Theo báo Wall Street Journal của Mỹ, vào năm 1998 hãng dược phẩm Novartis nộp đơn đăng ký bảo hộ bản quyền thuốc Glivec ở Ấn Độ. Đến năm 2006, Văn phòng bản quyền Ấn Độ bác bỏ đơn bảo hộ bản quyền thuốc Glivec vì cho rằng thành phần hoạt tính của thuốc hỗ trợ chữa trị ung thư này imatinib mesylate không có gì mới mẻ. Cho đến năm 2011, Novartis khiếu nại lên Tòa án Tối cao Ấn Độ với lập luận tính mới của Glivec chính là việc Novartis đã chuyển thành phần hoạt tính imatinib mesylate thành dạng tinh thể beta, giúp việc điều trị có hiệu quả.
Nhưng trong phán quyết ngày 1-4, Tòa án Tối cao Ấn Độ cho rằng thuốc Glivec chỉ có một sự cải thiện không đáng kể, vì vậy không đủ tiêu chuẩn để được bảo hộ bản quyền.
Phán quyết của Tòa án Tối cao Ấn Độ nhận được nhiều sự hoan nghênh của người dân. Tổ chức từ thiện Thầy thuốc không biên giới (Thụy Sĩ) gọi đây là thắng lợi của các người bệnh nghèo không chỉ ở Ấn Độ mà còn ở trên toàn thế giới. Phán quyết của tòa án cũng là một thắng lợi của các hãng dược phẩm sản xuất thuốc hỗ trợ chữa trị ung thư gốc ở Ấn Độ (chuyên sản xuất thuốc giá rẻ có các hoạt chất chính giống các biệt dược đã hết hạn bản quyền).
Nguồn:Báo Pháp luật TP HCM
Bài viết tương tự
Khám và chữa ung thư ở đâu tốt nhất Công dụng của nấm lim xanh đối với bệnh ung thư Bài thuốc Thanh Nhiệt Giải Độc Ẩm II Nguyên nhân gây bệnh ung thư phổi NÊN CẮT AMIĐAN KHI NÀO ? Tác dụng phụ của nấm lim xanh cách chế biến nấm lim xanh rừng?