Ung thư xương và nguyên nhân, triệu chứng, các giai đoạn K xương nguyên phát. Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị K xương ở trẻ bằng bài thuốc Đông y. Thực đơn hỗ trợ chữa ung thư di căn xương. K xương kiêng ăn gì? Đối tượng dễ mắc K xương.
Ung thư xương tuy là căn bệnh hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm đến tính mạng; đặc biệt là K xương nguyên phát. Bệnh ung thư xương có thể xảy ra ở bất kỳ ai. Hiện khoa học chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh; nhưng mọi người có thể chủ động phòng ngừa nguy cơ mắc ung thư xương. Từng giai đoạn sẽ có những biểu hiện ung thư xương khác nhau. Hãy đến bệnh viện kiểm tra để chẩn đoán, điều trị K xương và ung thư di căn xương. Nhất là việc điều trị ung thư xương ở trẻ thì không được chậm trễ. Bệnh nhân có thể chữa K xương bằng các bài thuốc Đông y. Cùng với đó là áp dụng chế độ dinh dưỡng hỗ trợ điều trị K xương. Khi bị ung thư xương, nên kiêng ăn đồ dầu mỡ, rượu bia,…
Ung thư xương
Ung thư xương là sự xuất hiện từ một khối u ác tính có trong xương. Lúc này, các tế bào ung thư tăng trưởng và cạnh tranh với mô xương lành. Điều này có thể đe dọa tới tính mạng của người bệnh. Đây là ung thư liên kết (Sarcoma); xuất phát từ 3 loại: tế bào tạo xương, tế bào tạo sụn và tế bào mô liên kết của xương. Ung thư xương bao gồm dạng nguyên phát (khối u xuất phát từ xương); thứ cấp (do di căn từ cơ quan khác đến như vú, phổi,…).
Có một số loại ung thư xương thường gặp như sau:
Sarcoma xương:
- Loại bệnh này xuất hiện tại mô dạng xương.
- Mô dạng xương thường có cấu trúc gần giống như xương.
- Tuy nhiên, mô dạng xương có lượng khoáng chất ít hơn.
- Vị trí xảy ra bệnh: thường là ở đầu gối hoặc cánh tay.
Sarcoma sụn:
- Đây được gọi là ung thư xương ở mô sụn.
- Sụn bao gồm nhiều mô đàn hồi, trơn láng.
- Các mô giúp chủ yếu xuất hiện ở vị trí xương chậu, đùi, vai.
Ung thư xương mang tính chất gia đình Ewing Sarcoma (ESFTs):
- Loại ung thư này thường hiện diện ở xương.
- Hoặc cũng có thể xảy ra ở mô mềm.
- Mô mềm gồm: mô mỡ, cơ, mạch máu, mô sợi, mô nâng đỡ khác.
- Thường xuất hiện chỗ dọc xương sống và xương chậu.
- Có thể xảy ra ở cẳng chân, cánh tay.
K xương là căn bệnh hiếm gặp so với các loại ung thư khác. Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm của căn bệnh này là không hề nhỏ. Cũng nhiều trường hợp, K xương không phải là u ác tính mà là lành tính.
Xem thêm: https://suckhoedoisong.vn/bac-si-canh-bao-u-xuong-lanh-co-the-chuyen-thanh-ac-tinh-n165430.html
Ung thư xương nguyên phát
Ung thư xương nguyên phát là gì? Bệnh K xương nguyên phát bắt nguồn từ tế bào sụn, tế bào tạo xương; cùng đó là tế bào liên kết của mô xương. Những tế bào này có sự phân chia và phát triển, tạo nên khối u ác tính trong xương. Các tế bào này có khả năng xâm lấn đến nhiều mô xung quanh; di căn đến những cơ quan xa trong cơ thể.
Ung thư xương nguyên phát hay xuất hiện tại các vị trí:
- Xương chày.
- Xương đùi.
- Đầu trên xương cánh tay.
- Đầu dưới xương quay.
Các loại ung thư xương nguyên phát bao gồm:
Ung thư Sarcoma Ewing:
- Tế bào ung thư khác với Sarcoma thường gặp.
- Bệnh này gây ảnh hưởng đến khoảng 1/1.000.000 người mỗi năm.
- Thường gặp ở người trẻ tuổi (10-20 tuổi).
