Một nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Journal of Pain and Symptom Management chỉ ra rằng những bệnh nhân cảm thấy lo âu và trầm cảm ngay sau khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi có khả năng chết sớm hơn so với bệnh nhân đón nhận “hiểm” tin này một cách bình thản.
Phát hiện này dựa trên dữ liệu thu thập từ 684 bệnh nhân vào thời điểm đã trải qua đợt điều trị cho giai đoạn 3 của bệnh ung thư phổi. Kết quả cho thấy những bệnh nhân lo lắng và chán nản thường chết sớm hơn những bệnh nhân khác bất kể tuổi tác, giới tính, dân tộc, loại khối u và phương pháp điều trị.
Phát biểu trên Science Daily, tác giả chính của nghiên cứu – tiến sĩ Robert Olson – cho biết việc thiếu sự hỗ trợ của xã hội và người thân làm tăng cảm giác lo lắng và trầm cảm, có thể đóng một vai trò yếu điểm cho vấn đề này. Phát hiện này không chỉ dành riêng cho bệnh nhân ung thư phổi mà còn có liên quan đến cả những bệnh nhân bị ung thư vú.
Tuy phát hiện này khiến nhiều người bị ung thư cảm thấy ‘sụp đổ hoàn toàn’, nhưng đừng vội nản lòng bởi việc xử lý căng thẳng là chìa khóa để đảm bảo bệnh không quay trở lại.
Vậy, làm thế nào để giảm bớt sự căng thẳng khi bị ung thư? Theo một nghiên cứu công bố trên tạp chí Cancer, các nhà khoa học đã phát hiện ra phương pháp AIM-FBCR (can thiệp vú). Kết quả cho thấy những bệnh nhân nhận được 8 buổi điều trị can thiệp này đã có sự cải thiện đáng kể đối với những lo lắng về sức khỏe.
Ngoài ra, còn có một số cách khác để quản lý căng thẳng trong quá trình điều trị ung thư là tránh những yếu tố gây căng thẳng, không ngại nói “không” khi không muốn làm gì đó, tập thể dục thường xuyên, đảm bảo ăn uống tốt và có giấc ngủ ngon.
Bên cạnh đó, yoga hoặc thiền cũng được chứng minh có thể giúp thư giãn và giảm stress trong và sau một cơn bệnh ung thư. Một nghiên cứu năm 2014 cho thấy tập yoga giúp những người sống sót ung thư vú ngủ tốt hơn và thậm chí còn có thể giúp giảm viêm sau khi điều trị. Chỉ cần 12 tuần thực hành yoga là đủ để giúp giảm mệt mỏi đến 57% và giảm viêm đến 20%.
Bài viết tương tự
Cây Đại Kích Đài Vàng Viêm xoang gây đau răng: Nguyên nhân do đâu? Điều trị thế nào? Tác dụng của cây An Xoa Bài thuốc gia truyền chữa bệnh mất ngủ Vảy nến toàn thân: Bệnh lý nguy hiểm cần được điều trị sớm Cách sử dụng nấm lim xanh Tiên Phước cách chế biến nấm lim xanh