh K vòm họng do nhiều yếu tố khác nhau. Triệu chứng ung thư vòm họng giai đoạn cuối rất rõ ràng và dễ nhận biết. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa thể phân biệt được K vòm họng với viêm họng hạt. Để yên tâm, cần có biện pháp phòng ngừa nhằm chẩn đoán bệnh ung thư vòm họng kịp thời. Người dân có thể đi khám tầm soát K vòm họng tại các bệnh viện ở Hà Nội. Khi phát hiện bệnh, cần có phương pháp điều trị ung thư vòm họng phù hợp. Người bệnh có thể lựa chọn cách chữa K vòm họng bằng bài thuốc Đông y. Ngoài ra, hãy bổ sung thực phẩm có lợi cho bệnh nhân ung thư vòm họng; nên kiêng rượu bia, dầu mỡ,…
Ung thư vòm họng
Ung thư vòm họng là một thuật ngữ chung; dùng để chỉ các khối u được phát triển ở trong cổ họng, amidan hoặc thanh quản. Bệnh này hình thành ở hầu họng ống rỗng (đoạn chạy từ sau mũi tới đỉnh khí quản); hay xảy ra tại phần trên của họng (phía sau mũi). Chúng xuất phát từ những tế bào biểu mô ở vùng này và có sự tăng trưởng vượt kiểm soát. Sau đó sẽ lan rộng đến những cấu trúc xung quanh và hạch vùng cổ.
Hầu hết bệnh K vòm họng là dạng ung thư biểu mô tế bào vảy. Những loại ung thư vòm họng ít gặp khác là K tuyến nước bọt nhỏ. Bệnh thường được phân theo 3 loại như sau:
- Ung thư vòm họng:
- Hình thành tại phần trên ở cổ họng, phía sau mũi.
- Loại ung thư Oropharynx:
- Hình thành trên phần giữa của cổ họng và phía sau miệng.
- Ung thư thôi miên:
- Hình thành tại phần dưới cổ họng, bên trên thanh quản hay hộp thoại.
K vòm họng là căn bệnh ung thư rất nguy hiểm. Đây cũng là dạng bệnh hiếm gặp của ung thư ở vùng đầu cổ. Tuy nhiên hiện nay, căn bệnh này đang có xu hướng phát triển mạnh hơn ở Đông Nam Á; Việt Nam cũng không phải là nước ngoại lệ. Tỷ lệ số ca ung thư vòm họng tại Việt Nam khoảng 12%, khá cao so với bệnh K khác. Trong đó, 70% bệnh nhân K vòm họng được phát hiện khi bệnh ở giai đoạn cuối.
Các giai đoạn ung thư vòm họng
Các giai đoạn ung thư vòm họng là gì? Việc phát hiện giai đoạn bệnh là khá khó khăn. Lý do bởi rất khó để khám vùng mũi họng, trong khi đó triệu chứng lại giống vài bệnh khác. Tế bào K có thể di căn tới nhiều bộ phận khác thông qua mô, hệ bạch huyết và máu.
Bệnh K vòm họng gồm có 4 giai đoạn. Nếu giai đoạn càng sớm thì khả năng di căn đến các cơ quan khác sẽ càng thấp. Cụ thể như sau:
Giai đoạn 1 của ung thư vòm họng:
- Khối u nhỏ và chỉ giới hạn ở trong vòm họng.
- Kích thước dưới 2,5cm.
- Thường bắt đầu từ dây thanh âm, tiến vào thanh quản.
Giai đoạn 2 của ung thư vòm họng:
- Đây vẫn được coi là giai đoạn đầu của bệnh.
- Kích thước khối u đã tăng lên từ 5-6cm.
Giai đoạn 3 của ung thư vòm họng:
- Lúc này, khối u đã lớn hơn nhiều.
- Tế bào ung thư lan tràn đến các khu vực khác.
- Giai đoạn này, các triệu chứng rõ ràng, không thể khắc phục.
- Tùy thuộc kích thước khối u, có thể chữa trị bằng ngoại khoa.
Giai đoạn 4 của ung thư vòm họng:
- Khối u có kích thước rất lớn.
- Chúng liên quan đến vùng nội sọ.
- Lan đến môi hay miệng và phá hủy các hạch bạch huyết.
- Khối u đã xâm lấn và đang bắt đầu di căn.
