Hay đơn giản là khi bạn bị đau họng, bạn có thể tự kiểm tra liệu mình bị viêm nhiễm, chỉ là cơn đau nhẹ hay thậm chí dấu hiệu của ung thư bằng phương pháp sau đây trước khi đi khám bác sỹ.
Bước 1. Hãy nói “A”.
Hãy đứng trước gương, há to miệng bằng cách nói “a” và soi đèn về phía họng để quan sát tốt hơn cổ họng của mình. Tuy đây là một bước cơ bản nhưng có thể đánh giá được vòm miệng mềm, mô thịt mềm nằm ở phần cuối của vùng phía trên miệng, tiến sĩ Landon J. Duyka, chuyên khoa tai- mũi- họng của Bệnh viện Forest (Mỹ) giải thích.
Bước 2. Kiểm tra họng.
Sau đó, hãy kiểm tra xem trong họng có nốt hay màu sắc khác thường hay không. Đôi khi, những nốt đỏ trên cổ họng chỉ là mô bạch huyết bình thường có tác dụng chống lại viêm nhiễm, tiến sĩ Duyka nhận định. Nếu những nốt đỏ này gây ra đau đớn, bị loét và xuất hiện trên cả lưỡi lẫn cổ họng, chúng có thể báo hiệu sự xâm nhập của các con virus, đặc biệt là khi bạn đang sốt thì ngay lập tức bạn nên đi gặp bác sỹ. Những nốt trắng cũng là dấu hiệu nhiễm trùng. Nốt có màu trắng phấn và nằm trên amiđan, có thể là sỏi amiđan. “Chúng được tạo ra bởi các vi khuẩn vô hại trong cổ họng và không nguy hiểm”, bác sĩ Duyka nói.
Bước 3. Kiểm tra hạch bạch huyết.
Hạch bạch huyết thường mềm, có kích thước bằng hạt đậu, nằm dưới xương hàm, có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể. Tiến sĩ Duyka cho biết, nếu chúng sưng lên và bạn cảm thấy đau, có thể bạn đã bị nhiễm trùng. Bạn có thể dùng 3 ngón tay là ngón cái, ngón trỏ và ngón tay giữa áp sát vào nhau, sau đó sờ theo phần cơ chéo nối từ tai xuống phần xương quai xanh để kiểm tra hạch bạch huyết. Nếu ảm thấy có các hạch sung và có u tức là bạn có thể đã bị nhiễm trùng. Tuy nhiên, đây lại là dấu hiệu tốt cho thấy vi khuẩn bị giữ lại và tiêu diệt để các phần khác của cơ thể không bị viêm nhiễm.
Đặc biệt hơn, trong trường hợp hạch sưng to hơn một viên đá cẩm thạch và sau 1 tháng đã khỏi bệnh mà hạch không trở lại kích thước bình thường thì hãy đi khám bác sĩ để đề phòng nguy cơ bị ung thư hạch.
Trên đây là 3 cách nhận biết ung thư mà bạn cần biết và áp dụng để có thể phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời.
Nguồn: http://ttvn.vn/doi-song/dung-3-ngon-tay-kiem-tra-hong-phat-hien-benh-ung-thu-cach-hay-ai-cung-nen-lam-8201623582118857.htm
Bài viết tương tự
Top 5 thảo dược cho giấc ngủ sâu Dây đau xương Củ hà thủ ô đỏ Táo mèo (Sơn tra) phòng chống rối loạn lipit máu Độc hoạt Nấm lim xanh Tiên Phước giá bao nhiêu 1kg? 1.100.000 đồng/500g