Ung thư tuyến tiền liệt
Một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất ở nam giới sau ung thư phổi. Theo thống kê, có hơn 75% bệnh nhân mắc căn bệnh ung thư tiền liệt tuyến có độ tuổi trên 65, trong khi các căn bệnh ung thư khác thường “hoành hành” chúng ta ở tuổi 40. Đặc biệt, những người có “truyền thống” gia đình mắc căn bệnh này (trước tuổi 55) hay có tiền sử về tiền liệt tuyến có nguy cơ mắc căn bệnh cao hơn so với những người khác. Một chế độ ăn uống thiếu chất sơ trong khi dư thừa chất béo và thịt có thể tăng nguy cớ mắc bệnh cho nam giới.
Suy giảm hay bị “gián đoạn” tiểu tiện.
Mất khả năng tiểu tiện.
Có vấn đề trong việc bắt đầu hay dừng tiểu tiện.
Thường xuyên buồn đi tiểu tiện, đặc biệt là ban đêm.
Có cảm giác buốt trong lúc tiểu tiện.
Đi tiểu tiện ra máu.
Có cảm giác đau đớn khi sinh hoạt tình dục.
Đau đớn kinh niên ở lưng, hông và đùi.
Phương pháp chuẩn đoán
Bằng cách kiểm tra hồng cầu kháng thể tiền liệt tuyến (PSA) và kiểm tra trực tràng bằng thiết bị kỹ thuật số (DRE), đây là hai phương pháp rất hiệu quả được sử dụng phổ biến nhất hiện nay trong việc chuẩn đoán và điều trị căn bệnh này ở giai đoạn đầu. Theo đánh giá của các chuyên gia y tế thì phương pháp PSA có công dụng rất tốt trong việc điều trị ung thư tiền liệt tuyến. Mặc dù có một chút “khó chịu” cho các bệnh nhân, tuy nhiên phương pháp DRE lại có hiệu quả rất nhanh trong việc chuẩn đoán và điều trị ung thư tiền liệt tuyến. Theo phương pháp này, các bác sĩ sẽ trực tiếp kiểm tra trực tràng bằng tay có đeo găng y tế đã được thanh trùng.
Ung thư tinh hoàn
Theo tiến sĩ Robert Smith: “Ung thư tinh hoàn là một trong ít các căn bệnh ung thư có thể được chuẩn đoán bởi các bệnh nhân bằng phương pháp tự kiểm tra thông thường, theo thông lệ các bệnh nhân chỉ được chuẩn đoán sau khi xuất hiện các triệu chứng và không thể biết được đây là dấu hiệu của chứng bệnh gì”.
Ông cũng cho biết thêm: “Ung thư tinh hoàn có thể chữa khỏi hoàn toàn, tuy nhiên nếu bị phát hiện muộn thì khả năng này là rất ít”. Ông cũng cho biết thêm rằng hầu hết các bệnh nhân được chuẩn đoán sớm vẫn có thể tiếp tục cuộc sống tình dục bình thường.
Bệnh thường xuất hiện chủ yếu ở nam giới có độ tuổi từ 20 đến 25, đặc biệt nam giới gia trắng có tỷ lệ mắc bênh cao gấp 4 lần so với nam giới khu vưc châu Mỹ- Phi. Trung bình mỗi năm có khoảng 7.500 ca mắc căn bệnh này, và trong số bệnh nhân được chuẩn đoán thì có tới 300 người bị tử vong. Viện Ung thư Quốc gia Mỹ (NCI) cho biết những bệnh nhân mắc ung thư tinh hoàn có nguy cơ mắc các bệnh ung thư khác rất cao, và nguy cơ mắc bệnh bạch cầu cao gấp 5 lần so với những người khác.
Dấu hiệu nhận biết
Sưng bộ phận sinh dục.
Có cảm giác căng nặng bìu dái.
Đau ê ẩm ở bụng hoặc háng.
Đau hoặc khó chịu xung quanh bìu dái, sưng tấy hoặc đau nhức ở hai vú.
