TẠP CHÍ UNG THƯ VIỆT NAM

Tổng hợp kiến thức quan trọng về bệnh ung thư phổi

Theo thống kê của Bệnh viên Bạch Mai, ung thư phổi là một căn bệnh ác tính nguy hiểm, là nguyên nhân tử vong hàng đầu trong số tất cả các loại ung thư trên toàn thế giới. Bệnh có mối liên hệ mật thiết với tiền sử hút thuốc lá và thường gặp ở nam giới.

Ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không phải tế bào nhỏ là 2 loại chủ yếu trong bệnh ung thư phổi. Ung thư phổi tế bào nhỏ là có thể lây lan nhanh đến các bộ phận khác của cơ thể bởi đẩy là loại ung thư có tốc độ phát triển rất nhanh.

Ung thư phổi – 90% là do hút thuốc lá

Ung thư phổi – 90% là do hút thuốc lá

Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, khoảng 1,3 tỷ người trên thế giới hiện có hút thuốc lá. Trong đó, có đến 82% số người hút thuốc lá trên toàn thế giới thuộc các nước có thu nhập thấp và trung bình, tỷ lệ này vẫn đang có xu hướng gia tăng.

Một cuộc điều tra toàn cầu được thực hiện ở những người trưởng thành cho thấy, Việt Nam nằm trong tốp 15 nước có số người hút cao nhất trên thế giới; 47,4% nam giới trưởng thành hút thuốc, có nghĩa là cứ 2 nam giới trưởng thành có 1 người hút thuốc.

Ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám Chữa bệnh, Bộ Y tế dẫn số liệu của Tổ chức Y tế thế giới: mỗi năm số ca tử vong do thường xuyên phải hít phải khói thuốc lá thụ động lên đến 600.000 ca.

Ung thư phổi – Căn bệnh của “tử thần”

Trong hơn 7.000 chất hóa học được được sử dụng phổ biến trong nền công nghiệp hiện nay, có đến 69 chất gây ung thư. Thuốc lá là tác nhân chính của hơn 25 căn bệnh nguy hiểm, trong đó phần lớn là các bệnh ung thư liên quan đến hệ hô hấp, tính cả những người hút thuốc và những người thường xuyên phải hít khói thuốc.

Theo thống kê, 90% các ca ung thư phổi có liên quan đến sử dụng thuốc lá, 75% các ca bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và 25% các trường hợp bệnh tim thiếu máu cục bộ. Theo ước tính của Hoa Kỳ, khoảng 30% các trường hợp tử vong do bệnh ung thư là do sử dụng thuốc lá.

Theo Tổ chức WHO nhận định, có đến 100 triệu người chết vì các tác hại do thuốc lá gây ra ở thế kỷ 20. Số người chết vì thuốc lá mỗi năm ước tính lên đến 6 triệu người, năm 2020 ước tính con số này gia tăng lên đến 8 triệu người, trong đó số ca tử vong ở các nước đang phát triển chiếm đến 70%. Nếu các biện pháp phòng chống tác hại thuốc lá không được thực hiện thì trong thế kỷ này sử dụng thuốc lá sẽ giết chết 1 tỷ người.

Theo Văn phòng chương trình phòng, chống tác hại của thuốc lá, gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam đang có xu hướng chuyển từ các bệnh lây nhiễm sang các bệnh không lây nhiễm và gia tăng nhanh chóng. Năm 1986, số trường hợp nằm viện do bệnh không lây nhiễm chỉ chiếm 39%, trong khi năm 2011 con số này đã lên đến 62,7%.

Thuốc lá là nguyên nhân của rất nhiều căn bệnh như đột quỵ, tim mạch, động mạch vành, ung thư phổi,… Đây cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nam giới hiện nay, 28% tổng số ca tử vong ở nam giới là do các bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá.

Tại Việt Nam, có khoảng 40.000 người tử vong mỗi năm do các bệnh liên quan đến thuốc lá. Con số này sẽ tăng lên thành 70.000 ca/năm vào năm 2030 nếu Việt Nam không thực hiện ngay các biện pháp phòng chống tác hại thuốc lá hiệu quả.

Ung thư phổi là nguyên nhân chủ yếu gây tử vong trong các ca ung thư

Ung thư phổi và những dấu hiệu nhận biết

Ở giai đoạn sớm, bệnh thường không biểu hiện rõ ra bên ngoài. Tuy nhiên, khi bệnh phát triển, thường có các triệu chứng sau:

– Đau tức ngực kéo dài, cố định ở cùng một vị trí.

