TẠP CHÍ UNG THƯ VIỆT NAM

Cây xạ đen có mấy loại? Cách nhận biết cây xạ đen thật giả ra sao?

Cây xạ đen mấy năm gần đây được biết đến rất nhiều, đặc biết với công dụng được gọi là “thần dược” trong điều trị bệnh ung thư. Có khá nhiều câu hỏi thắc mắc về Cây xạ đen có mấy loại? Cách nhận biết cây xạ đen thật giả ra sao? ở bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp cụ thể đến cho độc giả.

Cây xạ đen có mấy loại?

Hiện nay có nhiều cây khá giống với cây xạ đen nên khiến cho nhiều người hiểu lầm về các loại cây xạ đen, và cũng có thể dễ nhầm lẫn khi lấy về làm thuốc làm ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả trong điều trị bệnh.

Nhắc đến xạ đen, những người quan tâm đến lĩnh vực đông y đều biết được công dụng thần kì của nó. Là một cây thuốc năm quý phân bố chủ yếu tại Hòa Bình và các tỉnh lân cận. Vậy cây xạ đen có mấy loại?

Xin được giải đáp thắc mắc này cho bạn đọc, cây xạ có rất nhiều loại như xạ vàng, xạ can, xạ trắng, xạ đỏ… tuy nhiên cây xạ đen thì xin được khẳng định là chỉ có đúng một loại.

Có một loại rất giống với xạ đen, người dân gọi là xạ lai. Những cây xạ lai này thân rất to, thường có kích cỡ đường kính thân từ 5 đến 10cm (Bởi vậy mà khi chặt ra người ta phải chặt vụn thành nhiều miếng nhỏ thi mới phơi khô được). Mỗi cây xạ lai người ta thu hoạch được cả trăm kg cây.

Cây xạ đen được lai giống, vị và đặc tính cũng có phần sao chép, tuy nhiên về hiệu quả và chất lượng hoàn toàn thua kém so với cây xạ đen mọc nguyên nguồn gốc, nguyên giống, hiện nay cây xạ đen lai được rao bán khá là phổ biến.

Cây xạ đen Hòa bình

Cách nhận biết cây xạ đen thật giả ra sao?

Cây xạ đen “chuẩn” là một loại thảo mộc thân leo, dạng gỗ nhưng cực kỳ nhỏ, thân trưởng thành chỉ bằng thân chiếc đũa, màu ngả sậm. Cây mọc thành từng bụi. Thân cây khá nhỏ, loại to nhất cũng chỉ ngăn ngừa ngón cái người trưởng thành. Thân cây xạ đen thật hắn sẫm màu.

Lá của cây xạ đen thật có hình bầu dục. Màu lá sẽ có sự thay đổi từ lúc cây còn nhỏ đến khi cây trưởng thành, cụ thể đó là khi cây non là sẽ có màu đỏ tía, khi cây lớn dần lá cây chuyển dần sang màu xanh đậm. Lá cây có những màu đen nhưng chỉ khi vò nát là mới có thể thấy. Lá của cây xạ đen day, có răng cưa ở rìa.

Cùng thuộc họ xạ còn có cây xạ đỏ, xạ vàng có “ngoại hình” giống cây xạ đen đến trên 90%. Tuy nhiên, vẫn có những đặc điểm khác nhau cơ bản giúp phân biệt bằng mắt thường chính xác.

Điểm khác biệt lớn nhất giữa xạ đen và xạ vàng chính là màu sắc ở lá khi còn tươi. Lá xạ vàng bề mặt khá mỏng, lá già hay non đều có màu xanh nhẹ hơn lá xạ đen, không có màu đỏ tía.

Cây xạ đen khi phơi khô mở ra có mùi thơm dịu nhẹ, lá có độ dai nhất định, bóp thử không dễ bị vụn nát. Thân loài thảo mộc này dù phơi khô nhưng vẫn có hương thơm nhẹ, màu hơi đen thẫm do nhựa chảy ra trong quá trình phơi.

Khi sắc thành nước uống, nước cây xạ đen màu đậm, ban đầu cảm nhận được vị đắng chát, sau rất ngọt và xuống tới cổ họng thì đọc lại vị dịu nhẹ.

Cây xạ vàng sắc lên nước màu ngả vàng hơi nhạt, mùi gỗ hơi ngai ngái, vị nhạt, không được thơm ngọt dịu như cây xạ đen.

Xem thêm:

Sintrom® Các bí quyết để quan hệ tình dục tốt hơn khi bị tiểu đường Cyclobenzaprine Không nên xem thường khi thấy trẻ sơ sinh sút cân Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả bằng phương pháp Đông Y Tác dụng của nấm lim xanh ngâm rượu cách ngâm rượu nấm lim xanh
5/5 - (64 bình chọn)
Exit mobile version