Những thời kỳ phát triển bệnh K vòm họng gây ra nhiều biến đổi xấu cho cơ thể. Do đó, cần thăm khám thường xuyên để được chẩn đoán, điều trị trong từng giai đoạn bệnh.
Nguyên nhân gây ung thư vòm họng
Nguyên nhân gây ung thư vòm họng đến từ đâu? Hiện nay, khoa học chưa đưa ra được khẳng định về nguyên do gây nên bệnh K vòm họng. Tuy nhiên, nhiều ý kiến chuyên gia đã chỉ ra vài yếu tố nguy cơ mắc căn bệnh này. Trong đó, việc hút thuốc lá đóng một vai trò quan trọng, chiếm khoảng 80% trường hợp ung thư. Cụ thể các yếu tố nguy cơ như sau:
- Thói quen hút thuốc hay ngửi nhiều khói thuốc lá.
- Tiêu thụ quá nhiều bia, rượu, các chất kích thích có hại.
- Vấn đề vệ sinh răng miệng kém.
- Ăn quá nhiều loại thịt đỏ, thịt mặn.
- Sự tăng trưởng mô bất bình thường trong cơ thể.
- Nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 5 lần so với nữ.
- Tuổi tác: hầu hết trường hợp đều xảy ra với người trên 60 tuổi.
- Tiếp xúc với hóa chất: Amiăng, khói Niken, Axit Sunfuric.
Căn nguyên gây ra bệnh K vòm họng đến từ nhiều yếu tố tác động khác nhau. Ngoài ra, K vòm họng còn liên quan đến một vài loại nhiễm trùng. Trong đó có Papillomavirus (HPV) ở người. Đây là một loại virus có thể lây truyền qua đường tình dục.
Ung thư vòm họng cũng có những liên quan đến nhiều loại ung thư khác. Nhiều người được chẩn đoán là mắc bệnh K vòm họng, K phổi, ung thư thực quản; hoặc là ung thư bàng quang cùng lúc. Điều này có thể là vì các bệnh ung thư này có nhiều yếu tố nguy cơ giống nhau.
Triệu chứng ung thư vòm họng
Triệu chứng ung thư vòm họng như thế nào? Bệnh thường có biểu hiện tại họng khiến mọi người nhầm lẫn với nhiều bệnh lý về đường hô hấp. Từ đó dẫn đến chủ quan, khi phát hiện ra thì đã đến giai đoạn muộn, diễn biến nhanh chóng.
Dưới đây là một số biểu hiện bệnh nhân ung thư vòm họng gặp phải:
Chảy máu cam:
- Bệnh nhân có thể chảy máu mũi ở 1 bên.
- Trong chất nhầy ở mũi dính máu nhưng không nhiều.
Triệu chứng nghẹt mũi:
- Nghẹt mũi là một biểu hiện ở giai đoạn đầu.
- Người bệnh thường bị tắc nghẹt 1 bên mũi.
- Khi khối u phát triển to lên, tình trạng sẽ ngày càng nghiêm trọng.
- Có thể là bị nghẹt cả 2 bên mũi.
Ù tai, thính giác kém:
- Hiện tượng này thường xuyên xảy ra ở bệnh nhân K vòm họng.
Tình trạng đau đầu:
- Có khoảng 70% người bệnh có triệu chứng này.
- Thường biểu hiện ở việc đau nửa đầu.
- Giai đoạn đầu, vị trí đau thường không cố định hay liên tục.
Xuất hiện khối u ở phần cổ:
- Số lượng khối u khi di căn xuống phần cổ không nhiều.
- Các khối u không đè nén hay gây đau đớn.
- Tính hoạt động kém ở giai đoạn đầu.
Triệu chứng về dây thần kinh sọ:
- Tê mặt, nhìn đôi, bị mờ tầm nhìn.
- Mí mắt sụp xuống là biểu hiện thường gặp của bệnh.
Biểu hiện của bệnh K vòm họng thường mờ nhạt, không rõ ràng. Nếu có bất kỳ biểu hiện lạ nào, cần đến ngay bệnh viện để thăm khám.
Biểu hiện ung thư vòm họng giai đoạn cuối
Biểu hiện ung thư vòm họng giai đoạn cuối như thế nào là điều nhiều người thắc mắc. Dưới đây là những dấu hiệu lâm sàng của bệnh K vòm họng giai đoạn muộn:
Các cơn đau đầu dữ dội:
- Thường bị đau nửa đầu dữ dội.
