Khi bạn bị sốt thường xuyên hoặc cảm thấy trong người uể oải thì có thể một số virus đã chuyển đổi thành một số tế bào ung thư nguy hiểm và cũng có thể tạo thành các lạo bệnh ung thư. Hãy tới gặp bác sĩ nếu bạn có những triệu chứng dưới đây bởi phòng bệnh hơn chữa bệnh.
1. Ung thư da (Skin cancer)
Nếu da xuất hiệ bất cứ sự thay đổi : chảy máu trên da, xuất hiện nốt ruồi… đều có thể gây nguy hiểm nếu chúng tồn tại kéo dài. Đây là những triệu chứng của bệnh ung thư da và nên được điều trị càng sớm càng tốt.
2. Ung thư ruột già (Colon cancer)
Ung thư ruột già thường khiến cơ thể người bệnh có cảm giác mệt mỏi, hồi hộp, có khi đau ngực do tim không đủ máu nuôi, thử máu thấy các tế bào hồng huyết cầu vừa thiếu, vừa nhỏ, vừa tái, không đỏ như bình thường đó là những dấu hiệu của bệnh ung thư .
3. Ung thư vú (Breast cancer)
Ung thư vú thường xảy ra ở nữ giới nhưng điều đó không hoàn toàn có nghĩa rằng loại bệnh này không xảy ra ở nam giới. Khi các khu vực xung quanh ngực có những thay đổi bất thường như xuất hiện một cục cứng không đau ở vú và liên tục ngứa, mẩn đỏ xung quanh núm vú, chảy máu hoặc tiết dịch phất thường ở vú… thì bạn nên khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
4. Ung thư miệng (Oral cancer)
Trong miệng tích tụ các mảng trắng hay trên lưỡi là một dấu hiệu nguy hiểm liên quan đến bệnh ung thư miệng.
5. Ung thư máu (Blood cancer)
Người bệnh thường cho rằng tình trạng sốt cao là một biểu hiện của nhiễm trùng thông thường, nhưng đôi khi, nếu nó kéo dài vài tháng thì nó có thể là dấu hiệu của ung thư máu.
6. Ung thư tuyến tụy (Pancreatic cancer)
Nếu bạn cảm thấy bụng đau cồn cào và đi kèm với đó là tình trạng mệt mỏi, chán nản của cơ thể thì đừng chủ quan thêm nữa, hãy đi khám sức khỏe để biết chắc chắn có liên quan đến ung thư tuyến tụy hay không.
7. Ung thư họng (Throat cancer)
Cổ bị nổi cục hoặc sưng hạch bạch huyết có thể là một triệu chứng của nhiễm trùng hoặc ung thư cổ họng.
8. Ung thư đường tiêu hóa (Gastrointestinal cancer)
Ung thư đường tiêu hóa có thể được phát hiện bằng cách khám sàng lọc, kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt ở nhóm đối tượng có nguy cơ cao hoặc là có các triệu chứng đường tiêu hóa. Người trên 40 tuổi gầy sút hoặc có hội chứng dạ dày cần được soi dạ dày kiểm tra. Người ngoài 40 tuổi nên làm xét nghiệm máu trong phân, nội soi đại trực tràng 3-5 năm/lần.
9. Ung thư phổi (Lung cancer)
Nếu trong nước bọt hoặc đờm của bạn có máu, hãy lưu ý vì đó có thể là dấu hiệu liên quan đến ung thư phổi hoặc vòm miệng.
10. Ung thư tuyến tiền liệt (Prostate Cancer)
Nếu gặp các triệu chứng về tiết niệu như đi tiểu không hết (vẫn còn nước trong bàng quang), tần suất đi vệ sinh tăng, bạn cần khám bác sĩ về ung thư tuyết tiền liệt – một trong hai loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới.
Trên đây là 10 dấu hiệu cảnh báo ung thư mà bạn cần lưu ý để ngăn ngừa và phát hiện bệnh sớm nhất có thể.
Nguồn: http://ngoisao.net/tin-tuc/gia-dinh/10-dau-hieu-canh-bao-ung-thu-som-khong-the-lam-ngo-3356617.html
Bài viết tương tự
Viêm tai giữa có nên chích mủ không? Nên chích khi nào và lưu ý gì? Viêm tai giữa không chảy mủ: Tìm ngay nguyên nhân, cách chữa trước khi quá muộn Dấu hiệu, nguyên nhân mất ngủ ở người trẻ tuổi, thanh niên Phác đồ thuốc điều trị vi khuẩn HP chi tiết nhất chuyên gia khuyên dùng Bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3 C4: Nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị Nơi mua nấm lim xanh ở Hà Nội đại lý bán nấm lim xanh tại Hà Nội