Phụ gia chứa hóa chất Trung Quốc
Lẩu đã trở nên quen thuộc ở tất cả các tuyến phố tại Hà Nội, những nồi lẩu nghi ngút khói, thực khách ngồi chật cứng nhất là vào những ngày rét lạnh.
Không thể sử dụng cách đun nước lẩu truyền thống do mật độ khách dày đặc và nhu cầu phục vụ cao. Thay vào đó chủ cửa hàng sẽ dùng phụ gia từ hóa chất làm nước lẩu, vừa ngon, vừa rẻ lại tiện dụng.
Các loại gia vị, phụ gia này có thể chứa các hóa chất độc hại như: NO2, HCHO… Khi cho các loại hóa chất vào nồi lẩu thì nhanh nhừ, màu sắc hấp dẫn hơn, nước lẩu có mùi thơm phức, vị cay cay. Khi đưa vào cơ thể sẽ tác động vào máu, chiếm oxy và ảnh hưởng đến các chức năng của cơ thể. Còn đối với các loại thực phẩm nhập lậu chế độ bảo quản và chất lượng kém nên nhiều thực phẩm đã phân hủy, bốc mùi hoặc nhiễm hóa chất… rất hại cho sức khỏe người tiêu dùng.
Nguy cơ ung thư khi đun nước lẩu trong thời gian dài
Một mặt nước lẩu được nêm bằng phụ gia chứa chất độc hại, mặt khác nước lẩu được các nhà hàng tái sử dụng để tiết kiệm, tăng lợi nhuận. Điều này là vô cùng nguy hiểm bởi khi đun lâu sẽ khiến nồi lẩu biến chất, sản sinh ra nhiều chất độc khác có hại cho cơ thể.
Theo một cuộc nghiên cứu khảo sát thì thời gian ăn lẩu càng dài thì hàm lượng nitrit trong nước lẩu lại càng tăng. Sau 90 phút, nước lẩu dưa chua có nồng độ nitrit cao nhất, cao gấp 9.38 lần so với lúc đầu, lẩu hải sản có nitrit cao gấp 7,06 lần. Lẩu nước hầm xương và lẩu vịt có lượng nitrit nhỏ hơn là 2,88 lần và 3,05 lần.Lúc nồi lẩu bắt đầu sôi, nồng độ nitri trong nước lẩu không quá cao, chỉ khoảng 1,3 đến 1,8 mg/ lít. Tuy nhiên, thời gian ăn lẩu càng kéo dài, nồng độ nitri càng lúc càng cao. Nước lẩu dưa chua có hàm lượng nitrit cao nhất là 15,73 mg/ l, lẩu hải sản có nồng độ 12,70 mg/l.
Với hàm lượng axit amin khá cao trong nước lẩu kết hợp cùng nitrit trở thành một loại hợp chất gây ung thư nitrisamine. Nếu như thường xuyên ăn lẩu, những yếu tố gây ung thư sẽ có cơ hội phát triển.
Cách nhận biết nồi lẩu có hóa chất
Nồi lẩu có chứa phụ gia gây hại khi mới mang ra sẽ có mùi thơm ngọt ngào. Thông thường, nước lẩu được ninh từ thịt và xương sẽ có mùi thơm thanh nhẹ mà chỉ khi ninh thật lâu hoặc trong khi thưởng thức mới có thể cảm nhận được hương vị này.
Màu sắc nước lẩu là yếu tố quan trọng để nhận biết lẩu có chứa hóa chất hay không? Nếu nước lẩu màu đỏ hồng, chắc chắn có chất phụ gia, bởi nước lẩu được ninh theo phương pháp truyền thống dù cho bao nhiều ớt cũng không đỏ được như vậy.
Lẩu chỉ có vị thanh khi nó không chứa hóa chất phụ gia. Nếu cay, cũng là cảm giác cay mượt. Chỉ sa tế có chất hoá học mới mang lại vị cay kích thích đến tê người. Nếu nước lẩu màu hồng nhạt, cay xè kích thích và có vị ngọt đậm thì chắc chắn đó là sản phẩm của công nghệ gia vị tạo ngọt tạo cay và màu hóa học.
Những nồi lẩu chứa hóa chất độc hại sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người dùng. Hạn chế ăn lẩu là cách để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.
Xem thêm: Ung thư dạ dày
Nguồn: http://thethaovietnam.vn/trang-chu-noi-bat/mua-lanh-can-trong-voi-lau-hoa-chat-gay-ung-thu-284-154829.html
Bài viết tương tự
Top 16 cách trị nổi mề đay tại nhà an toàn, hiệu quả Hướng dẫn chi tiết Lá móng tay Bị suy giảm trí nhớ phải làm sao? Phương pháp điều trị hiệu quả Vảy trút chữa mề đay có hiệu quả, an toàn không? Xem ngay cách chữa Cây hạ khô thảo Nấm lim xanh ngâm rượu như thế nào cho tốt?