Ung thư khí quản với nguyên nhân, triệu chứng K khí quản giai đoạn cuối. Phòng ngừa và chẩn đoán ung thư khí quản. Điều trị K khí quản như thế nào? Ung thư khí quản nên ăn gì và kiêng ăn gì? Các giai đoạn ung thư khí quản ra sao?
Ung thư khí quản là một dạng bệnh hiếm gặp nhưng mức độ nguy hiểm thì không thể coi thường. Có nhiều nguyên nhân gây ra K khí quản, nhưng chủ yếu là từ sự bất thường trong cơ thể. Có nhiều giai đoạn tiến triển khác nhau nên triệu chứng K khí quản từng thời kỳ cũng khác nhau. Trong đó, biểu hiện K khí quản giai đoạn cuối là rõ ràng và thể hiện mức độ nguy hiểm nhất. Do vậy, mọi người cần phải có biện pháp chẩn đoán, phòng ngừa bệnh ung thư khí quản kịp thời. Điều này giúp quá trình điều trị bệnh thuận lợi và có tỷ lệ chữa khỏi cao hơn. Ngoài ra, ung thư khí quản nên ăn nhiều rau củ, dưỡng chất cần thiết. Tuy nhiên, nếu bị K khí quản cần kiêng ăn đồ dầu mỡ, hút thuốc lá,…
Ung thư khí quản
Ung thư khí quản là gì? Bệnh K khí quản là loại ung thư rất nguy hiểm, có liên quan mật thiết đến hệ hô hấp. Chúng đang được coi như một “sát thủ thầm lặng” khiến người bệnh tử vong nhanh bất kỳ lúc nào; nếu không được điều trị bệnh kịp thời và đúng thời điểm.
Đặc điểm của loại bệnh này như sau:
- K khí quản là căn bệnh hiếm gặp ở con người.
- Là bệnh chứa khối u ác tính.
- Hay gặp ở Carcinoma (tế bào gai, tế bào tuyến).
- Cứ 1000 người mắc ung thư thì có 1 người bị K khí quản.
- Khi mắc bệnh, tế bào ung thư lan rộng nhanh chóng.
- Các tế bào xâm lấn đến vòm miệng, các đường hô hấp, cổ họng.
- Tế bào K có thể di căn sang nhiều bộ phận khác nhau.
- Di căn chủ yếu ở khu vực đầu với cổ.
Các dạng ung thư khí quản:
- Chủ yếu là dạng ung thư nguyên phát:
- Ung thư tế bào gai.
- Ung thư tế bào tuyến dạng nang.
- Ít trường hợp là ung thư thứ cấp (di căn đến khí quản).
Bệnh K khí quản mặc dù nguy hiểm nhưng rất ít người hiểu biết về nó. Điều này dẫn đến một số trường hợp có khả năng bị mắc bệnh ung thư khí quản cao. K khí quản thường gặp ở người lớn (xác suất 80-90%); trong đó, trường hợp u khí quản lành tính hay gặp ở trẻ em (khoảng 60-70%).
Các giai đoạn bệnh ung thư khí quản
Các giai đoạn bệnh ung thư khí quản phát triển như thế nào? Qua các xét nghiệm và kiểm tra, bác sĩ sẽ đánh giá các mức độ tiến triển của căn bệnh. Khối u khí quản ác tính thường phát triển qua 5 giai đoạn chính. Cụ thể:
Giai đoạn 0:
- Khối u bắt đầu hình thành ở lớp tế bào biểu mô khí quản.
- Chưa xâm lấn đến các mô sâu hơn.
- Chưa lan rộng ra những vùng mô xung quanh.
Giai đoạn I:
- Khối u nhỏ, kích thước dưới 2cm.
- Không lây lan đến bất kỳ hạch bạch huyết nào.
- Giai đoạn này có thể loại bỏ hoàn toàn khối u, tế bào K.
Giai đoạn II:
- Khối u đang phát triển mạnh, kích thước 5-7cm.
- Chưa lan rộng đến các hạch bạch huyết ở lân cận.
- Hoặc u nhỏ (chiều rộng dưới 5cm) nhưng đã lan sang Lymphoma lân cận.
Giai đoạn III:
- Khối u phát triển mạnh, ăn sâu vào trong thành của khí quản.
- Bắt đầu xâm chiếm, lan rộng đến hệ bạch huyết xung quanh.
- Chưa lan rộng sang các cơ quan ở xa hơn.
Giai đoạn IV:
- Khối u phát triển không kiểm soát được.