- Khối u càng phát triển, cơn đau càng rõ và thường xuyên hơn.
- Có thể đau từng cơn và xuất hiện đột ngột.
- Dùng thuốc giảm đau nhưng không thấy thuyên giảm nhiều.
Thay đổi giọng nói và khó khăn khi nuốt:
- Nói khó hơn, khàn tiếng.
- Nuốt vướng hay nuốt đau.
Ù tai liên tục, nghe kém đi nhiều:
- Nhiều trường hợp bị nặng nên có biểu hiện điếc.
- Soi tai dễ thấy viêm tai có mủ với mùi hôi khó chịu.
Ngạt mũi, chảy nhầy mũi liên tục:
- Trình trạng nhầy mũi kèm chảy máu ngày càng tăng.
- Xuất hiện mủ và một vài tổ chức bị hoại tử.
Nổi hạch rõ thấy:
- Hay gặp nhất là hạch ở góc hàm và hạch cổ.
- Ban đầu hạch thường nhỏ, chắc và không đau.
- Sau dần, hạch tăng về kích thước, chèn ép các vùng xung quanh.
- Đau, chảy mủ, vài tổ chức bị hoại tử, có mùi hôi.
Tình trạng tổn thương các dây thần kinh sọ não tăng:
- Điển hình như liệt, tê bì nửa mặt.
- Biểu hiện lác mắt, liệt cơ,…
Biểu hiện di căn:
- Khối u ác tính lan tràn và di căn đến nhiều bộ phận.
- Ví dụ: gây ung thư hạch, phổi,…
Triệu chứng K vòm họng giai đoạn cuối thường xảy ra cùng bên với nhau. Nếu điều trị không đúng sẽ khiến bệnh tiến triển rất nhanh, giảm tuổi thọ, nguy cơ tử vong sớm.
Alo bác sĩ: nhận biết ung thư vòm họng
Phòng ngừa bệnh ung thư vòm họng
Phòng ngừa bệnh ung thư vòm họng luôn là vấn đề cần thiết đối với mọi đối tượng. Dưới đây là các điểm cần lưu ý để ngăn ngừa K vòm họng đơn giản và hiệu quả:
Luôn duy trì với chế độ ăn uống phù hợp:
- Nên bổ sung thực phẩm giàu khoáng chất và Vitamin.
- Chú ý cân bằng, đa dạng hóa thức ăn, cung cấp đủ dưỡng chất.
Bỏ thói quen dùng đồ ăn, uống khi còn quá nóng:
- Ví dụ: trà, cà phê, canh, soup,…
- Thực phẩm quá nóng gây nguy cơ ung thư tăng gấp đôi bình thường.
Tránh dùng các chất kích thích gây ung thư:
- Chất này có trong đồ uống có cồn, rượu bia,…
- Không dùng chất này giúp giảm 1/2 nguy cơ mắc K vòm họng.
- Đồng thời, tránh được nguy cơ mắc ung thư phổi, thực quản, thận,…
Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao điều độ:
- Vận động bằng các bài tập nhẹ nhàng mỗi ngày khoảng 30 phút.
- Nên chọn cách đi bộ nhanh, bơi lội, chạy, đạp xe,…
- Nên kết hợp cùng chế độ làm việc và sinh hoạt hợp lý.
- Điều này giúp cơ thể thoải mái, giải tỏa stress, đốt cháy mỡ thừa,…
Sớm điều trị các bệnh về tai, mũi, họng:
- Điều trị sớm giúp giảm thiểu nguy cơ phát triển thành K vòm họng.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ:
- Nên đi khám sức khỏe thường xuyên, tối thiểu 6 tháng/lần.
- Nên tầm soát ung thư tối thiểu 6 tháng/lần.
Ngăn ngừa bệnh K vòm họng là phương pháp đơn giản để tránh mắc phải căn bệnh ác tính này. Ngoài ra, nếu có bất kỳ biểu hiện nghi ngờ nào, cần nhanh chóng đi khám bệnh ngay.