- Ảnh hưởng nhiều nhất tới hông (xương chậu), xương dài ở chân.
- Có thể ảnh hưởng đến mô mềm xung quanh xương.
Ung thư Sarcoma sụn:
- Có thể phát sinh từ tế bào tạo sụn, xương, bề mặt xương.
- Hay xảy ra ở người từ 30-60 tuổi.
- Ảnh hưởng lên xương bả vai, quai chậu, xương sườn, xương chân, tay.
Các loại ung thư xương khác:
- Sarcoma mạch máu.
- Sarcoma cơ trơn.
- U ác tính mô bào.
- U nguyên sống.
K xương nguyên phát rất khó tìm được nguyên nhân gây ra bệnh. Chúng có thể liên quan đến sự thay đổi bên trong xương của quá trình phát triển. Triển vọng điều trị thành công cũng phụ thuộc vào từng giai đoạn bệnh.
Các giai đoạn phát triển của bệnh ung thư xương
Các giai đoạn phát triển của bệnh ung thư xương như thế nào? Từng thời kỳ ung thư xương diễn ra dựa trên mức độ phát triển hay lây lan của nó. Cụ thể, bệnh ung thư xương có 4 giai đoạn tiến triển như sau:
Giai đoạn I của ung thư xương:
- Bao gồm các tế bào cấp thấp.
- Ung thư chỉ phát triển trong xương.
- Chưa lan sang những khu vực khác của cơ thể.
- Theo xét nghiệm sinh thiết, giai đoạn này thuộc cấp độ nhẹ.
Giai đoạn II của ung thư xương:
- Lúc này, tình trạng bệnh ở cấp độ trung bình.
- Khối u phát triển với mức giới hạn ở trong xương.
- Ung thư chưa lan ra các hạch bạch huyết xung quanh.
- Chưa xâm lấn các vị trí khác trong cơ thể.
- Ở giai đoạn II, bệnh vẫn có tiên lượng điều trị tương đối tốt.
Giai đoạn III của bệnh K xương:
- Tế bào K xuất hiện tại 2 hay nhiều vị trí khác nhau.
- Các vị trí này nằm trên cùng một xương.
- Khối u đã lan ra bề mặt của xương.
- Chưa phát triển hay xâm lấn đến những hạch bạch huyết xung quanh xương.
- Chưa lan đến các mô lân cận.
Giai đoạn IV của bệnh ung thư xương:
- Ung thư đã lan rộng từ xương đến hạch bạch huyết, mạch máu lớn.
- Di căn đến gan, não, phổi,…
- Cạnh tranh khốc liệt với tế bào khỏe mạnh bình thường, gây đau đớn.
Những thời kỳ phát triển K xương có tiên lượng bệnh khác nhau. Trong đó, tỷ lệ sống trên 5 năm ở giai đoạn đầu là 80%; đến giai đoạn cuối chỉ còn khoảng 20-50%.
Nguyên nhân gây ung thư xương
Nguyên nhân gây ung thư xương xuất phát từ đâu? K xương đa phần là dạng thứ phát; khởi điểm từ các tế bào ung thư của cơ quan khác trong cơ thể và di căn tới. Chỉ có ít trường hợp là mắc ung thư xương nguyên phát.
Hiện nay, khoa học vẫn chưa khẳng định chắc chắn về nguyên nhân gây bệnh ung thư xương. Tuy nhiên có một số yếu tố gây nguy cơ mắc bệnh K xương nguyên phát như sau:
- Mắc bệnh Paget xương gây tổn thương tế bào xương.
- Bức xạ Ion hóa: tiếp xúc nhiều tia Ion hóa khi xạ trị.
- Từ nhỏ đã tiếp xúc nhiều với bức xạ năng lượng cao.
- Tác động, va chạm mạnh khiến xương bị chấn thương.
- Bị rối loại gen ức chế ung thư (P53).
- Người bị chấn thương mãn tính tại đầu dưới xương đùi.
- Đối tượng bị chấn thương mãn tính ở đầu trên xương chày.
- Trẻ em bị loạn sản xơ hay chồi xương sụn.
- Hội chứng gen di truyền:
- Bao gồm hội chứng Fraumeni, u nguyên bào võng mạc di truyền.
- Hội chứng Li-Fraumeni, Rothmund-Thomson.
- Gia đình có người mắc bệnh này thì khả năng nhiễm sẽ cao.