Cảm giác đau nhói khi hoạt động (thậm chí cả lúc nghỉ) có thể xảy ra khi “khối u” này lớn. Tuy nhiên, “khối u” này không gây cảm giác đau đớn khi giao phối.
Phương pháp chuẩn đoán
Theo các Bác sỹ, người bị ung thư tinh hoàn có thể tự phát hiện căn bệnh này. Các nốt sưng tấy ở hòn dái, trên thực tế, đã được “phát hiện” bởi một số nam giới có cảm giác bất thường trong lúc tắm. Dùng nước nóng vệ sinh bộ phận sinh dục giúp chúng ta chuẩn đoán dễ dàng hơn. Các bác sĩ khuyên rằng các đấng mày râu nên thường xuyên tự kiểm tra các triệu chứng của căn bệnh này ít nhất 1 lần/tháng. Các nốt sưng khối u thường xuất hiện ở hai bên bìu dái, tuy nhiên nó cũng có thể xuất hiện ở mặt trước. Bạn nên thông báo cho các bác sĩ biết những dấu hiệu bất thường càng sớm càng tốt.
Ung thư bọng đái hay còn gọi là bàng quang
Ung thư bàng quang là bênh thường gặp ở nam giới. Nam giới có nguy cơ mắc căn bệnh này gấp 3 lần so với phụ nữ, và người da trắng có nguy cơ mắc bệnh ung thư này gấp hai lần so với người ở châu Mỹ – Phi. Những người hút thuốc và công nhân làm việc ở các khu công nghiệp bụi bặm, nhiều chất hoá học độc hại có nguy cơ mắc căn bệnh này cao hơn so với những người khác. Tuy nhiên, nam giới ở độ tuổi dưới 40 ít có nguy cơ mắc căn bệnh ung thư này.
Dấu hiệu nhận biết
Dấu hiệu dễ nhận biết nhất cho căn bệnh này đó là bạn luôn có cảm giác muốn đi tiểu tiện nhưng không thể đi được, bên cạnh đó việc đi tiểu ra máu cũng là dấu hiệu đáng lưu tâm. Tuỳ thuộc vào lượng máu mà nước tiểu có các màu khác nhau như đỏ vàng nhạt hay đỏ đậm. Mặc dù việc đi tiểu ra máu có thể là dấu hiệu cảnh báo đầu tiên của bệnh ung thư bàng quang, nó cũng có thể là dấu hiệu của sỏi thận, viêm đường tiết niệu, hay sưng tiền liệt tuyến.
Phương pháp chuẩn đoán
Việc phát hiện ra căn bệnh càng sớm thì khả năng điều trị bình phục càng cao. Thông thường, các bác sĩ điều trị chuyển bệnh nhân cho các chuyên gia tiết niệu chuẩn đoán cũng như tiến hành tìm kiếm các tế bào ung thư trong nước tiểu bằng kính hiển vi. Sau khi được chuẩn đoán, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ tiêm dung dịch thuốc nhuộm vào huyết quản. Và từ huyết quản, dung dịch này sẽ “du lịch” xuống thận, ống niệu, và bàng quang. Để tiến hành kiểm tra bên trong bàng quang, các bác sĩ tiết niệu dùng một ống soi bọng đái có gắn kính hiển vi qua đường niệu vào bàng quang.
Hãy thường xuyên quan tâm đến thay đổi của cơ thể. Nếu nhận thấy bản thân xuất hiện dấu hiệu nhận biết 3 căn bệnh ung thường gặp ở nam giới, bạn nên nên đi khám ngay để sớm phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, nâng cao cơ hội bình phục.
Nguồn: http://www.nguoihanoi.com.vn/modules.php?name=News&op=viewst&sid=4101
Bài viết tương tự
Hội chứng ống cổ tay là gì? Nguyên nhân, triệu chứng & điều trị Các món ăn bài thuốc cho người bị xuất huyết dạ dày Tràn khí màng phổi Hướng dẫn trị gai cột sống bằng hạt đu đủ đúng cách hiệu quả Suy thận cấp – Triệu chứng và cách chăm sóc, điều trị bệnh Nấm lim xanh có tác dụng gì công dụng của nấm lim xanh Tiên Phước