Bệnh lý | Ung thư vòm họng. |
Giai đoạn | 4 giai đoạn bệnh, điển hình là giai đoạn cuối. |
Nguyên nhân | Hút thuốc, uống rượu, tuổi tác, giới tính, môi trường,… |
Triệu chứng | Chảy máu cam, ho ra máu, nghẹt mũi, ù tai,… |
Phòng ngừa | Chế độ ăn uống, tập luyện,… |
Chẩn đoán | Nội soi, sinh thiết họng, xét nghiệm,… |
Điều trị | Phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, châm cứu,… |
Bài thuốc | Lá đu đủ, trinh nữ hoàng cung, tỏi,… |
Thực phẩm | Nước ép hoa quả, cháo, soup, canh, ngũ cốc,… |
Nên kiêng | Thịt đỏ, rượu bia, đồ lên men, muối, dầu mỡ,… |
Phân biệt | Phân biệt ung thư vòm họng và viêm họng hạt. |
Tầm soát | Khám nội tổng quát, nội soi tai mũi họng,… |
Địa chỉ | Các bệnh viện tại Hà Nội khám tầm soát K. |
Phương pháp chẩn đoán ung thư vòm họng
Phương pháp chẩn đoán ung thư vòm họng thường được áp dụng khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh. Trước khi bắt đầu điều trị, các bác sĩ cũng cần chẩn đoán loại K vòm họng mắc phải. Đây chính là bước quan trọng đầu tiên trong việc thiết lập kế hoạch điều trị tốt nhất.
Ung thư vòm họng sẽ được chẩn đoán nhờ một số xét nghiệm bao gồm:
Nội soi:
- Giúp nhìn rõ hơn về vấn đề ở cổ họng.
- Bác sĩ thường lấy 1 mẫu mô từ cổ họng.
- Sau đó sẽ kiểm tra mẫu ung thư.
Sinh thiết họng:
- Đây là bước đầu tiên để chẩn đoán ung thư vòm họng.
- Tùy thuộc vị trí khối u để lấy mô sinh thiết phù hợp.
Chẩn đoán hình ảnh:
- Thực hiện chụp X-quang cổ họng.
- Có thể quét chụp cắt lớp vi tính (CT).
- Chụp cộng hưởng từ (MRI) hay Panorex.
- Chụp cắt lớp phát xạ Positron (PET), X-ray.
- Mục đích: cung cấp thêm chi tiết các mô.
- Biểu hiện mức độ lan sâu rộng của các tế bào ung thư.
Xét nghiệm:
- Kiểm tra Virus Epstein-Barr (EBV).
- Kiểm tra thính giác.
Phương thức chẩn đoán K vòm họng đem lại kết quả tương đối chính xác. Đây là hình thức được áp dụng phổ biến tại các bệnh viện trên toàn quốc. Do đó, nếu bạn đang có những nghi ngờ về căn bệnh này; cần liên hệ và đặt lịch với cơ sở thăm khám để được chẩn đoán bệnh kịp thời.
Phương pháp điều trị ung thư vòm họng
Phương pháp điều trị ung thư vòm họng ra sao? Cách chữa trị K vòm họng cần dựa vào nhiều yếu tố như: vị trí, giai đoạn bệnh; ngoài ra còn phụ thuộc vào loại tế bào liên quan và sức khỏe hiện tại của bệnh nhân. Người bệnh có thể thảo luận cùng bác sĩ về lợi ích, rủi ro của từng phương pháp; sau đó đưa ra các lựa chọn phù hợp.
Dưới đây là những phương pháp điều trị chính:
Phương pháp phẫu thuật:
- Phẫu thuật nội soi khi u giới hạn trong cổ họng, dây thanh âm.
- Phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ thanh quản.
- Mổ cắt bỏ một phần cổ họng, về sau tái tạo lại cổ họng.
- Phẫu thuật cắt bỏ các Lympho ung thư (mổ bóc tách cổ).
- Lưu ý: phẫu thuật có thể gây chảy máu, nhiễm trùng, khó nuốt.
Phương pháp hóa trị:
- Dùng hóa chất để diệt các tế bào ung thư vòm họng.
- Tiêm qua tĩnh mạch hoặc dạng thuốc viên.
- Có thể được kết hợp cùng xạ trị.
Phương pháp xạ trị:
- Dùng chùm tia năng lượng cao như tia X, chùm Proton.
- Mục đích: tiêu diệt tế bào ung thư.
Điều trị bằng thuốc:
- Dùng thuốc tây chữa K vòm họng.
