TẠP CHÍ UNG THƯ VIỆT NAM

Tầm soát ung thư toàn thân để bảo vệ sức khỏe

Yếu tố làm nảy sinh ung thư

Cuộc sống hiện đại khiến con người phải chịu tác động từ các yếu tố xấu như ô nhiễm môi trường, thực phẩm bẩn, các chất hóa học gây hại… Hơn thế, lối sống thiếu lành mạnh như sử dụng các chất kích thích, rượu bia, thuốc lá, lười vận động cũng góp phần nảy sinh ung thư.

Thăm khám tầm soát ung thư toàn thân

Tại sao nên tầm soát ung thư toàn thân?

Nhiều người cho rằng ung thư là căn bệnh không thể điều trị khỏi. Đây là một suy nghĩ sai lầm bởi nếu được phát hiện sớm, hầu hết đều có khả năng khỏi hoặc kiểm soát bệnh lâu dài.

Khó khăn nhất khi điều trị ung thư là bệnh ở giai đoạn đầu thường tiến triển từ từ, thầm lặng, không có triệu chứng gì. Khi người bệnh thấy có các dấu hiệu bất thường đi thăm khám thì thường đã vào giai đoạn muộn, khó có thể trị liệu khỏi.

Do đó, theo các chuyên gia y tế thì tầm soát ung thư là cách tốt nhất giúp phòng ngừa và chẩn đoán sớm ung thư. Điều này giúp tăng khả năng điều trị thành công bệnh. Việc thực hiện các biện pháp tầm soát ung thư được chỉ định căn cứ vào giới tính, tiền sử bệnh lý của bản thân, gia đình hay tình hình sức khỏe thực tiễn của bệnh nhân. Khi thực hiện tầm soát ung thư toàn thân người bệnh có thể phát hiện cùng lúc nhiều vấn đề về sức khỏe như mỡ máu, chức năng gan thận,…

Ai nên tầm soát ung thư toàn thân?

Nam nữ ở độ tuổi từ 40 trở lên nên thực hiện tầm soát ung thư toàn thân, nhằm chủ động đối phó với nguy cơ ung thư, bảo vệ sức khỏe bản thân, nên thực hiện 1 lần/năm.

Những người nằm trong nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao như: gia đình có người mắc bệnh ung thư (nhất là khi chẩn đoán ở độ tuổi dưới 40); bản thân đang mắc 1 số bệnh lý có nguy cơ chuyển hóa thành ung thư cao như polyp đại tràng, hội chứng đa polyp tuyến (tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng), viêm loét dạ dày (tăng nguy cơ ung thư dạ dày), bị xơ gan (tăng nguy cơ ung thư gan), hút thuốc lá trong nhiều năm (tăng nguy cơ ung thư phổi)… thì cần thăm khám và thực hiện tầm soát theo chỉ định của bác sĩ. Đối với những người có tiền sử gia đình mắc ung thư thì nên thực hiện 6 tháng 1 lần.

Tầm soát ung thư toàn thân nên thực hiện định kỳ hàng năm, vì khi thấy có các dấu hiệu bất thường mới thăm khám có thể ung thư đã vào giai đoạn cuối.

Nguồn: Vietnamnet.vn

Xem thêm:

5 cách chữa bệnh đái tháo đường tuýp 2 Phẫu thuật tạo hình dương vật: phẫu thuật chuyển giới từ nữ sang nam 7 điều bạn cần biết về sức khỏe nam giới tuổi 40 Quáng gà 8 thời điểm uống nước lý tưởng bạn không nên bỏ qua Nấm lim xanh thái lát
5/5 - (99 bình chọn)
Exit mobile version