Trẻ bị đau dạ dày nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm Helicobacter pylori (Hp). Tại bệnh viện Nhi T.Ư mỗi tháng có khoảng 200 bệnh nhi đến khám và được chẩn đoán bị các bệnh liên quan đến dạ dày.
Stress và nhiễm khuẩn gây đau dạ dày
Bé Nguyễn Quốc Thắng 11 tuổi trú tại Hà Nội vào nhập viện vì có những cơn đau đầu, chóng mặt, choáng váng, da xanh nhợt nhạt – chị Lê Thị Bích Liễu mẹ của bé cho biết.
Thấy xuất hiện tình trạng trên, gia đình đưa bé tới khám Bệnh viện Huyết học và Truyền máu T.Ư, vì nghĩ con thiếu máu nên cơ thể mới xanh xao đến vậy. Bác sĩ chẩn đoán Thắng bị thiếu máu nên truyền máu và cho chuyển sang Bệnh viện Nhi T.Ư để tiến hành kiểm tra chuyên sâu. Tại đây, các bác sĩ xác định Thắng bị xuất huyết đường tiêu hóa, viêm loét hành tá tràng.
Ngoài Thắng, bệnh viện nhi cũng tiếp nhận nhiều ca bệnh trẻ mắc phải các triệu chứng bệnh đau dạ dày. Bệnh nhi N.V.T ( Bắc Ninh) nhập viện trong tình trạng cấp cứu vì bị xuất huyết dạ dày với khối lượng máu lên tới 1 lít do không được phát hiện sớm.
Do mắc sai lầm từ phía gia đình, khi bé kêu đau bụng âm ỉ, gia đình nghĩ bé bị đau bụng giun nên cho uống thuốc tẩy giun. Đến khi xuất hiện những cơn đau quằn quại, gia đình vội đưa đến Bệnh viện Nhi T.Ư và đươc cho biết bé T bị xuất huyết dạ dày nặng.
Trẻ bị đau dạ dày do áp lực học tập, ăn uống dẫn tới stress, căng thẳng. Hiện nay, các bậc phụ huynh luôn chạy theo xu hướng mà quên đi cảm giác của con em mình, đặc biệt là đặt áp lực lên việc học cho con. Chị H.M.H. (Hà Nội) cho biết, thấy các bạn cùng lớp con học thêm nhiều nên chị cũng cho con là bé M.A.T. (10 tuổi) học thêm mấy môn. Học hành bị áp lực và bị ép ăn dẫn tới bé bị stress.
Phụ trách Khoa Tiêu hóa – Bác sĩ Bùi Thu Hương cho biết, stress ở trẻ có thể gây ra các bệnh về tiêu hóa như hiện tượng trào ngược dạ dày – thực quản gây ợ nóng, trào lên họng sẽ gây ho. Hiện tượng này lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ gây viêm loét dạ dày.
“Tác nhân gây ra các bệnh dạ dày ở cả người lớn và trẻ em là vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp) bằng nhiều cách xâm nhập vào thực phẩm rồi vào cơ thể con người gây bệnh”, Thạc sĩ Nguyễn Thị Út – Khoa Tiêu hóa (Bệnh viện Nhi T.Ư) cho biết.
Có tới 70% số trẻ bị bệnh do nhiễm vi khuẩn Hp do ăn uống những thực phẩm không đảm bảo vệ sinh. Ngoài ra, chúng còn sinh sôi ở trong nước bọt, lợi và chân răng của con người. Và việc người lớn nhai thức ăn rồi mớm cho trẻ ăn là nguyên nhân gây ra căn bệnh này.
Theo bác sĩ Hương cho biết, các bậc phụ huynh ép trẻ học quá nhiều, ăn uống không theo ý muốn và sở thích sẽ gây áp lực, căng thẳng cho trẻ dẫn đến tình trạng đau bụng. Lâu dần sẽ hình thành căn bệnh đau dạ dày.
Sai lầm trong nhận thức
Những sai lầm trong tư tưởng của người lớn gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Họ chỉ nghĩ người lớn mới mắc bệnh này cho nên khi chẩn đoán bệnh ở trẻ thì đã rất nặng. Bác sĩ Hương cho biết, một số trẻ bị đau dạ dày có biểu hiện đau bụng âm ỉ, có khi kéo dài đến vài tháng. Nhưng cũng có nhiều trường hợp trẻ có các cơn đau cấp tính như đau bụng dữ dội, nôn ra máu, đi ngoài phân đen.
Khi trẻ bị đau dạ dày có những dấu hiệu khác so với người lớn nên nhiều cha mẹ không nghĩ con mình bị đau dạ dày. Thay vì chỉ đau vùng thượng vị như người lớn, những cơn đau ở trẻ diễn ra khắp bụng.
Tỷ lệ trẻ bị đau dạ dày ngày càng gia tăng. Do vậy, cha mẹ cần lưu ý đến những biểu hiện bệnh của con để phát hiện sớm bệnh, tránh những biến chứng nguy hiểm cho trẻ.
Xem thêm : Ung thư dạ dày
Nguồn: http://thanhnien.vn/suc-khoe/tre-mac-benh-dau-da-day-gia-tang-118641.html
Bài viết tương tự
mật ong có nên dùng chung với đông trùng hạ thảo 2022 Đông trùng hạ thảo nước là gì? Có Tốt không? Sản phẩm phổ biến Nấm Linh Chi Có Thật Sự Tốt Cho Bệnh Đại Tràng Co Thắt? bột trà xanh mật ong trị mụn 2022 Viên uống Adagrin – Công dụng, lưu ý và đánh giá chi tiết từ người dùng Nấm lim xanh giả tác hại của nấm lim xanh giả Trung Quốc nhập lậu