- Điển hình: thuốc Cetuximab (Erbitux).
- Tận dụng điểm yếu của tế bào ung thư, kìm hãm chúng phát triển.
Phương pháp điều trị thay thế:
- Châm cứu.
- Kỹ thuật thư giãn.
- Vật lý trị liệu.
- Thiền.
Chữa trị K máu là vấn đề cấp thiết của mỗi bệnh nhân. Tuy nhiên, việc này thường gây ra một vài biến chứng cho cơ thể. Vì vậy, các chuyên gia sẽ sử dụng một số giải pháp khác lấy lại khả năng nuốt, nói chuyện.
Ung thư vòm họng thì chữa như thế nào?
Phương pháp chữa ung thư vòm họng bằng Đông y
Phương pháp chữa ung thư vòm họng bằng Đông y có hiệu quả không? Nếu áp dụng cách này sẽ giúp đẩy lùi sự phát triển ung thư. Đồng thời giúp kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân, giảm thiểu tối đa lượng tế bào ung thư. Cụ thể:
Bài thuốc chữa K vòm họng từ lá đu đủ:
- Chọn lá đu đủ tươi, sạch, không sâu bệnh.
- Rửa sạch với nước muối, cắt nhỏ, phơi khô.
- Sao vàng để không bị nấm mốc rồi hạ thổ.
- Hãm lá đu đủ (lượng phù hợp) với nước.
- Uống hàng ngày thay nước lọc.
- Hoặc chọn lá đu đủ non rồi ăn sống hàng ngày với ít muối.
Lá trinh nữ hoàng cung chữa ung thư vòm họng:
- Lấy 1/3 lá trinh nữ tươi, 3g rễ cây dằng xay.
- Rửa sạch, nhai với muối hàng ngày sau bữa ăn.
- Hoặc lá tươi (khô) sắc với nước, chia 3 lần uống sau ăn.
- Tránh uống khi đói vì có thể gây buồn nôn.
- Uống 20-25 ngày rồi nghỉ 10 ngày, sau đó lại uống tiếp.
Sử dụng tỏi chữa ung thư vòm họng:
- Nhai tỏi tươi hàng ngày trước khi ăn sáng hoặc sau bữa tối.
- Hoặc ngâm tỏi với rượu 45 độ trong 10 ngày để uống.
- Nên bổ sung tỏi vào bữa ăn hàng ngày.
- Lưu ý: không nên dùng quá 20g tỏi/ngày.
- Không dùng tỏi đã mọc mầm hay bị nấm mốc.
Cách chữa bệnh K vòm họng bằng Đông y được nhiều người lựa chọn. Những bài thuốc này chỉ mang tính chất tham khảo. Bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn phù hợp với tình trạng bệnh.
Thực phẩm cho người bị ung thư vòm họng
Thực phẩm cho người bị ung thư vòm họng như thế nào? Đây là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Người bị K vòm họng thường khó ăn uống, đau khi nuốt, nghẹn,… Có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, năng lượng cần thiết sẽ góp phần tăng thể chất; giúp vượt qua tác dụng phụ của những đợt điều trị bệnh. Cụ thể chế độ thực dưỡng như sau:
- Các loại thực phẩm chế biến ở dạng mềm lỏng: cháo, súp, canh,…
- Các loại nước ép trái cây ít hàm lượng Axit.
- Ví dụ: nước ép dưa hấu, đu đủ,…
- Các loại thịt mềm: thịt gia cầm không da, cá, thịt bò thăn, trứng,…
- Rau xanh cung cấp chất xơ: súp lơ xanh, rau ngót, cải ngọt,…
- Các loại ngũ cốc tinh chế, phô mai tốt cho bệnh K vòm họng.
Ngoài ra, có thể lựa chọn những loại thực phẩm phù hợp theo từng triệu chứng khác nhau như:
- Khản giọng: ăn củ cải, ngân hạnh, quả lê, quả mơ,…
- Khó nuốt: dùng hoa bách hợp, ăn hạnh nhân, nhân quả hồ đào.
- Khạc ra máu: sử dụng bột của sen, cây kim châm,…
Nguyên tắc lựa chọn thực phẩm:
- Chọn những đồ ăn thanh đạm giúp tránh viêm loét, thanh nhiệt giải độc.
- Dùng món nhẹ, dễ tiêu hóa.