Nguyên do gây ung thư xương là bởi một lỗi trong DNA khiến tế bào lớn lên; phân chia khó kiểm soát. Bệnh hay xuất phát từ đầu dưới của xương (nơi tổ chức xương mới được hình thành khi phát triển). Các vị trí diễn ra K xương phổ biến nhất là tay, chân, đặc biệt là ở quanh khớp gối.
Những ai dễ bị ung thư xương?
Những ai dễ bị ung thư xương? Loại bệnh K xương này chỉ chiếm dưới 1% trong số những căn bệnh về ung thư khác. Những đối tượng mắc bệnh bao gồm cả người già lẫn trẻ nhỏ, trung niên. Tuy nhiên vào từng độ tuổi thì sẽ có nguy cơ mắc dạng ung thư xương khác nhau. Cụ thể là:
Loại bệnh Sarcoma xương:
- Hay gặp ở người từ 10-19 tuổi.
- Có thể xảy ra ở đối tượng trên 40 tuổi.
- Các đối tượng này có tình trạng giống như bệnh Paget.
Bệnh Sarcoma sụn:
- Hay xảy ra ở những người lớn tuổi.
- Thường sẽ xuất hiện ở người ngoài tuổi 40.
Bệnh ESFTs:
- Gặp ở hầu hết trẻ em.
- Xuất hiện ở đối tượng dưới 19 tuổi.
- Thường gặp nhiều ở nam giới hơn là nữ giới.
Ai cũng có thể mắc bệnh K xương. Tuy nhiên, bệnh chủ yếu diễn ra ở lứa tuổi đang phát triển; rất hiếm gặp với trẻ dưới 5 tuổi. Ngoài ra, đối với những người phải thường xuyên hóa-xạ trị khi chữa bệnh khác; thì việc dùng hóa chất cũng có thể là tiền tố gây ung thư xương. Bởi vậy, mọi người cần có những kiến thức đầy đủ về căn bệnh này. Từ đó có biện pháp phòng ngừa ung thư xương hiệu quả.
Triệu chứng ung thư xương
Triệu chứng ung thư xương như thế nào là vấn đề nhiều người quan tâm. K xương có những dấu hiệu rất mờ nhạt, nhất là ở giai đoạn đầu. Điều này khiến người bệnh rất khó nhận biết. Giống như nhiều loại bệnh ung thư khác, K xương thường có một số biểu hiện như sau:
- Cảm giác đau xương.
- Xương yếu đi.
- Đi lại khó khăn hơn.
- Đau mỏi chân, tay, nhất là những người đã qua tuổi 30.
- Các chi yếu đi và tê liệt hay đau nhói.
- Khối u gây chèn ép lên tủy sống và rễ thần kinh.
- Cảm giác thấy có một vùng xương ấm hơn.
Khi bệnh ung thư xương bắt đầu tiến triển nặng; cơ thể sẽ xuất hiện thêm nhiều triệu chứng rõ ràng hơn. Cụ thể như:
- Mệt mỏi, căng thẳng và nhanh có cảm giác kiệt sức.
- Cảm giác chán ăn, sút cân.
- Toát mồ hồi bất thường.
- Có thể xuất hiện hạch ngoại vi.
- Hiện tượng táo bón, nôn ói.
- Sốt cao dài ngày và không rõ nguyên nhân.
- Có thể lú lẫn.
- Da bị xanh tái, nhợt nhạt.
- Dễ xuất huyết dưới da.
- Dễ bị nhiễm trùng vì vi khuẩn và vết thương lâu lành.
- Khu vực xương bị sưng lên, dễ gãy.
Biểu hiện K xương có thể còn nhiều dấu hiệu khác chưa được đề cập. Nếu có bất kỳ dấu triệu chứng nào kể trên hay có câu hỏi khác, hãy đến gặp bác sĩ. Mỗi bệnh nhân sẽ có những tình trạng sức khỏe, cơ địa khác nhau. Vì thế, bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ để có giải pháp tốt nhất cho mình.