- Bắt đầu xâm chiếm những vùng mô xung quanh.
- Lan vào hệ bạch huyết.
- Di căn đến cơ quan ở xa: phế quản, não, phổi, xương, gan.
- Di căn theo con đường máu và bạch huyết.
Các thời kỳ bệnh K khí quản diễn biến theo chiều hướng tăng dần mức độ nguy hiểm. Ung thư khí quản có thể điều trị thành công nếu được phát hiện sớm. Ở giai đoạn muộn, tùy mức độ lan rộng và sự di căn sẽ có tiên lượng bệnh khác nhau.
Nguyên nhân gây ung thư khí quản
Nguyên nhân gây ung thư khí quản đến từ đâu? Hiện nay, những nghiên cứu khoa học chuyên sâu về căn bệnh này còn tương đối ít. Bởi vậy, vẫn chưa có bằng chứng xác thực nào về căn nguyên gây ra bệnh. Tuy nhiên, có một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc ung thư khí quản. Đây là đánh giá của nhiều chuyên gia trên thế giới. cụ thể như sau:
Thói quen hút thuốc lá, thuốc lào, tiếp xúc nhiều với chất độc hại:
- Hút thuốc là lý do chiếm 90% trường hợp bị ung thư khí quản.
- Trong thuốc lá, khói thuốc chứa hơn 7.000 hóa chất độc hại.
- Trong các thành phần này, có chứa nhiều chất gây ung thư.
- Điển hình: Oxit Nitơ và Carbon Monoxide.
- Những chất này gây thay đổi tính chất, gián đoạn quá trình phân bào.
- Làm tăng nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp, bao gồm khí quản.
Do yếu tố di truyền học:
- Đó là trường hợp có người trong gia đình bị bệnh K khí quản.
- Trong hoàn cảnh này, nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn bình thường.
Vấn đề tuổi tác:
- Bệnh chủ yếu xảy ra ở những người lớn tuổi.
- Độ tuổi hay mắc bệnh thường là người trên 65 tuổi.
- Càng lớn tuổi, tiếp xúc chất độc hại nhiều, nguy cơ mắc bệnh tăng.
Tiền sử mắc bệnh đường hô hấp (nhất là bệnh mãn tính):
- Ví dụ như: bệnh lao, bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính (COPD).
- Hoặc bệnh viêm phế quản mãn tính, khí phế thũng.
- Lúc này, rất dễ có nguy cơ mắc ung thư khí quản.
Liệu pháp xạ trị vào ngực:
- Sử dụng khi điều trị những bệnh như: K vú, ung thư gan,…
Căn nguyên gây K khí quản phần lớn đến từ yếu tố bất thường của nội tại cơ thể. Những đối tượng dễ có nguy cơ mắc bệnh như đã liệt kê thì hãy cẩn trọng; đồng thời cần chủ động bảo vệ sức khỏe để tránh mắc bệnh K khí quản.
Phòng ngừa ung thư khí quản
Phòng ngừa ung thư khí quản là việc làm cần thiết đối với mỗi người. Thông thường, mọi người sẽ dựa vào các nguyên nhân gây bệnh để đưa ra cách phòng tránh. Cụ thể những phương pháp đó như sau:
- Tuyệt đối không hút thuốc lá, thuốc lào.
- Nếu đang dùng thuốc lá, cần tập cai thuốc ngay từ bây giờ.
- Sống, làm việc, sinh hoạt tại môi trường lành mạnh.
- Chuẩn bị đủ vật dụng bảo hộ nếu làm ở nơi độc hại.
- Kiểm tra nồng độ khí Radon trong nhà.
- Tránh tiếp xúc với những nchất gây ung thư tại nơi làm việc.
- Thay đổi chế độ ăn uống sao cho hợp lý.
- Nên bổ sung nhiều loại rau xanh và hoa quả tươi giàu Vitamin.
- Hãy lên thực đơn mỗi ngày để cung cấp dưỡng chất cần thiết.
- Thiết lập một chế độ tập luyện đều đặn, khoa học.
- Thường xuyên tập thể dục thể thao từ 30 phút/ngày, tối thiểu 5 ngày/tuần.
- Có thể lựa chọn hình thức: chạy, đi bộ nhanh, bơi lội, đạp xe,…
- Thực hiện thăm khám định kỳ tối thiểu 6 tháng/lần.
- Nên đi tầm soát ung thư khí quản từ sớm.
