Mối nguy hại mang tên “mỳ ăn liền”
Theo nghiên cứu, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và tim mạch ở những người sử dụng mỳ ăn liền nhiều hơn 3 lần/tuần cao hơn nhiều so với những người khác. Mỳ ăn liền còn được xem là là thực phẩm rất “cứng đầu” đối với hệ tiêu hóa.
Mỳ ăn liền là thực phẩm gắn liền với giới sinh viên, những người có ít thời gian và hạn hẹp về kinh tế. Hầu hết mọi người đều biết, mỳ ăn liền không có giá trị về dinh dưỡng, nhưng ít ai nghĩ rằng chúng cũng gây ra những nguy hại tương tự như khoai tây chiên, xúc xích hay Hamburger.
Tuy nhiên, một nghiên cứu của tiến sỹ Braden Kuo – tại Bệnh viện cộng đồng Massachsetts (Mỹ) cho thấy rằng, mỳ ăn liền gây ra những tác hại khôn lường cho hệ tiêu hóa. Để thực hiện nghiên cứu này, ông Kuo đã quan sát dạ dày và đường tiêu hóa của những người tham gia thí nghiệm sau khi họ ăn mỳ ăn liền bằng việc sử dụng dụng một chiếc camera siêu nhỏ. Nếu bạn ăn mỳ tươi sau 2 giờ đã được tiêu hóa, nhưng với mỳ ăn liền vẫn còn nguyên sợi trong dạ dày. Điều đó chứng tỏ món ăn thông dụng này rất nguy hiểm với cơ thể.
Do vậy, mỳ ăn liền sẽ gây ra áp lực lớn hơn cho hệ tiêu hóa, bắt chúng phải làm việc nhiều hơn và về lâu dài sẽ gây ra nhiều bệnh lý cho đường tiêu hóa.
“Ngậm chất độc” khi ăn mỳ ăn liền
Với những thức ăn thông thường, hệ tiêu hóa sẽ tự động hấp thu hết chất dinh dưỡng và đào thải những chất cặn bã ra ngoài. Tuy nhiên, với mỳ ăn liền, hệ tiêu hóa sẽ bị “bắt ép” hấp thu những chất độc hại có trong sản phẩm này, đặc biệt là chất TBHQ – một chất chống oxy hóa. Loại phụ gia này sẽ nằm trong dạ dày của chúng ta cùng với những sợi mỳ khó tiêu hóa trong thời gian dài và không ai có thể đoán được tác hại của chúng đến sức khỏe ra sao. Để dẫn chứng cho tác hại của TBHQ, tiến sỹ Kuo cho biết thêm: “TBHQ là sản phẩm phụ dùng trong ngành công nghiệp dầu khí, thường được xem như là một chất chống oxy hóa.
Điều nguy hiểm, TBHQ là một loại hóa chất tổng hợp. Loại hóa chất tổng hợp này giúp kéo dài thời gian sử dụng thực phẩm chế biến sẵn bởi chúng có thể ngăn cản quá trình oxy hóa của chất béo và dầu. Hiện nay, TBHQ được dùng trong việc chế biến các loại thức ăn nhanh và đóng gói, và đặc biệt, chúng cũng được tìm thấy trong véc ni, sơn mài, các sản phẩm thuốc trừ sâu, mỹ phẩm và nước hoa.
Tại một cuộc họp gần đây, TBHQ đã được xác định là an toàn nếu tiêu thụ ở mức 0-0.5mg/kg. Xác nhận này được công bố bởi các chuyên gia thuộc tổ chức FAO và WHO. Nếu tiêu thụ vượt quá mức “an toàn”, ví như vượt mức 5 gram TBHQ là chúng ta có thể tử vong.
Chất TBHQ có thể gây ra các triệu chứng như mê sảng, ói mửa, ù tai, mệt mỏi, đột quỵ… Vì vậy, mọi người nên hạn chế sử dụng sản phẩm mỳ ăn liền để đảm bảo cho sức khỏe, tránh những nguy hại khôn lường từ mỳ ăn liền.
Nguồn: news.zing.vn
Bài viết tương tự
Cây núc nác điều trị giang mai, bệnh ngoài da Giải đáp thắc mắc tiểu đường ăn mì gói được không? Cà gai leo uống có hại dạ dày không? Bài thuốc chữa táo bón bằng quả La hán hiệu quả dễ làm Khó tin Hành trình kết thúc tình trạng viêm da hơn 20 năm sau 3 tháng của nữ nhân viên văn phòng Mua nấm lim xanh ở đâu là tốt nhất đúng giá nấm lim xanh tự nhiên