TẠP CHÍ UNG THƯ VIỆT NAM

Chế độ dinh dưỡng phòng ngừa bệnh ung thư

Lý giải điều này bởi chế độ dinh dưỡng luôn đóng vai trò hết sức quan trọng giúp người bệnh ung thư nhanh chóng mau lành vết thương, đống thời chống nhiễm trùng và giúp cung cấp năng lượng tốt cho cơ thể sống còn.

Hơn nữa để đảm bảo có đủ chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống hằng ngày, người mắc bệnh ung thư cần được có chế độ ăn uống đầy đủ các thành phần nhóm chất như đạm, bột, đường, chất béo, các loại vitamin, khoáng chất và nước.

Tác dụng của chế độ dinh dưỡng hợp lý

Ăn uống đủ chất là cách phòng ngừa ung thư tốt nhất

Cơ thể khỏe mạnh cần được cung cấp chế độ dinh dưỡng tốt nhất với đầy đủ dưỡng chất. Nhất là đối với người mắc bệnh ung thư khi có được chế độ dinh dưỡng hợp lý người mắc bệnh ung thư như ung thư gan , dạ dày …còn có thể có thể phòng ngừa và điều trị ung thư hiệu quả.

Quá trình điều trị ung thư luôn làm cho người bệnh chán ăn hay ăn quá ít đạm, quá ít năng lượng. Từ đó khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể suy giảm dẫn đến suy dinh dưỡng. Người bệnh gầy yếu, không đủ sức đề kháng chống lại nhiễm trùng cũng như không chịu nổi liệu pháp điều trị ung thư.

Ở người bệnh ung thư, suy dinh dưỡng và sự suy mòn thể chất là hai vấn đề thường gặp nhất. Khi người bệnh có chế độ dinh dưỡng hợp lý và đầy đủ chất thì sẽ giúp giảm thiểu được nhiều bất lợi do căn bệnh và quá trình điều trị gây ra. Trong bệnh ung thư, bản thân của khối u ác tính, đặc biệt là khi khối u ở dạ dày hay đường ruột và những chất do nó sản sinh ra có tác dụng làm ảnh hưởng xấu đến sự hấp thu dưỡng chất của cơ thể thì việc sử dụng chất đạm, bột, đường, chất béo của cơ thể sẽ bị ảnh hưởng, làm cho người bệnh luôn có cảm giác no, biếng ăn, khô miệng, buồn nôn hoặc nôn, tiêu chảy hay táo bón…

Chế độ dinh dưỡng cho từng người bệnh

Rau quả xanh giúp phòng chống bệnh tật

Người mắc bệnh ung thư sẽ có ở những giai đoạn khác nhau cho nên chế độ dinh dưỡng của từng đối tượng bệnh khác nhau. Có người do biếng ăn, đắng miệng, kiêng khem…nên khẩu phần dinh dưỡng khác nhau.

Như vậy, do nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi người bệnh khác nhau, khẩu vị của từng người cũng khác nhau nên chế độ ăn không thể nào giống nhau. Để cung cấp chất dinh dưỡng cho người bệnh, tùy thuộc vào từng biểu hiện nổi bật ở từng người hay nói cách khác đó là dinh dưỡng chuyên biệt cho từng người bệnh.

– Với người có chứng biếng ăn: Để có thể giúp người bệnh giảm bớt chán ăn, ngoài việc đảm bảo chế độ ăn giàu năng lượng, giàu đạm, bơ, sữa bột, mật ong, cần chia nhỏ nhiều bữa trong ngày thay vì chỉ ăn ba bữa. Luôn có sẵn những thức ăn, thực phẩm hợp khẩu vị người bệnh có thể ăn ngay khi cảm thấy muốn ăn. Đảm bảo đầy đủ nước uống như canh súp, sữa, nước ép trái cây, thức ăn xay nhuyễn…

– Với chứng đắng miệng: Để giảm thiểu được tình trạng đắng miệng trong giai đoạn điều trị, người bệnh cần thực hiện tốt việc súc miệng với nước sạch trước khi ăn, có thể ăn những loại trái cây có vị chua như cam, quýt, bưởi… để kích thích vị giác, loại bỏ vị đắng của miệng, chia nhiều bữa ăn trong ngày, chọn thức ăn mà người bệnh khoái khẩu, nếu bị tanh vì mùi cá, thịt thì có thể dùng đạm thực vật như tàu hủ chẳng hạn.

– Với chứng khô miệng: Khi bị khô miệng, người bệnh rất khó nhai, khó nuốt thức ăn và góp phần làm trầm trọng thêm tình trạng chán ăn, vì thế cần xay nhuyễn hoặc chế biến thành thức ăn dạng lỏng như nước súp, nước thịt…, uống nhiều nước theo từng ngụm để giúp nuốt dễ dàng hơn, có thể sử dụng một số thức ăn, đồ uống có vị chua nhưng không nên áp dụng đối với người bệnh có vết thương ở vùng hầu họng nhằm giúp tăng tiết nước bọt, súc miệng tối thiểu bốn lần một ngày. Tránh các thức ăn, đồ uống có chứa nhiều chất ngọt, tránh súc miệng bằng những dung dịch có chứa cồn.

– Với chứng buồn nôn và nôn: Cần tránh những thức ăn dầu mỡ, cay nồng, nặng mùi, tránh ăn uống những thức ăn nặng mùi trong phòng kín, tránh ép người bệnh ăn những món khoái khẩu trước kia nếu hiện tại họ không thích, tránh uống nước trong khi ăn, chia bữa ăn chính thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, nên ăn trước khi đói vì cơn đói làm tăng cảm giác buồn nôn mạnh hơn. Nên ngồi hoặc nằm tư thế nửa nằm nửa ngồi sau khi ăn khoảng một tiếng.

– Với chứng táo bón: Để giúp người bệnh có thể giúp ngăn ngừa táo bón, cần ăn chế độ ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước, mỗi ngày uống khoảng 1-2 lít nước, ngoài ra cần uống thêm nước ép các loại như rau, củ, quả, nước chanh, trà… và nhất là nên đi bộ và vận động thường xuyên.

Để phòng ngừa bệnh ung thư tốt nhất người bệnh chắc chắn cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, đảm bảo sức khỏe ổn định thì mới có thể ngăn ngừa cũng như điều trị bệnh hiệu quả.

Nguồn báo: http://plo.vn/xa-hoi/khoe-360/an-sao-chong-benh-ung-thu-497338.html

Xem thêm:

Cây Mộc Hương Trà hoàn ngọc xanh Mua Trà Hoa Cúc Ở Đâu Tốt ? Nấm Tỏa Dương Khổ qua rừng hỗ trợ điều trị tiểu đường Nấm lim xanh trị bệnh gan tác dụng cách dùng nấm lim chữa bệnh gan
5/5 - (66 bình chọn)
Exit mobile version