Ngăn ngừa bệnh K khí quản là việc có thể thực hiện được. Mặc dù chưa có biện pháp phòng tránh chắc chắn, nhưng cũng không thể coi thường điều này. Ít nhất, những hành động đó cũng giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.
Xem thêm: https://tuoitre.vn/cach-phong-ngua-ung-thu-2019111310165553.htm
Bệnh lý | Ung thư khí quản. |
Giai đoạn | 5 giai đoạn ung thư khí quản. |
Nguyên nhân | Di truyền, tuổi tác, giới tính, môi trường,… |
Triệu chứng | Khó thở, ho ra máu, khó nuốt, khàn tiếng,… |
Di căn | Di căn hạch, thành ngực, xương, gan, não,… |
Phòng ngừa | Chế độ ăn uống và sinh hoạt, tầm soát ung thư,… |
Chẩn đoán | Chụp CT, nội soi, kiểm tra chức năng phổi. |
Điều trị | Phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, áp lạnh. |
Nên ăn | Rau xanh, Protein, cá, ngũ cốc nguyên hạt,… |
Nên kiêng | Đồ cay nóng, rượu bia, thuốc lá, dầu mỡ,… |
Triệu chứng ung thư khí quản
Triệu chứng ung thư khí quản như thế nào là điều nhiều người thắc mắc. Khối u khí quản thường gây ra nhiều biểu hiện thông thường; rất giống với các bệnh lý khác như viêm phế quản, hen suyễn, phổi tắc nghẽn mãn tính,… Bởi vậy mà rất nhiều người đã nhầm lẫn các dấu hiệu này; khiến việc phát hiện bệnh từ sớm gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, hãy chú ý và ghi nhớ những biểu hiện được liệt kê dưới đây:
Triệu chứng khở khò khè, thở dốc:
- Người bệnh có cảm giác khó thở, tức ngực.
- Hơi thở đều đều nhưng có tiếng khò khè và khó nhọc khi thở.
- Nguyên nhân: khối u lớn, chèn ép đường khí quản.
Ho thông thường hoặc ho ra máu:
- Các cơn ho hay kéo dài.
- Tình trạng ho nặng tiếng và đi kèm khó thở.
- Một số trường hợp có thể là ho ra máu.
Nhiễm trùng ở đường hô hấp trên:
- Người bệnh có cảm giác khó chịu, mũi chảy dịch.
- Đi kèm là khó thở, ho kéo dài.
- Ở trong dịch đờm đôi khi có dính lẫn máu.
Khó nuốt và biểu hiện khàn tiếng:
- Cảm giác khó khăn khi nuốt, khó phát âm và nói chuyện.
- Đây là biểu hiện của khối u phát triển ra ngoài khí quản.
- Lúc này, khối u đang ép vào thực quản, ảnh hưởng dây thanh quản.
Biểu hiện của K khí quản không khác triệu chứng bệnh về đường hô hấp khác. Những dấu hiệu này thường khiến bệnh nhân cảm thấy khó thở, hoa mắt, mệt mỏi, chóng mặt. Khi tình trạng này kéo dài bất thường, hãy đến các chuyên khoa để thăm khám, kiểm tra sức khỏe.
Dấu hiệu nhận biết ung thư phổi sớm
Biểu hiện ung thư khí quản giai đoạn cuối
Biểu hiện ung thư khí quản giai đoạn cuối ra sao? Đến thời kỳ này, bệnh đã chuyển sang giai đoạn muộn. Khối u đã xâm lấn và di căn ra những cơ quan xa trong cơ thể. Điều này gây nên nhiều ảnh hưởng xấu cho sức khỏe bệnh nhân. Đặc biệt lúc này, vấn đề điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn.
Người bệnh K khí quản giai đoạn cuối sẽ có những biểu hiện di căn như sau:
Ung thư khí quản di căn trung thất:
- Là hiện tượng khối u xâm lấn đến cơ quan nằm trong trung thất.
- Đó là những cơ quan thuộc lồng ngực, ở giữa 2 lá phổi.
- Máu khó chảy về tim do tĩnh mạch chủ bị xâm lấn.
- Có thể bị ù tai, chóng mặt, nhức đầu, tím tái mặt và ngực.
- Dễ tràn máu màng phổi, đột tử nếu vỡ động mạch chủ.
- Có thể liệt dây thanh âm, khàn tiếng.
- Nấc cụt, khó thở vì bị liệt cơ hoành.
- Sặc, nuốt nghẹn vì bị tổn thương thực quản.
