TẠP CHÍ UNG THƯ VIỆT NAM

Ứng dụng hóa mô miễn dịch để phát hiện ung thư biểu mô tuyến giáp

Ung thư biểu mô tuyến giáp (UTBMTG) là căn bệnh ác tính xảy ra ở các tuyến nội tiết, đây là căn bệnh khá phổ biến ở nước ta, xếp thứ 6 trong các loại ung thư ở nữ giới. Theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới, UTBMTG được chia thành 12 tuýp, chủ yếu là loại biệt hóa cao, có độ ác tính thấp và tiên lượng thuận lợi. Tuy nhiên, có khoảng 1-2% là loại không biệt hóa với độ ác tính cao và tiên lượng xấu. UTBMTG không biệt hóa được coi là nhóm các khối u dị sinh ít hoặc không có bằng chứng của sự biệt hóa dưới góc độ hình thái mô học thông thường. Do vậy, chẩn đoán mô bệnh học UTBMTG thể không biệt hóa trên tiêu bản nhuộm Hematocylin hoặc Eosin và việc xác định nguồn gốc tuyến giáp của khối u cũng như mức độ tăng sinh của chúng gặp rất nhiều khó khăn. Các nghiên cứu cho thấy, ứng dụng hóa mô miễn dịch có thể khắc phục được những hạn chế nêu trên.

Tế bào ung thư biểu mô tuyến giáp

Tế bào ung thư biểu mô tuyến giáp

Hiện nay các nhà khoa học đã áp dụng phương pháp hóa mô miễn dịch để chẩn đoán ung thư biểu mô tuyến giáp biệt hóa. Đây là kỹ thuật nhuộm đặc biệt, phương pháp này sử dụng kháng thể đặc hiệu có tác dụng xác định sự hiện diện của các kháng nguyên tương ứng trên các lát cắt mô học hoặc trên các loại tế bào có trong mô. Kỹ thuật hóa mô miễn dịch đang được nhiều nước ứng dụng rộng rãi. Tuy nhiên cho đến nay, ở nước ta có rất ít công trình nghiên cứu ứng dụng hóa mô miễn dịch chẩn đoán UTBMTG không biệt hóa.

Người đã thử nghiệm thành công nghiên cứu ứng dụng hóa mô miễn dịch chính là trung úy, Bác sĩ Nguyễn Thùy Linh, Khoa Giải phẫu bệnh-Y pháp, Bệnh viện 103 (Học viện Quân y). Phương pháp này nhằm xác định một số đặc điểm chung và mô bệnh học của bệnh; xác định tỷ lệ bộc lộ của một số dấu ấn miễn dịch và giá trị của hóa mô miễn dịch trong chẩn đoán. Trên cơ sở nghiên cứu, tác giả kiến nghị cần sử dụng hóa mô miễn dịch để chẩn đoán UTBMTG không biệt hóa thông qua bốn nhóm dấu ấn miễn dịch: Các dấu ấn chẩn đoán đặc hiệu (thyroglobulin; TTF-1, CEA); các dấu ấn xác định nguồn gốc biểu mô (CKAE1/AE3, EMA, CK7, CK20, CK5/6); dấu ấn xác định nguồn gốc trung mô (vimentin) và dấu ấn tiên lượng (p53, Ki67).

Việc ứng dụng kết quả nghiên cứu sẽ giúp nâng cao đáng kể chất lượng điều trị bệnh nhân UTBMTG không biệt hóa trên cơ sở chẩn đoán chính xác các biến thể cũng như đánh giá chính xác hơn trong tiên lượng bệnh.

Việc ứng dụng phương pháp hóa mô miễn dịch giúp các bệnh nhân có thể phát hiện ung thư biểu mô tuyến giáp, đánh giá chính xác hơn để tìm ra các cách điều trị hiệu quả.

Nguồn báo: Quân đội nhân dân

Xem thêm:

Trị trào ngược dạ dày bằng nghệ – Bài thuốc quý không nên bỏ qua ung thư phổi giai đoạn cuối Hội chứng đuôi ngựa là gì? Chẩn đoán và cách điều trị Chạy thận nhân tạo là gì? Quy trình ra sao – Bệnh nhân cần lưu ý gì? Ung thư vú có uống được CumarGold không Bán nấm lim xanh ở Bắc Kạn và uống nấm lim xanh có tác dụng gì?
5/5 - (80 bình chọn)
Exit mobile version