Khi chia sẻ về thành công của ca phẫu thuật ghép tế bào gốc này, giám đốc bệnh viện Truyền máu huyết học TP.HCM – bác sỹ Phù Chí Dũng cho biết, bệnh nhân được ghép là anh Cao Xuân Hiệp, 21 tuổi, ở Đồng Nai. Anh Hiệp được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu cấp dòng tủy. Người cho mảnh ghép là chị ruột của anh.
Ca phẫu thuật ghép tế bào gốc được thực hiện chính xác đến từng chi tiết nhỏ. Cụ thể là khi các xét nghiệm đánh giá tình trạng sức khỏe của bệnh nhận đạt tiêu chuẩn, chị của bệnh nhân đã được các bác sĩ thu thập, xử lý máu ngoại vi bằng hệ thống tự động chuyên biệt. Số máu này được bảo quản với hệ thống đông lạnh tự động Bioarchive và ni tơ lỏng ở điều kiện âm 196 độ C trong 20 ngày.
Để tiến hành được ca phẫu thuật ghép tế bào gốc thành công đã có một hội đồng khoa học của bệnh viện nghiên cứu và đồng ý tiến hành giải đông các mẫu tế bào gốc. Nhưng mẫu tế bào gốc này phải trong điều kiện vô trùng tuyệt đối và truyền ghép cho anh Hiệp qua đường tĩnh mạch trung tâm. Diễn tiến cuộc ghép được theo dõi sát bởi đội ngũ chuyên gia có hơn 20 năm kinh nghiệm ghép tủy xương của Bệnh viện Truyền máu huyết học.
Được biết, sau khi được thực hiện phẫu thuật ghép tế bào gốc thì sức khỏe của anh Hiệp dần ổn định lên,mảnh ghép đã mọc và phát triển tốt trong cơ thể. Theo bác sĩ Dũng, trong suốt cuộc ghép, bệnh nhân không phải sử dụng kháng sinh tĩnh mạch.
Như vậy với sự thành công của ca Phẫu thuật ghép tế bào gốc đã đem lại những hy vọng mới cho các bệnh nhân ung thư bạch cầu.
Nguồn:http://giadinh.net.vn/thanh-tuu-y-hoc/ca-ghep-te-bao-goc-tao-mau-dau-tien-tai-viet-nam-20130528083840248.htm
Bài viết tương tự
Hướng dẫn chữa á sừng bằng lá lốt đúng cách giúp bệnh mau khỏi Ủy ban cấp cao kêu gọi hành động để chống lại các bệnh mãn tính chết người Phong thấp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 5 loại dầu gội trị viêm da tiết bã tốt nhất hiện nay Phòng khám Siêu âm – Bác sĩ Thành Nấm lim có độc không cách sơ chế nấm lim xanh loại bỏ các độc tố