Ung thư khí quản di căn đến màng phổi:
- Lượng dịch phổi bị tràn nhiều.
- Có thể tái ngập nhanh sau khi bị chọc dò.
Ung thư khí quản di căn thành ngực:
- Gây đau nhức dữ dội với khối u ở thành ngực.
Ung thư khí quản di căn hạch:
- Bao gồm các hạch trên đòn và hạch nách.
- Các hạch này sưng to và cứng nhưng không đau.
Ung thư khí quản di căn xa:
- Di căn đến não, xương, da, gan, tuyến thượng thận.
Triệu chứng K khí quản thời kỳ cuối rất rõ rệt và dễ nhận biết. Tuy nhiên mức độ nguy hiểm của nó là điều không thể lường trước được. Do vậy, người bệnh cần chủ động thăm khám và điều trị kịp thời; tránh để diễn biến bệnh chuyển sang giai đoạn cuối.
Chẩn đoán ung thư khí quản
Chẩn đoán ung thư khí quản là cách tốt nhất để biết bản thân có bị bệnh hay không. Tuy nhiên, các khối u khí quản thường rất khó chẩn đoán. Lý do bởi đây là nhóm ung thư rất hiếm gặp; hầu hết trường hợp đều phát triển chậm, không có các triệu chứng cụ thể. Bệnh có thể bị chẩn đoán sai, giống như vấn đề về hít thở (hen, viêm phế quản, COPD). Để xác định lý do gây ra vấn đề hô hấp, bác sĩ sẽ làm các thử nghiệm sau đây:
Chụp cắt lớp vi tính (CT):
- Quét hình ảnh ở vùng khí quản.
- Có thể xác định được kích thước của khối u.
- Nhận diện tình trạng hạch bạch huyết lân cận, thu hẹp khí quản.
Phương pháp nội soi:
- Dùng ống soi phế quản gắn camera nhỏ, đưa vào khí quản.
- Kiểm tra sự bất thường trong khí quản nhờ hình ảnh.
- Lấy mẫu tế bào rồi kiểm tra ung thư (sinh thiết).
Kiểm tra chức năng của phổi:
- Phương pháp này giúp đo mức phổi hoạt động tốt hay không.
- Có thể phát hiện tình trạng tắc nghẽn khí quản.
Chẩn đoán phát hiện K khí quản là cách áp dụng khoa học tiên tiến, hiện đại vào y học. Hiện tại, các bệnh viện đầu ngành đều được trang bị máy móc, kỹ thuật này. Do đó, mọi người hãy chủ động thăm khám định kỳ. Các xét nghiệm kiểm tra về chức năng sẽ giúp bác sĩ nhận định giai đoạn tiến triển của bệnh. Từ đó, có thể xây dựng liệu trình điều trị cũng như tiên lượng cho bệnh nhân sau điều trị.
Điều trị ung thư khí quản
Điều trị ung thư thực quản như thế nào? Phương pháp chữa trị phụ thuộc vào giai đoạn, vị trí khối u và sức khoẻ chung của bệnh nhân. Trong đó, phẫu thuật và xạ trị là hai cách chữa trị phổ biến cho K khí quản; có thể thực hiện riêng lẻ hay là kết hợp với nhau. Cụ thể:
Phẫu thuật ung thư khí quản:
- Được dùng để loại bỏ khối u ở giai đoạn đầu.
- Khối u ảnh hưởng đến đâu thì cắt bỏ toàn bộ đến đó.
- Những đầu cắt của khí quản thì sẽ được nối lại sau đó.
- Về sau, ống khí quản sẽ ngắn hơn chút sau khi phẫu thuật.
- Bệnh nhân cần theo dõi, thực hành bài tập thở, vật lý trị liệu.
- Có thể ho ra đờm hoặc máu đờm khoảng vài ngày sau mổ.
Liệu pháp xạ trị:
- Phóng xạ trị liệu là sử dụng chùm năng lượng cao (tia X).
- Tia này có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư.
- Liệu pháp này có thể được đưa ra sau khi mổ.
- Giúp giết chết những tế bào ung thư còn sót lại.
- Đồng thời, giảm nguy cơ tái phát của ung thư (liệu pháp tia Adjent).
- Có thể áp dụng ở giai đoạn sớm và K khí quản cấp thấp.
- Những người không đủ sức khỏe để phẫu thuật cũng chữa theo cách này.
Phương pháp hóa trị:
- Dùng hóa chất hay thuốc để diệt tế bào ung thư.
- Thuốc thường sử dụng là Carboplatinor, Cisplatin.
