Trên thực tế, nhiều trường hợp bé bị ung thư võng mạc được phát hiện khá muộn nên mức độ nguy hiểm rất cao. Ghi nhận tại khoa Nhi, Bệnh viện K, Hà Nội, một trường hợp trẻ trước khi phát hiện mắc bệnh hoàn toàn khỏe mạnh, bụ bẫm. Cho đến một ngày mở mắt ra bé đã không nhìn thấy gì và được đưa đi khám thì phát hiện bị ung thư võng mạc cả hai mắt, sự sống chẳng kéo dài được bao lâu.
Trường hợp khác, bé được bố mẹ đưa đi khám mắt do khi chụp ảnh phát hiện đốm sáng trong mắt bé. Sau khi khám, bác sỹ kết luận bé bị u nguyên bào võng mạc giai đoạn cuối. Trước đó, bé vẫn khoẻ mạnh và sinh hoạt bình thường.
Phát hiện sớm bé bị ung thư võng mạc nhờ triệu chứng
Để phát hiện sớm bệnh ung thư võng mạc ở trẻ, các bậc cha mẹ cần theo dõi cẩn thận và đưa trẻ đi khám ngay nếu mắt trẻ có những biểu hiện bất thường.
Theo nghiên cứu của Ths Phạm Thị Việt Hương, khoa Nhi, Bệnh viện K, Hà Nội, tuổi trung bình bị bệnh được ghi nhận tại bệnh viện là 11,6 tháng, tối thiểu phát hiện bệnh ngay khi sinh, tối đa là 50 tháng tuổi. Trung bình lúc chẩn đoán là 18,3 tháng tuổi, chẩn đoán sớm nhất lúc 3 tháng và muộn nhất là 60 tháng tuổi.
Cũng theo Ths Hương, ung thư võng mạc là bệnh ác tính hay gặp nhất ở mắt. Khối u bắt nguồn từ võng mạc (retina) – tầng nhạy cảm với ánh sáng của mắt giúp mắt có thể nhìn được. Đây là nguyên nhân gây mù lòa và tử vong ở trẻ nhỏ.
Một số dấu hiệu nhận biết bé bị ung thư võng mạc cha mẹ cần lưu ý:
+ Đồng tử trắng (56% trường hợp bệnh được phát hiện nhờ dấu hiệu này): khi nhìn vào mắt bé, cha mẹ thấy có ánh trắng, nhất là trong đêm tối hay phòng tối, khi chụp ảnh, được mô tả bằng các từ như “mắt mèo”, “mắt thú”, “mắt có ánh sáng lấp lánh”…
+ Mắt bé bị lé (34% trường hợp bệnh được phát hiện nhờ dấu hiệu này): trong vòng 6 tháng tuổi, nếu phát hiện mắt bé bị lé thì nguy cơ cao mắc u nguyên bào võng mạc.
+ Ngoài ra, một số triệu chứng muộn hơn của bệnh cần lưu ý: thị lực giảm, mắt đã sưng đỏ và đau nhức, viêm màng bồ đào, viêm tế bào hốc mắt, xuất huyết không có nguyên nhân,…
Hỗ trợ điều trị ung thư võng mạc
Trước hết, các bác sỹ phải soi đáy mắt và khám toàn bộ mắt bằng cách làm giãn đồng tử. Sau khi siêu âm, chụp X-quang nhãn cầu, các bác sỹ có thể chẩn đoán bệnh.
Hỗ trợ điều trị ung thư võng mạc chuẩn bao gồm phẫu thuật khoét bỏ nhãn cầu, tia xạ với nguồn tia từ ngoài vào, tia xạ với các tấm mỏng có hoạt tính phóng xạ (I-125), nhiệt lạnh, cắt bằng tia laser và hóa chất. Lựa chọn phương pháp hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào tiên lượng thị lực, kích thước, vị trí khối u, tuổi tác bệnh nhân…
Ung thư võng mạc có thể được trị liệu khỏi nếu bé bị ung thư võng mạc được phát hiện và hỗ trợ điều trị sớm. Do vậy, cha mẹ cần quan sát cẩn thận, tiến hành khám mắt định kỳ hoặc khám ngay khi phát hiện bé có những biểu hiện bất thường ở mắt.
Nguồn: news.zing.vn
Bài viết tương tự
Khổ sâm và tác dụng chữa bệnh của Khổ sâm Bất ngờ tác dụng kỳ diệu của nấm lim xanh 3 biện pháp điều trị bệnh gan hiệu quả Tác dụng chữa bệnh của Kinh giới Công dụng của cây chùm ngây Công dụng của nấm lim xanh với sức khỏe và hiệu quả chữa đau dạ dày