TẠP CHÍ UNG THƯ VIỆT NAM

Ung thư có thật sự đáng sợ như mọi người hay nghĩ

Ung thư có thật sự đáng sợ khi đối mặt

Những câu chuyện cổ tích ở đời thực. Đó là Vận động viên đua xe đạp nổi tiếng người – Mỹ Lance Edward Armstrong  đã thoát khỏi “lưỡi hái tử thần” mang tên ung thư tinh hoàn, PGS Văn Như Cương đã chữa khỏi căn bệnh ung thư gan giai đoạn muộn, chị Nguyễn Thị Kim Thư đã hai lần chiến thắng bệnh ung thư và mới ra mắt cuốn tự truyện mang tên “Niềm tin chiến thắng”…và còn rất nhiều những con người đã dũng cảm vượt lên số phận nhờ nhận thức đúng về ung thư và tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống.

Ung thư có thật sự đáng sợ như mọi người nghĩ?

Đúng như vậy, các chuyên gia về ung thư đều cho rằng, hiệu quả điều trị ung thư không chỉ phụ thuộc vào bác sĩ mà còn là thái độ và niềm tin của bệnh nhân và gia đình về căn bệnh này. Thay vì chấp nhận căn bệnh bạn nên học cách ứng phó với ung thư có thật sự đáng sợ. Ứng phó là cách nỗ lực về mặt nhận thức, tìm cách để hiểu và xoay xở hay làm những gì cần thiết để cải thiện tình hình chứ không phải là chấp nhận vấn đề một cách vô vọng. Phần lớn bệnh nhân có một  tâm lý vững vàng sẽ có cơ hội chiến thắng bệnh cao hơn.

Làm gì để ứng phó với ung thư?

Tâm lý của nhiều bệnh nhân là sợ ung thư nhưng ngại khám tìm ung thư, thậm chí, cho rằng, ung thư là hai từ mang ý nghĩa xui xẻo, là chủ đề cấm kỵ trong mỗi cuộc nói chuyện. Khi bác sĩ  phải trao đổi hay thông báo tin xấu đối với bệnh nhân và người thân của họ, ngay bác sĩ cũng cảm thấy e ngại. Cũng chính vì thế, các bác sĩ  thường dùng các lối nói tránh như “bị u/bướu”. bị “k”…chứ không dùng từ “ung thư”. Điều này phản ánh một thái độ tiêu cực phổ biến của toàn xã hội đối với ung thư, hay cũng có thể khẳng định đó là nỗi lo sợ, bất an và một số nhận thức sai lệch về ung thư.

Những ý nghĩ hay quan niệm e sợ, lẩn tránh ung thư của bệnh nhân  không nên để lâu hơn nữa, nhất là khi thực phẩm bẩn, ô nhiễm môi trường…vấn đề mà chúng ta đang từng ngày phải đối mặt lại chính là những yếu tố hàng đầu gây ung thư. Đau lòng hơn khi Nước ta là một trong những quốc gia có tỉ lệ ung thư cao nhất thế giới với 70. 000 người chết vì ung thư, 200. 000 ca mắc mới mỗi năm và đặc biệt 80% bệnh nhân ung thư đến khám ở giai đoạn muộn.

Trong thời đại đang phát triển về thông tin như hiện nay, bài toán ung thư này không quá khó. Các bệnh viện rất nhanh nhạy trong việc nắm bắt công nghệ và tận dụng các công cụ digital để truyền thông, truyền tải kiến thức chăm sóc sức khỏe chủ động cho khách hàng.

Đã có một số bệnh viện, trạm y tế tư nhân đã áp dụng thành công một số hình thức tuyên truyền hiệu quả trên mạng xã hội, thậm chí gửi email đến từng cá nhân, đơn vị… Hình thức xã hội hóa y tế này được giới chuyên gia đánh giá cao về việc nâng cao nhận thức cho cộng đồng về phòng và phát hiện sớm ung thư; giúp cộng đồng nâng cao ý thức khám sức khoẻ định kỳ; tầm soát ung thư sớm một số bệnh nguy hiểm, đặc biệt là bệnh ung thư có thật sự đáng sợ.

Hồ Lan Anh – 23 tuổi là một bệnh nhân trẻ đến từ Nghệ An chia sẻ, thấy biểu hiện lạ trong người, tôi vẫn còn e ngại chưa dám đi khám. Nhưng trong thời gian sau đấy, em nhận được những thông tin gửi đến từ email của bệnh viện Hưng Việt, tôi thấy mình không nên đắn đo, băn khoăn nữa mà phải đi khám để bảo vệ sức khỏe của chính mình. Tôi quyết định đến thăm khám tại bệnh viện và được chẩn đoán mắc ung thư vú giai đoạn đầu và không quá khó khăn cho quá trình điều trị. Tôi và gia đình thở phào nhẹ nhõm, thật không ngờ, vì một email mà mình có thể chiến thắng bệnh tật.

Bệnh viện gửi email đến từng cá nhân

Trường hợp của bạn trẻ Lan Anh và còn nhiều, rất nhiều những bạn trẻ khác hay những trường hợp khác đã phát hiện kịp thời và điều trị hiệu quả bệnh ung thư, chính là nguồn động viên lớn lao cho những người đang công tác truyền thông trong lĩnh vực y tế. Đặc biệt là những bệnh viện tư nhân, được đầu tư tốt về cơ sở hạ tầng, đội ngũ bác sĩ tận tâm và tài năng cũng đã đóng vai trò không nhỏ trong công tác tuyên truyền kiến thức ung thư để bảo vệ sức khỏe cộng đông mà điển hình là bệnh viện Ung bướu Hưng Việt. Tuy nhiên, để tránh trường hợp người dân cảm thấy phiền phức khi tiếp cận thông tin, các tổ chức y tế cần phải điều chỉnh để có sự hợp tác, đồng thuận giữa hai bên.

Nguồn:http://dantri.com.vn/suc-khoe/ung-thu-co-that-su-dang-so-20160722144946946.htm

Xem thêm:

9 nguyên nhân khiến da nổi mẩn đỏ có mủ không ngứa và cách xử lý để bệnh nhanh khỏi Hướng dẫn Cách chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm thúc đẩy phục hồi nhanh Viêm đại tràng co thắt là gì? Triệu chứng, cách chữa hiệu quả nhất Viêm tai giữa mãn tính thủng nhĩ: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả Đau dạ dày có nên ăn sữa chua hay không và ăn như thế nào là tốt? Mua nấm lim xanh thật ở đâu Nam Định báo giá nấm lim Quảng Nam
5/5 - (78 bình chọn)
Exit mobile version