- Chọn thức ăn giàu dinh dưỡng, đặc biệt là Vitamin, Protein.
- Nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần trong ngày.
Thực phẩm cho bệnh nhân K vòm họng là những loại phổ biến, dễ mua và sử dụng. Bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý, việc điều trị bệnh sẽ trở nên dễ dàng, thuận lợi hơn nhiều.
Ung thư vòm họng cần kiêng gì?
Ung thư vòm họng cần kiêng gì là câu hỏi của nhiều người đặt ra. Bên cạnh các thực phẩm dinh dưỡng cũng có những loại làm cản trở quá trình điều trị bệnh. Thậm chí, một số loại thức ăn, thức uống còn khiến bệnh tình trở nên trầm trọng hơn. Do vậy, bệnh nhân K vòm họng cần tránh những thực phẩm sau:
- Tránh những loại nước ép rau củ quả có hàm lượng Axit cao.
- Ví dụ: nước ép rau diếp cá, cam, cà chua, chanh,…
- Các thực phẩm tái sống và chưa được chế biến kỹ.
- Hạn chế sử dụng thịt đỏ, thịt chó,…
- Kiêng món ăn và gia vị cay nồng, đồ ăn nhanh.
- Hạn chế thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn nóng.
- Tránh thực phẩm nhiều đường.
- Kiêng đồ ăn mặn, hàm lượng muối cao.
- Không sử dụng thuốc lá hay rượu bia, chất kích thích.
- Hạn chế thực phẩm lên men, đồ uống có ga, cà phê.
- Hạn chế thu nạp chất phụ gia, phẩm màu độc hại trong thực phẩm.
- Không ăn những loại thịt hun khói, thịt muối.
Bệnh K vòm họng cần kiêng các loại thực phẩm trên. Nếu tránh được những loại thức ăn này, người bệnh sẽ có cơ hội điều trị khỏi cao hơn. Tốt nhất, nên tham khảo ý kiến chuyên gia để có được chế độ thực dưỡng phù hợp.
Phân biệt ung thư vòm họng và viêm họng hạt
Phân biệt ung thư vòm họng và viêm họng hạt như thế nào? Do 2 loại bệnh này thường có triệu chứng gần giống nhau nên mọi người thường bị nhầm lẫn. Bởi vậy, họ thường xem nhẹ biểu hiện xấu của cơ thể và không có cách chữa trị phù hợp.
Mọi người có thể tham khảo cách phân biệt bệnh K vòm họng với viêm họng hạt như sau:
Về bản chất của bệnh:
- Ung thư vòm họng:
- Là bệnh lý ác tính.
- Tốc độ phát triển bệnh nhanh hơn.
- Dễ gây tử vong.
- Bệnh viêm họng hạt:
- Là bệnh lành tính, chỉ gây khó chịu cho người bệnh.
- Không để lại các hậu quả nghiêm trọng như ung thư.
Về dấu hiệu nhận biết bệnh:
- Ung thư vòm họng:
- Đau họng ngắn ngày, thường khó nuốt.
- Giọng nói bị thay đổi nhiều.
- Ho khan thường kéo dài.
- Có hiện tượng bị chảy máu cam, có mủ ở mũi.
- Nổi hạch ở cổ.
- Có cảm giác bị nghẹn ở cổ, nuốt sặc.
- Viêm họng hạt:
- Đau khi nuốt nước bọt và thức ăn.
- Ngứa rát cổ họng hay khô họng.
- Luôn có cảm giác đờm trong cổ, cần khạc để tống đờm ra ngoài.
- Người bệnh sẽ không bị sốt.
Về thời gian chữa bệnh:
- Ung thư vòm họng:
- Thường phải trị trong thời gian dài, tốn tiền của.
- Nếu phát hiện sớm, có thể chữa khỏi được bệnh.
- Khi ở giai đoạn muộn, chỉ có thể kéo dài sự sống cho người bệnh.
- Bệnh viêm họng hạt:
- Thời gian điều trị nhanh chóng.
- Cách chữa khá đơn giản, có thể khỏi bệnh hoàn toàn.
- Không bị ảnh hưởng quá nhiều tới sức khỏe.
Phân biệt bệnh K vòm họng với viêm họng hạt là kiến thức cần thiết cho mỗi người. Từ đó, giúp bản thân chúng ta có ý thức phòng ngừa, phát hiện sớm để trị bệnh kịp thời.