– Ho dai dẳng với tình trạng ngày một nặng, có thể ho ra máu.

– Khó thở do khối u phát triển chèn ép lên đường hô hấp.

Khi có một trong các dấu hiệu trên, người bệnh nên đi khám để phát hiện bệnh kịp thời. Tuy nhiên, có những trường hợp không có bất cứ triệu chứng gì cho đến khi phát hiện ra khối u.

Các yếu tố chủ yếu dẫn đến ung thư phổi

– Thuốc lá, thuốc lào: 90% bệnh nhân ung thư phổi là do nguyên nhân này. Tuy nhiên, không chỉ những người hút thuốc mới mắc phải, những người hít phải khói thuốc cũng có nguy cơ mắc ung thư phổi rất cao.

– Ô nhiễm môi trường: môi trường làm việc, môi trường sống chứa các hóa chất độc hại như niken, silic, khí than, crom,… cũng là nguyên nhân gây ung thư phổi. Nguy cơ này sẽ thực sự đáng báo động và tăng lên gấp nhiều lần nếu người bệnh có sử dụng thuốc lá.

– Tiếp xúc với tia phóng xạ: môi trường phóng xạ khiến tỷ lệ mắc ung thư, đặc biệt là ung thư phổi tăng lên rất cao. Những công nhân làm việc trong những mỏ uranium rất dễ hít phải khí radon hoặc tiếp xúc với các tia phóng xạ nguy hiểm.

Ung thư phổi cần có chế độ nghỉ ngơi như thế nào?

Để điều trị bệnh ung thư phổi hiệu quả, yếu tố dinh dưỡng đóng vai trò hết sức quan trọng. Bác sĩ sẽ cho lời khuyên cụ thể thích hợp cho từng trường hợp tùy vào từng giai đoạn của quá trình điều trị và loại phương pháp được điều trị.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người bệnh: tăng cường ăn trái cây, rau, ngũ cốc toàn phần, các sản phẩm từ sữa một lượng thịt vừa phải, ít chất béo động vật và hạn chế đường.

Chế độ vận động, tập luyện: vận động, tập luyện thể dục đều đặn, nhẹ nhàng. Khi có biến chứng cháy máu dạ dày, bệnh nhân nên hạn chế vận động.

Các bác sĩ khuyên bệnh nhân ung thư phổi, một trong những điều rất quan trọng đối với bệnh nhân ung thư phổi là tinh thần lạc quan, thoải mái và tin tưởng vào thầy thuốc.

BS Tuấn cũng khuyến cáo, để phòng tránh bệnh ung thư phổi, tốt nhất dừng ngay việc hút thuốc lào, thuốc lá; tránh tiếp xúc tại những nơi có tia phóng xạ, khói, bụi; thực hiện nghiêm ngặt những biện pháp an toàn lao động; ăn nhiều thực phẩm có chứa vitamin như hoa quả tươi, rau xanh,…

Để có thể từ bỏ thuốc lá, bạn chỉ mất khoảng 2 tuần, trong khi nếu mắc ung thư phổi, bạn phải mất rất nhiều thời gian và chi phí điều trị tốn kém. Theo Bộ Y tế, mỗi năm ở Việt Nam đã có 40.000 người chết, chi phí hơn 23.000 tỷ đồng để điều trị các bệnh liên quan đến thuốc lá. Tuy nhiên, người Việt vẫn dành ra 22.000 tỷ đồng mua thuốc hút mỗi năm.

Ung thư phổi nếu được phát hiện sớm và điều trị theo đúng phác đồ thì khả năng trị khỏi là rất lớn. Bởi vậy, nếu bạn có những dấu hiệu nghi mắc ung thư phổi, hãy đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và chẩn đoán bệnh.

 

Nguồn báo:

http://baobaovephapluat.vn/suc-khoe-doi-song/suc-khoe-cong-dong/201609/ung-thu-phoi-va-nhung-dieu-can-biet-2509817/

Xem thêm:

Cách trang điểm tự nhiên giúp bạn đáng yêu hơn 6 thức uống dinh dưỡng bổ sung năng lượng cho mẹ bầu Điều trị bệnh ung thư lưỡi: Phương pháp nào hiệu quả? Bệnh suy nhược thần kinh và chứng trầm cảm luôn song hành cùng nhau? Phản ứng dị ứng và tác dụng phụ của thuốc tê, thuốc mê bạn cần biết Cách phân biệt nấm lim xanh thật giả. Địa chỉ bán nấm lim xanh uy tín
5/5 - (68 bình chọn)
Exit mobile version