Vai trò của chế độ ăn khoa học với người bệnh
Hầu hết những sai lầm phổ biến mà người mắc bệnh ung thư mắc phải là họ đều cho rằng: hạn chế ăn, ăn ít hoặc không ăn các thực phẩm bổ dưỡng sẽ có thể ngăn chặn được sự phát triển của các tế bào ung thư. Điều đó hoàn toàn là cách nghĩ sai làm. Với cách đó, vô tình bạn cũng khiến cho cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng, kéo theo đó sẽ làm suy giảm sức khỏe, hệ miễn dịch không đủ sức để đề kháng với các bệnh khác…
Hiện nay trên thực tế, đa phần các bệnh nhân điều trị ung thư không chết vì bệnh mà họ thường tử vong vì suy kiệt, không thể vượt qua được các đợt điều trị hóa chất, xạ trị hay thuốc. Các chuyên gia y tế đều cho rằng, lối sống lạc quan, tin tưởng vào quá trình điều trị, cộng thêm việc tăng cường sức khỏe sẽ giúp các bệnh nhân ung thư vượt qua được những giai đoạn điều trị khó khăn.
Các chuyên gia cho biết, một trong những chìa khóa nhằm làm giảm nguy cơ phát triển của các loại ung thư khác nhau đó là việc mang đến một sức khỏe tốt cho các tế bào trong cơ thể, làm tăng khả năng chịu đựng và đối phó với các chất độc hại. Đó là lý do mà các chuyên gia y tế đã chỉ ra, một chế độ ăn cân bằng, hợp lý, trong đó bao gồm các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa và các vitamin sẽ đem đến những tác động tích cực, hỗ trợ hoạt động của các gốc tự do.
Nên ăn như thế nào gì?
Người đang mắc bệnh ung thư cần phải có một chế độ ăn đầy đủ thực phẩm đảm bảo các nhóm chất: đạm, bột đường, béo, vitamin và khoáng chất. Tùy theo giai đoạn bệnh lý, tuổi tác, giới tính mà có chế độ ăn và cách chế biến khác nhau. Trước khi bắt đầu điều trị cần hướng dẫn bệnh nhân duy trì tốt chế độ ăn đã có, không nên thay đổi khẩu phần ăn để tránh việc bồi dưỡng, bổ sung nhiều dưỡng chất dẫn đến tăng cân, béo phì. Nên ăn nhiều rau, củ, quả, hạn chế thức ăn chứa nhiều chất béo, thức ăn chế biến sẵn.
Theo lời khuyên của các bác sỹ, một chế độ ăn giàu vitamin, sắt và khoáng chất, chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh. Trong đó, rau và các loại ngũ cốc có thể bổ sung gần như đầy đủ các chất có lợi cho bạn. Bên cạnh đó, bạn cũng cần tiêu thụ nhiều thực phẩm hữu cơ và uống nhiều nước (khoảng 1 – 1,,5 lít nước mỗi ngày). Nên nhớ, bạn nên ăn chậm, nhai kỹ và cũng nên uống nhiều trà xanh, bởi trà xanh đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị và phòng chống ung thư.
Bạn cần đảm bảo cơ thể được nghỉ ngơi đủ, ăn uống hợp lý, nên ăn nhiều lần trong ngày. Ăn những đồ ăn ưa thích, đi bộ từng quãng đường ngắn hoặc tập thể dục thường xuyên, nghe những bản nhạc nhẹ nhàng để giảm bớt sự mệt mỏi và nâng cao tinh thần.
Người bệnh nên ăn gì thì tốt?
Các loại rau – củ – quả: Trái cây và rau quả có màu sắc sặc sỡ giàu chất chống ung thư, ngăn ngừa nguy cơ ung thư đại tràng, thực quản, và ung thư thận. Bên cạnh đó nó cũng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, giúp duy trì trọng lượng cơ thể. Các chuyên gia khuyên bạn nên ăn nhiều loại rau quả có màu xanh đậm, đỏ, cam… Đặc biệt, những giống rau thuộc họ cải như cải xoăn, bông cải xanh, súp lơ, bắp cải, củ cải xanh, củ cải, cải xoong… là những loại rau chứa nhiều chất glucosinolate, giúp kiềm chế khối u phát triển.
Nho: Nho và nước ép nho, đặc biệt là nho màu tím và màu đỏ, có chứa lượng resveratrol cao. Resveratrol có chất chống oxy hóa mạnh và đặc tính kháng viêm. Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy chúng ngăn cản thiệt hại có thể kích hoạt quá trình ung thư trong các tế bào.
Cà chua: Theo một số nghiên cứu, ở cà chua có chứa chất lycopene, là loại sắc tố mang màu đỏ cho quả cà chua, ngoài ra còn giúp giảm nguy cơ của nhiều loại ung thư, như ung thư tuyến tiền liệt. Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng các sản phẩm cà chua chế biến như nước trái cây, nước sốt, cũng làm tăng khả năng chống ung thư.
Trà: Trong trà, đặc biệt là trà xanh, chứa nhiều chất chống oxy hóa có thể làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư. Các chuyên gia đều cho rằng, chất chống oxy hóa có trong trà có thể làm chậm sự lão hóa và ngăn ngừa bệnh tim, đột quỵ và ung thư. Một lượng lớn chất chống oxy hóa được tìm thấy trong lá trà xanh giúp ngăn chặn quá trình sản xuất các enzyme có hại cho cơ thể, ngăn ngừa sự xâm lấn của các khối u, hạn chế sự phát triển ung thư, đặc biệt với các loại ung thư như: ruột, gan, vú, tuyến tiền liệt, mô phổi và da.
Nghệ: Thành phần chính của nghệ là curcumin. Đây là chất đã được chứng minh có khả năng làm chậm sự phát triển tế bào ung thư, giảm viêm, làm chậm sự chuyển đổi từ tế bào bình thường thành các tế bào ung thư. Ngoài ra, curcumin còn giúp cơ thể tiêu diệt các tế bào ung thư đã bị đột biến nên nó không thể lây lan khắp cơ thể, tấn công các tế bào ung thư nhiều hơn các tế bào thường, tăng cường hệ thống miễn dịch, đồng thời nghệ còn ức chế tăng sinh mạch máu mới, hạn chế sự di căn của tế bào ung thư.
Thực phẩm có chứa folate: Folate có nhiều trong các loại thực phẩm như măng tây và trứng. Ngoài ra, chất này cũng có trong một số các loại đậu, hạt hướng dương, và lá rau xanh như cải bó xôi hoặc rau xà lách. Đây cũng là một trong những loại chất giúp người bệnh kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư.
Trên đây là một số loại thực phẩm cần thiết để kết hợp trong chế độ dinh dưỡng khoa học cho người bệnh ung thư giúp bệnh nhân có sức khỏe tốt chiến đấu chống lại căn bệnh này.
Ngoài ra bạn cũng nên xây dựng cho mình một chế độ tập luyện để chống bệnh ung thư để có kết quả điều trị bệnh tốt hơn.
Nguồn: http://thethaovietnam.vn
Bài viết tương tự
Các bài thuốc nam chữa tiểu đường hiệu quả Cửu Thái Tử ( Hạt Hẹ) Cây bạng hoa Trị bệnh gout (gút) bằng quả chuối hột và củ ráy Cẩu tích bổ gan, thận, mạnh gân cốt Nấm lim chữa bệnh gì cách dùng nấm lim xanh trị bệnh viêm gan?