Khám tầm soát ung thư vòm họng như thế nào?
Khám tầm soát ung thư vòm họng như thế nào? Đây là vấn đề được nhiều người thắc mắc. Thông thường, các chuyên gia y tế sẽ khuyến cáo người dân nên thực hiện tầm soát K định kỳ. Việc này giúp phát hiện những bất thường và yếu tố tiền ung thư. Đây cũng là bước quan trọng để thực hiện việc chẩn đoán bệnh tiếp theo.
Người dân khi đăng ký gói tầm soát ung thư vòm họng thì sẽ được thăm khám theo quy trình:
Khám nội tổng quát và khám cổ:
- Đo chiều cao, cân nặng.
- Khám tim mạch, đo mạch, hô hấp và tiêu hóa,…
- Khám cổ để phát hiện u tuyến giáp hay hạch cổ.
- Phát hiện huyết áp cao để ngừa biến chứng về sau.
- Điển hình là đột quỵ, nhồi máu cơ tim,…
Nội soi tai mũi họng:
- Phát hiện những bệnh lý về thanh quản, tai mũi họng, viêm xoang.
- Hoặc viêm thanh quản, Polyp mũi xoang, hạt xơ dây thanh, viêm amidan,…
- Chẩn đoán ung thư.
Xét nghiệm SCC:
- Nhằm phát hiện sớm bệnh ung thư ở vùng đầu, mặt, cổ.
Siêu âm vùng cổ:
- Giúp phát hiện sớm khối u ở vùng hạch cổ và tuyến giáp.
- Sinh thiết vòm họng (nếu được bác sĩ chỉ định).
Khám tầm soát K vòm họng là việc cần thiết. Để yên tâm về sức khỏe của bản thân, nên đi tầm soát ung thư 6 tháng/lần. Nếu phát hiện được từ sớm thì tiên lượng bệnh sẽ khả quan. Ở giai đoạn đầu, tỷ lệ sống trên 5 năm lên tới 70%; có nhiều trường hợp cũng được chữa khỏi hoàn toàn.
Khám tầm soát ung thư vòm họng tại Hà Nội
Khám tầm soát ung thư vòm họng tại Hà Nội thì đến đâu? Đây là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Hiện nay, những bệnh viện có chuyên khoa Tai Mũi Họng thì đều có thể khám tầm soát bệnh. Tuy nhiên, để kết quả thăm khám được chính xác, nên đến những đơn vị chuyên sâu tai mũi họng. Dưới đây là thông tin cung cấp về các địa chỉ khám tầm soát ung thư vòm họng hiệu quả; bạn đọc có thể tham khảo để chọn địa điểm phù hợp:
- Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương:
- Địa chỉ: 78 đường Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội.
- Bệnh viện Trung ương Quân đội 108:
- Địa chỉ: số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Bệnh viện đa khoa An Việt:
- Địa chỉ: số 1E Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội.
- Bệnh viện đa khoa 16A Hà Đông:
- Địa chỉ: lô 150 khu giãn dân, Phúc La, Hà Đông, Hà Nội.
- Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec:
- Địa chỉ: số 458 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Bệnh viện K Trung ương:
- Cơ sở 1: số 43 Quán Sứ, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
- Cơ sở 2: Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội.
- Cơ sở 3: số 30 đường Cầu Bươu, Thanh Trì, Hà Nội.
- Bệnh viện ung bướu Hưng Việt:
- Địa chỉ: số 34 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Bệnh viện Bạch Mai:
- Địa chỉ: 78 đường Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.
Khám tầm soát K vòm họng ở Hà Nội nên đến các địa chỉ đã cung cấp ở trên. Đây đều là các bệnh viện uy tín, đầy đủ trang thiết bị, kỹ thuật hiện đại; giúp việc tầm soát bệnh trở nên dễ dàng và chính xác hơn.
Xem thêm: https://kinhtenongthon.com.vn/cach-phan-biet-viem-hong-va-ung-thu-vom-hong/
Bài viết tương tự
Diclofenac Etidronate Phân tích nhiễm sắc thể đồ Diazoxide Epinephrine Uống nấm lim xanh như thế nào cách sơ chế nấm lim xanh tươi khôMỤC LỤC NỘI DUNG BÀI VIẾT: