TẠP CHÍ UNG THƯ VIỆT NAM

Không phải lo lằng vì viêm loét miệng lưỡi khiến bạn khó chịu nữa

Nguyễn Thị Giang (Gia Lai) nhờ sự tư vấn của bác sĩ:

– Tôi rất hay bị viêm loét miệng lưỡi, mỗi đợt bị kéo dài tới 4 -7 ngày, khỏi rồi sau đó lại tái phát khiến ăn uống rất khó khăn và bất tiện trong sinh hoạt. Có người bảo tôi bị thiếu vitamin nhưng tôi vẫn lo lắng. Vậy xin bác sĩ tư vấn giúp tôi.

Viêm loét miệng lưỡi là loại bệnh gây ra sự khó chịu.

Theo bác sĩ Nguyễn Trong:

– Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm loét miệng lưỡi như: nhiễm vi khuẩn, nhiễm nấm; cũng có thể là dấu hiệu của nhiễm virut Herpes; là bệnh loét Aphthous; ổ vi khuẩn trong chiếc răng sâu, chứng viêm quanh răng, viêm tủy răng cũng có thể gây nhiễm khuẩn vùng mô niêm mạc miệng tạo ra những vết loét; thiếu vitamin C, PP, B6, B12, thiếu sắt cũng là một trong những nguyên nhân đáng kể gây lở miệng. Nguy hiểm hơn, loét miệng còn là triệu chứng ban đầu của một số bệnh tự miễn như bệnh bóng nước, hay với một số ít trường hợp là dấu hiệu nhận biết sớm của ung thư vòm họng, ung thư lưỡi.

Viêm loét miệng lưỡi ở các mức độ khác nhau.

Tùy vào nguyên nhân gây ra bệnh và tình trạng bệnh mà các bác sĩ có chỉ định cụ thể như:

Nếu nguyên nhân do vi khuẩn, nấm, thiếu vi chất hay sâu răng là những nguyên nhân dễ nhìn thấy, có thể phòng ngừa được. Điều cần thiết là phải vệ sinh răng miệng tốt, nên ăn nhiều rau xanh, trái cây để tránh thiếu các vitamin.

Khi đã mắc phải bệnh này, tình trạng viêm loét cũng có thể tự lành dù không điều trị, tuy nhiên sau đó cũng dễ tái phát. Để vết loét nhanh lành, người bệnh nên hạn chế hút thuốc, uống rượu hoặc dùng thực phẩm quá cay, mặn, nóng… Không nên tự ý điều trị theo kinh nghiệm hay lời mách bảo của người khác mà nên đi khám sớm tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Nếu bị nhiễm nấm, vi khuẩn thì bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng kháng sinh, kháng nấm trong khoảng 1-2 tuần, bệnh có thể sẽ dứt hẳn, không tái phát.

Viêm loét miệng lưỡi là bệnh dễ mắc phải. Tuy nhiên, việc phòng ngừa khá đơn giản như: vệ sinh răng miệng sạch sẽ, bổ sung các vitamin cần thiết,… tuy nhiên trong các trường hợp nặng, bạn vẫn cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ nhé!

Trích nguồn: http://news.zing.vn/chua-tri-viem-loet-mieng-luoi-post501427.html

Xem thêm:

hoi cach dung thuoc u dai trang Viêm xung huyết dạ dày có ảnh hưởng đến tim mạch không? Sâm Ngọc Linh là gì, cách dùng và công dụng Xin được tư vấn Viem loet hang vi Nấm lim xanh chữa bệnh tiểu đường như thế nào và cách dùng tốt
5/5 - (88 bình chọn)
Exit mobile version