Triệu chứng sớm của căn bệnh ung thư xương
Phương pháp chẩn đoán ung thư xương
Phương pháp chẩn đoán ung thư xương được thực hiện như thế nào? Đầu tiên, các bác sĩ sẽ hỏi thăm tình trạng của bạn cũng như bệnh sử của gia đình. Nếu có nghi ngờ bị K xương, bác sĩ sẽ thực hiện khám lâm sàng cùng xét nghiệm chẩn đoán. Những loại xét nghiệm thường dùng để tìm ra bệnh ung thư xương gồm có:
Chụp X-quang:
- Phương pháp này cung cấp hình ảnh bất thường của xương.
- Phát hiện xương không lành lặn hay có lỗ trong xương hoặc khối u.
- Sau đó là làm sinh thiết xác định có bị ung thư xương không.
Xạ hình xương:
- Dùng 1 chất phóng xạ để tiêm vào mạch máu.
- Chất này di chuyển và được gắn vào xương.
- Nó giúp chụp lại hình ảnh xương nhờ máy xạ hình.
- Các bác sĩ có thể chẩn đoán từ đánh giá hình ảnh xạ hình.
Chụp cắt lớp (CT Scan):
- Tạo hình ảnh bằng cách dùng nhiều tia X với các góc khác nhau.
- Hình ảnh CT Scan sẽ cung cấp thông tin rõ hơn X-quang.
Chụp cộng hưởng từ (MRI):
- Sử dụng nam châm mạnh để kết nối với máy tính.
Chụp Positron cắt lớp (PET):
- Lượng nhỏ Glucose phóng xạ sẽ được tiêm vào mạch máu.
Chọn mẫu sinh thiết:
- Dùng kim loại cắm vào xương rồi lấy mẫu tế bào.
- Kiểm tra dưới kính hiển vi.
Sinh thiết mở:
- Dùng dao mổ để lấy mô từ khối u rồi kiểm tra.
Cách chẩn đoán phát hiện bệnh K xương bằng kỹ thuật khoa học hiện đại được áp dụng phổ biến. Mọi người có thể đến các bệnh viện uy tín để thăm khám sức khỏe giúp phát hiện bệnh sớm.
Phòng ngừa bệnh ung thư xương
Phòng ngừa bệnh ung thư xương là vấn đề cần thiết để bảo vệ sức khỏe. Hiện tại, y học vẫn chưa đưa ra được phương pháp phòng ngừa K xương đặc hiệu. Tuy nhiên, một số biện pháp có thể giúp giảm thiểu nguy cơ gây bệnh. Cụ thể như:
- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh:
- Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết: Vitamin, Canxi, Sắt, khoáng chất,…
- Ăn nhiều trái cây và rau xanh.
- Hạn chế các thức ăn, đồ uống có hại.
- Không dùng đồ có cồn, chất kích thích.
- Duy trì một lối sống khỏe mạnh:
- Tập thể dục thể thao thường xuyên.
- Có thể tập yoga, thiền, chạy bộ,…
- Giữ thái độ tích cực để giảm căng thẳng, stress.
- Tránh tiếp xúc lâu dài với ánh nắng mặt trời mạnh.
- Không tiếp xúc với tia phóng xạ hay các hóa chất độc hại.
- Thăm khám dự phòng:
- Đi kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần nhằm phát hiện bệnh sớm.
- Kiểm tra tiền sử bệnh tật của người thân trong gia đình.
- Nếu người thân từng bị K xương, cần tầm soát ung thư ngay.
Ngăn ngừa bệnh K xương là điều hoàn toàn có thể làm được. Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh này thì cần phải chú ý nhiều hơn. Đặc biệt, vấn đề tham gia sàng lọc ung thư vốn đang được giới y học khuyến khích sử dụng. Người dân hãy chủ động chăm sóc sức khỏe của chính bản thân mình khi còn sớm.