- Hóa trị hiếm khi được dùng để chữa K khí quản.
Phương pháp áp lạnh:
- Gồm sử dụng Nitơ lỏng để đóng băng, diệt tế bào ung thư.
- Được thực hiện dưới sự gây tê tổng quát.
- Cryoprobe là dụng cụ được đặt gần khối u nhờ máy soi phế quản.
- Nitơ lỏng sẽ được truyền tới đầu dò để diệt khối u.
- Liệu pháp làm lạnh không có nhiều phản ứng phụ.
- Bệnh nhân có thể ho ra đờm vài ngày sau khi chữa trị.
Chữa K khí quản bằng ngoại khoa là phương pháp hiện đại, tỷ lệ thành công khá cao. Người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ để thống nhất cách điều trị phù hợp nhất.
Xem thêm: https://vtv.vn/suc-khoe/cach-cham-soc-cho-nguoi-benh-co-lo-mo-khi-quan-tai-nha-20190807232848317.htm
Ung thư khí quản nên ăn gì?
Ung thư khí quản nên ăn gì? Đây là điều quan trọng đối với mỗi người bệnh. Việc thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh sẽ cung cấp đầy đủ dưỡng chất; hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh trở nên hiệu quả hơn. Do đó, bệnh nhân nên bổ sung các loại thực phẩm sau:
- Những loại bơ sữa ít béo.
- Ăn nhiều rau cải xanh, rau bina, cải lá.
- Bổ sung cà chua, hoa quả có màu tía giàu Flavonoids.
- Nên uống nước trà xanh.
- Ăn bổ sung ngũ cốc nguyên hạt.
- Nên ăn thịt lợn nạc, cháo hạt sen, thịt bò.
- Tăng cường Protein từ cá, thịt gà, trứng,…
- Cần uống nhiều nước để bù lại sự hao hụt từ thuốc điều trị.
Bệnh K khí quản nên ăn các loại thực phẩm an toàn cho sức khỏe như đã nêu. Khi người bệnh trải qua hóa trị, xạ trị, phẫu thuật sẽ đau đớn, mệt mỏi, tinh thần suy sụp. Chính vì thế, việc bổ sung các dưỡng chất là điều cần thiết; giúp nhanh chóng phục hồi thể trạng và chiến thắng bệnh tật.
Ung thư khí quản kiêng ăn gì?
Ung thư khi quản kiêng ăn gì là vấn đề của nhiều người bệnh đặt ra. Bên cạnh những loại thực phẩm tốt cho việc chữa bệnh; có một số loại thức ăn làm cản trở quá trình điều trị. Thậm chí có những loại khiến cho bệnh tình ngày càng trầm trọng. Do đó, bệnh nhân cần chú ý kiêng những loại thực phẩm này. Cụ thể như sau:
- Cần kiêng đồ cay như: tiêu, ớt, bột cà ri,…
- Kiêng rượu bia, đồ ngậy béo, điển hình như hồ đào, lạc,…
- Tuyệt đối không hút thuốc lá, không dùng chất kích thích.
- Tránh đồ uống có ga và các loại nước ngọt.
- Tránh tiếp xúc với khói bụi, những chất độc hại từ môi trường.
- Kiêng dầu mỡ hay các thực phẩm có mùi vị đậm.
- Không ăn dưa muối, cà muối.
- Tránh trái cây sống lạnh khi bị K khí quản.
- Không thu nạp loại thức ăn gây đầy hơi: đậu nấu tái,…
- Không nên sử dụng đồ chiên, nướng, hun khói.
- Nếu bị chướng bụng hay đại tiện lỏng, nên kiêng sữa bò.
- Hạn chế ăn đường và những đồ ngọt.
- Giảm lượng thịt đỏ ở trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Bệnh K khí quản cần kiêng những loại thực phẩm kể trên. Người bệnh ung thư khí quản hãy thận trọng trong vấn đề ăn uống hàng ngày. Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, hợp lý sẽ giúp cho quá trình chữa bệnh hiệu quả hơn.
Bài viết tương tự
Ít tinh trùng 8 lời khuyên dinh dưỡng để cải thiện sức khoẻ nam giới Enat Cream® 6 tác hại của việc xem tivi quá mức Uống nấm lim có giảm cân không từ cách chế biến nấm lim khô? Địa chỉ mua nấm lim xanh ở Thái Nguyên: Báo giá nấm lim xanh rừngMỤC LỤC NỘI DUNG BÀI VIẾT: