Hiện nay thành phố chủ yếu sử dụng nguồn nước máy do 7 nhà máy nước cung cấp, nhưng vẫn còn khoảng 170.000 hộ dân chưa có nước sạch, người dân phải tự tìm nguồn nước, chủ yếu là nước giếng.
Hàm lượng Amoni trong nước giếng cao vượt giới hạn cho phép (9,14%) và có khả năng gây ung thư cho người dùng. Một số địa điểm tuy đã được cung cấp người dân vẫn có thói quen sử dụng nguồn nước ngầm: Quận 8, Quận 9, Quận 12, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Hóc Môn, Bình Tân, Thủ Đức, Bình Chánh, Củ Chi, Nhà Bè.
Bản thân Amoni không quá độc với cơ thể, nhưng nếu tồn tại trong nước với hàm lượng vượt quá tiêu chuẩn cho phép, nó có thể chuyển hóa thành các chất gây ung thư và các bệnh nguy hiểm khác. Các nghiên cứu cho thấy, 1g amoni khi chuyển hóa hết sẽ tạo thành 2,7 g nitrit và 3,65 g nitrat. Trong khi hàm lượng cho phép của nitrit là 0,1 mg/lít và nitrat là 10-50 mg/lít.
Vì sao người dân “chê” nước máy?
Nước giếng bị ô nhiễm nên gia đình đã mua nước đóng bình về sử dụng cho việc ăn uống. Nếu so sánh giữa chi phí mua nước đóng bình và sử dụng nước máy thì cũng tương đương nhau nhưng nước bình ngọt và trong sạch hơn.
Cũng có gia đình phải dùng nước giếng thay cho nước máy, vì dùng nước máy mỗi tháng lại mất vài trăm nghìn đồng. Mặt khác, uống nước giếng quen rồi khó uống nước máy, vì nước máy không có vị ngọt như nước giếng.
Nguồn:http://www.nguoitieudung.com.vn/tphcm-nuoc-gieng-chua-chat-co-nguy-co-se-gay-ung-thu-d47711.html
Bài viết tương tự
MỘT DƯỢC Thuốc L tyrox là thuốc gì? Thuốc Betahistine là thuốc gì? Cây thương lục Thuốc Hydroxychloroquine là thuốc gì? Bán nấm lim xanh rừng Tiên Phước: Giá bán, nơi mua ở 63 tỉnh thành