Bệnh lý | Ung thư xương. |
Giai đoạn | 4 giai đoạn phát triển của ung thư xương. |
Phân loại | Ung thư nguyên phát, di căn xương. |
Nguyên nhân | Rối loạn gen, bức xạ, chấn thương xương,… |
Triệu chứng | Đau xương khớp, sưng, nổi hạch, sốt, xương giòn,… |
Đối tượng | Trẻ em, người già, trung niên. |
Chẩn đoán | Chụp X-quang, xạ hình xương, chụp cắt lớp, sinh thiết,… |
Điều trị | Phẫu thuật, hóa-xạ trị, cắt lạnh, bài thuốc Đông y,… |
Phòng ngừa | Chế độ ăn uống và sinh hoạt, thăm khám dự phòng. |
Dinh dưỡng | Calo, Vitamin, Canxi, sắt, kẽm, tinh bột, chất xơ,… |
Nên kiêng | Đường, chất béo no, rượu bia, đồ nướng,… |
Điều trị ung thư xương
Điều trị ung thư xương ra sao? Nhiều người khi mắc bệnh thì thường rất lo lắng và không biết K xương có chữa được hay không. Trên thực tế, bệnh hoàn toàn có thể chữa được nếu phát hiện, điều trị kịp thời. K xương được chữa trị theo nhiều cách hay kết hợp các phương thức với nhau để đạt hiệu quả. Cụ thể bao gồm:
Phương pháp phẫu thuật:
- Nhằm cắt bỏ khối u, đây là phương pháp điều trị triệt căn.
- Nguyên tắc: lấy hết tổn thương, cắt tổ chức bị xâm lấn rộng.
- Nếu không thể bảo tồn xương, buộc phải cắt cụt chi.
- Mất nhiều thời gian để phục hồi sau khi mổ.
Phương pháp hóa trị:
- Sử dụng thuốc nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư.
- Có thể thực hiện trước phẫu thuật để co nhỏ khối u.
- Hoặc điều trị sau phẫu thuật để tiêu diệt tế bào K còn sót.
- Giúp ngăn chặn bệnh tái phát.
Phương pháp xạ trị:
- Dùng tia xạ năng lượng cao làm tế bào K tổn thương.
- Có thể xạ trị để chống gãy xương.
- Tuy nhiên, bệnh Sarcoma Ewing tương đối nhạy cảm, không dùng xạ trị.
Phương pháp cắt lạnh:
- Tế bào ung thư sẽ được làm đông lạnh nhờ dung dịch Nitơ.
- Những tế bào này sẽ chết đi sau một khoảng thời gian.
- Kỹ thuật này đôi lúc có thể thay thế cho phẫu thuật quy ước.
Chữa trị K xương không quá khó khăn và phức tạp như các bệnh ung thư khác. Với nhiều kỹ thuật ngoại khoa tiên tiến, hiện đại; bệnh có thể được chữa lành, nhất là ở giai đoạn đầu.
Mỹ chữa trị thành công ung thư xương từ vi rút sởi
Điều trị ung thư xương bằng bài thuốc Đông y
Điều trị ung thư xương bằng bài thuốc Đông y như thế nào là câu hỏi của nhiều bệnh nhân. Phương pháp trị K máu từ Đông y sẽ có công dụng đẩy lùi sự phát triển ung thư. Đồng thời giúp kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân, giảm thiểu tối đa lượng tế bào ung thư.
Bệnh nhân K xương có thể áp dụng các bài thuốc sau đây:
Bài thuốc thứ nhất:
- Bán liên, trần bì, hài nhi sâm, do nhục mỗi thứ 15g.
- Miết giáp 16g, hoa xà thiệt thảo 80g, bạch thược 50g.
- Trạch tả, sinh nam tinh, thục địa, sinh địa đều 20g.
- Sa sâm và đan bì đều 30g,…
- Đem bỏ vào ấm đất và đun với 1 lít nước sạch.
- Đun lửa nhỏ và sắc cạn còn khoảng 300ml thì ngừng lại.
- Uống ngày 1 thang và dùng liên tục trong 3 tháng.
Bài thuốc thứ hai (Ngũ giáp kháng nam nhất hiệu tán):
- Tam thất 40g, xuyên sơn giáp chu khoảng 30g.
- Toàn yết, nhân sâm đều 20g.
- 20 con ngô công (rết) và xạ hương 3g.
- Đem các vị thuốc để tán nhuyễn.
- Nặn thành 60 viên, ngày uống 2 lần sáng, tối.
Bài thuốc thứ ba:
- Chuẩn bị thiên ma 9g với 1 quả trứng vịt.
- Nghiền nát thiên ma cho thành bột mịn.
- Trứng vịt ngâm trong nước muối 7 ngày.
- Sau đó lấy trứng ra, đâm 1 lỗ nhỏ.
- Bỏ bớt lòng trắng ra ngoài.
- Cho đủ bột thiên ma nghiền nhỏ vào bên trong.
- Quấy bột mì cùng với nước thành hồ loãng.
- Đặt quả trứng đã nhồi thiên ma vào giữa, hầm cho chín.
- Mỗi sáng ăn 1 quả trứng thuốc.
Chữa K xương bằng thuốc Đông y là cách được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, vẫn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả trị bệnh.
Ung thư di căn xương
Ung thư di căn xương có dấu hiệu như thế nào? Theo các nghiên cứu trên thế giới thì tỷ lệ K di căn xương chiếm khoảng 30-85%; chúng tùy theo từng loại ung thư nguyên phát và các giai đoạn bệnh. Ung thư di căn xương thường có các biểu hiện muộn, không đặc hiệu. Đến giai đoạn sau này thì người bệnh mới phát hiện ra.
Hầu như, bất kỳ loại bệnh K nào cũng có thể lây lan tới xương. Trong đó, những bệnh ung thư dễ có khả năng di căn đến xương nhất gồm:
- Bệnh ung thư vú.
- Ung thư phổi.
- Bệnh K thận.
- Bệnh K hạch.
- Ung thư tuyến tiền liệt.
- Đa u tủy.
- Ung thư tuyến giáp.
Biểu hiện lâm sàng của ung thư di căn xương thường là:
- Đau xương khớp.
- Bị chèn ép thần kinh và chèn ép tủy.
- Bị gãy xương bệnh lý,…
Cơ chế gây đau của bệnh ung thư di căn xương:
- Khiến căng màng xương tại chỗ.
- Tăng chèn ép gây nên tăng áp lực nội sọ hoặc hành tuỷ.
- Khối u chèn ép, xâm lấn và lan toả ra tổ chức xung quanh.
- Gây phá huỷ xương hay gãy xương bệnh lý.
- Kích thích đầu mút tận cùng của thần kinh tại xương.
- Các chất kích thích gồm: Prostaglandin, Kinin, Bradykinin,…
Bệnh K di căn xương rất nguy hiểm. Hơn 2/3 số người bị ung thư có biểu hiện đau đớn dữ dội, dai dẳng, kéo dài. Tình trạng ấy sẽ tăng dần nếu không được chữa trị. Vấn đề đặt ra với nhiều nhà ung thư học lâm sàng là phát hiện sớm, đánh giá giai đoạn. Từ đó, giúp tiên lượng bệnh để vạch ra phác đồ chữa trị hợp lý.
Điều trị ung thư di căn xương
Điều trị ung thư di căn xương là phương pháp cần thực hiện; nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe bệnh nhân. Tuy nhiên, hầu hết di căn xương sẽ không thể chữa khỏi được. Vấn đề chữa trị bệnh lúc này thường là để giảm bớt các triệu chứng.
Phương pháp điều trị được sử dụng sẽ tùy thuộc vào mỗi loại ung thư chính gây ra. Những yếu tố khác bao gồm:
- Xương bị ung thư di căn.
- Tổn thương đến xương.
- Các cách điều trị đã từng thực hiện trước đây.
- Tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
Những phương pháp chữa trị giúp giảm đau trong di căn xương:
Xạ trị:
- Có thể là xạ trị đơn lẻ hoặc kết hợp cùng phương pháp khác.
Dược phẩm phóng xạ:
- Dùng thuốc chứa nguyên tố phóng xạ và tiêm vào cơ thể.
- Chúng di chuyển vào xương bị di căn, giết tế bào K.
- Tác dụng phụ: có thể gây thiếu máu.
Phương pháp tiêu mòn:
- Dùng cây kim đâm trực tiếp đến khối u.
- Giúp tiêu diệt khối u nhờ nhiệt, lạnh, dòng điện, rượu.
Siêu âm tập trung hướng dẫn bằng MRI:
- Là thủ thuật không gây xâm lấn.
- Dùng năng lượng tiêu diệt dây thần kinh chỗ khối u.
- Áp dụng khi không thể xạ trị bằng bức xạ.
Bisphosphonates (Aredia và Zometa)hoặc Denosumab (Xgeva):
- Đây là thuốc tiêm tĩnh mạch (IV).
- Giúp giảm lượng Canxi máu cao hay gãy xương.
Phẫu thuật:
- Thực hiện khi tổn thương nghiêm trọng.
- Dùng 1 thanh nẹp để hỗ trợ xương, giảm áp lực lên tủy.
Tiêm xi măng xương:
- Giúp hỗ trợ tăng cường xương, ngừa gãy xương.
Chữa K di căn xương có khả năng đem lại hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, nên thận trọng với những tác dụng phụ mà chúng có thể gây ra.
Ung thư xương ở trẻ em
Ung thư xương ở trẻ em là một căn bệnh nguy hiểm, khó điều trị. Bệnh này gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của các em. Do vậy mà bậc phụ huynh cần chủ động nhận biết; để có các biện pháp phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh cho con em của mình.
Đặc điểm của căn bệnh này ở trẻ như sau:
- Bệnh K xương hiếm gặp ở trẻ dưới 5 tuổi.
- Ung thư xương thường xuất hiện ở trẻ từ 13-15 tuổi.
- Đây là thời kỳ cơ thể phát triển hoàn thiện các cơ quan.
- Khung xương sinh trưởng dài thêm, rất dễ gặp khối u tại đây.
- Dạng K xương thường gặp ở trẻ nhất: Sarcoma xương.
- Dạng này chiếm 5% tổng số ca mắc ung thư ở trẻ.
- Thường gặp ở bé trai là chủ yếu (gấp đôi so với bé nữ).
- 80% là bệnh nằm ở vị trí khớp (khớp vai, khớp gối, chân tay).
Nguyên nhân gây ra nguy cơ mắc bệnh ung thư xương ở trẻ nhỏ:
- Do rối loạn di truyền.
- Điều này ảnh hưởng tới quá trình phân bào, tạo gen biến dị.
- Trẻ mắc bệnh lý khác về xương: chồi xương sụn, loạn sản xơ.
- Trẻ bị mắc u nguyên bào võng mạc di truyền.
- Những trẻ đã từng điều trị các bệnh khác bằng hóa trị, xạ trị.
Dấu hiệu khi trẻ bị ung thư xương:
- Cánh tay, chân, khớp gối của trẻ sưng đau theo đợt.
- Trẻ bị căng cứng cơ xương, nhất là về ban đêm khi ngủ.
- Có khối u hồng, ấm hơn vùng da khác.
- Trẻ sốt cao, biếng ăn, còi cọc chậm lớn.
- Biểu hiện đi tập tễnh, dễ ngã.
K xương ở trẻ nhỏ là bệnh không thể xem nhẹ. Cần chú ý đến các dấu hiệu và các vị trí biểu hiện trên cơ thể bé; từ đó có biện pháp xử lý kịp thời.
Người bị ung thư xương nên ăn gì?
Người bị ung thư xương nên ăn gì? Các phương pháp điều trị K xương có thể gây đau đớn, buồn nôn cho người bệnh. Điều này làm sự thèm ăn bị ảnh hưởng, dần dần mất cảm giác ngon miệng. Người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm và dưỡng chất sau:
Thu nạp đầy đủ Calo:
- Đây là yếu tố quan trọng đặc biệt cho người K xương.
- Bổ sung mỗi ngày khoảng 1.885-2.175 đơn vị Calo.
Bổ sung đầy đủ chất đạm:
- Giúp cung cấp đủ Axit Amin cân đối đạm động-thực vật.
- Nên dùng thịt màu trắng (thịt gia cầm), thịt lợn nạc.
- Ăn thêm cua, tôm, các loại hải sản khác (bổ sung Vitamin, vi chất).
- Trứng cũng rất giàu đạm.
Bổ sung chất béo:
- Bằng cách ăn thịt nạc, sữa tách béo.
- Thực phẩm cần chế biến ở dạng luộc, hấp.
- Ăn thêm cá để bổ sung Omega-3, chất béo có lợi.
Ăn nhiều tinh bột:
- Nên sử dụng các loại củ, ngũ cốc nguyên hạt.
Dùng các thực phẩm giàu chất xơ:
- Giúp bảo vệ hệ miễn dịch, ức chế sự phát triển tế bào K.
- Điển hình: lòng đỏ trứng gà,…
- Các loại rau: rau ngót, bắp cải, rau rền, cần tây, súp lơ,…
- Củ quả: cà rốt, ngô, ớt, khoai lang, nghệ, gấc, cam, cà chua,…
Bổ sung sắt, Canxi:
- Thu nạp sắt, kẽm từ thịt đỏ, đậu nành, sữa chua.
- Giúp xương chắc khỏe, chống lại nhiễm trùng.
Bệnh nhân K xương nên ăn những thực phẩm tốt cho quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe. Mặc dù không có tác dụng chữa khỏi bệnh, nhưng chúng có thể nâng cao sức đề kháng hơn.
Ung thư xương kiêng gì?
Ung thư xương kiêng gì? Đây là câu hỏi nhiều người quan tâm và lo lắng. Hạn chế được những loại thức ăn có hại là cách mà các bác sĩ, chuyên gia khuyên người bệnh. Để không cản trở quá trình trị bệnh hay làm tình trạng trầm trọng hơn; cần tránh một số loại thực phẩm sau:
- Kiêng ăn đường, bởi đây là nguồn thức ăn ưa thích của tế ung thư.
- Hạn chế dùng sữa, các chế phẩm từ sữa (ngoài sữa đậu nành).
- Tránh thực phẩm gây đầy hơi: đồ nướng, chiên, tiêu, ớt, dưa chua,…
- Hạn chế ăn thịt đỏ.
- Giảm lượng chất béo no trong khẩu phần ăn.
- Tránh các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, nước có ga,…
- Kiêng thức ăn mặn và thực phẩm đóng hộp, đồ ướp muối,…
- Không nên uống trà đặc, cà phê,…
- Tránh những thực phẩm đã bị nấm mốc hay lên men, hết hạn.
Bệnh K xương cần kiêng những loại thực phẩm đã nêu trên. Ngoài vấn đề ăn uống điều độ theo lời khuyên và chỉ định của từng bệnh lý; người bị ung thư xương cũng cần có chế độ tập luyện thể thao phù hợp. Đồng thời giữ một tinh thần lạc quan, vui vẻ để đẩy lùi bệnh tật. Sức khỏe chính là thứ tài sản quý giá nhất đối với con người. Vì vậy, hãy luôn trân trọng cũng như giữ cho mình cơ thể khỏe mạnh, đầy sức sống.
Thực đơn dinh dưỡng hỗ trợ điều trị ung thư xương
Thực đơn dinh dưỡng hỗ trợ điều trị ung thư xương như thế nào? Duy trì chế độ thực dưỡng lành mạnh, hợp lý sẽ bổ trợ cho quá trình chữa bệnh thuận lợi; thành công hơn. Do đó, hãy tham khảo những lời khuyên cho suốt quá trình trị bệnh như sau:
Chế độ dinh dưỡng trước khi điều trị ung thư xương:
- Ăn các loại thực phẩm giàu Protein từ trứng, thịt, cá, đậu, hạt,…
- Thực phẩm giàu Calo: bơ, nước thịt, nước sốt,…
Chế độ thực dưỡng cho bệnh nhân đang trong quá trình điều trị ung thư xương:
- Điều trị phẫu thuật:
- Nạp thêm Calo và Protein khi thấy thèm ăn.
- Nên chia nhỏ các bữa, thường xuyên ăn nhẹ.
- Uống nhiều nước để tránh mất nước cho cơ thể.
- Không ăn đồ chiên nhiều dầu mỡ.
- Chữa bệnh bằng xạ trị:
- Cố gắng ăn trước 1 tiếng cho mỗi lần điều trị.
- Ăn thành những bữa nhỏ.
- Hóa trị:
- Tận dụng thời gian không buồn nôn để ăn được nhiều hơn.
- Thường xuyên ăn nhẹ, đặc biệt là bổ sung Protein.
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân sau khi điều trị ung thư xương:
- Lúc này, cần chuyển sang chế độ ăn đơn giản hơn.
- Ăn ít nhất 5-7 phần trái cây hay rau củ mỗi ngày.
- Đảm bảo thay đổi đa dạng thực đơn.
- Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ (bánh mì, ngũ cốc).
- Có thể nấu thực phẩm bằng lò nướng hoặc hấp, luộc.
- Dùng sữa tách béo.
Chế độ thực dưỡng giúp chữa K xương ở trên được các bác sĩ khuyên dùng hàng ngày. Điều đó sẽ giúp bổ sung lượng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể bệnh nhân đang bị suy nhược.
Bài viết tương tự
Pamidronate Tuần 13 Gelatin Insulin Detemir Tuần 9 Giá cả nấm lim xanh ở Tiên Phước nơi mua nấm lim xanh ở Hà NộiMỤC LỤC NỘI DUNG BÀI VIẾT: