Nguyên nhân và triệu chứng loét dạ dày
Viêm loét dạ dày hay còn được gọi là loét dạ dày. Loét thường gây ra bởi một loại vi khuẩn gọi là H. pylori. Tuy nhiên việc vận dụng những loại thuốc chống viêm không steroid, hút thuốc lá, uống rượu quá nhiều, một số loại thực phẩm và căng thẳng có thể làm nặng thêm loét của bạn.
Bạn thường gặp một số triệu chứng như khó tiêu, đau bụng, nôn, ợ hơi, giảm cân và ợ nóng. Điều trị thường bao gồm thuốc men, một chế độ ăn uống và thay đổi lối sống lành mạnh, chẳng hạn như tránh các loại thực phẩm kích hoạt, tránh uống rượu, không hút thuốc và hạn chế thuốc chống viêm không steroid.
Có thể bạn chưa biết một số thực phẩm có chức năng giảm bớt các triệu chứng loét và đẩy nhanh quá trình chữa trị bệnh.
Sữa chua
Sữa chua là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng bạn nên dùng nó hàng ngày. Nó có chứa lactobacillus acidophilus, là chế phẩm sinh học, một loại vi khuẩn “thân thiện” giúp duy trì sự cân bằng giữa các vi khuẩn tốt và có hại như H. pylori trong hệ thống tiêu hóa của bạn. Chế phẩm sinh học Probiotic có thể ngăn chặn nhiễm trùng do vi khuẩn H. pylori và giảm tác dụng phụ kháng sinh có thể xảy ra trong khi điều trị loét. Các loại thực phẩm khác có chứa probiotic bao gồm súp miso và thực phẩm từ đậu nành.
Dầu ô liu
Bạn có thể dùng dầu ô liu làm gia vị nấu ăn; nó có thể giúp điều trị loét dạ dày. Thành phần trong dầu ô liu có chứa phenol, hợp chất này ở lại trong dạ dày trong một khoảng thời gian dài. Nó có thể hoạt động như một tác nhân chống vi khuẩn, và có thể ngăn chặn vi khuẩn H. pylori lan rộng và gây viêm niêm mạc dạ dày, nhưng cần nghiên cứu thêm trước khi xác định các mối quan hệ chính xác giữa dầu ô liu và vi khuẩn H. pylori.
Quả nam việt quất
Nam việt quất là một trong những thực phẩm bổ dưỡng có thể giúp chữa bệnh viêm loét dạ dày. Quả nam việt quất rất giàu flavonoid, làm giảm sự tăng trưởng của H. pylori, vi khuẩn gây loét và thúc đẩy chữa bệnh. Các loại thực phẩm khác có chứa flavonoid bao gồm cần tây, hành tây, tỏi và trà xanh.
Nước lọc
Nước lọc được biết đến với nhiều công dụng trong đó phải kể đến khả năng điều trị loét dạ dày; bằng cách uống 6-8 ly nước lọc mỗi ngày. Nước làm giảm triệu chứng loét của bạn bằng cách giữ cho cơ thể bạn đủ nước và tống các tạp chất ra ngoài.
Quả việt quất
Bổ xung thêm cho bữa sáng với những trái việt quất tươi sẽ góp phần cung cấp chất chống oxy hóa, có thể tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn, giúp cơ thể bạn chống lại virus và các bệnh tật, giảm triệu chứng loét và thúc đẩy chữa bệnh. Những thực phẩm khác giàu chất chống oxy hóa bao gồm anh đào, bí đỏ và ớt chuông.
Thực phẩm giàu chất xơ
Chất xơ trong thực phẩm có thể giúp vết loét dạ dày lành lại. Chúng có thể đẩy nhanh quá trình chữa bệnh và làm giảm nguy cơ phát triển các vết loét trong tương lai. Các loại thực phẩm có chứa một lượng lành mạnh của sợi xơ bao gồm mâm xôi, táo, lê, dâu tây, atisô, đậu Hà Lan, đậu khô nấu chín, củ cải xanh, lúa mạch, lúa mì và gạo nâu.
Hạnh nhân
Ăn nhẹ thêm một số ít hạnh nhân cũng sẽ giúp bạn điều trị loét dạ dày hiệu quả. Hạnh nhân rất giàu vitamin B, protein và canxi có thể làm giảm triệu chứng loét và hỗ trợ trong quá trình phục hồi. Các loại thực phẩm khác có chứa vitamin B bao gồm các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, cải bó xôi, cải xoăn.
Thực phẩm hàng ngày là những bài thuốc vô cùng hữu hiệu. Vì vậy, các bạn đặc biệt là các nội chợ hãy bỏ túi cho mình những kiến thức để giúp ngăn ngừa và chữa bệnh viêm loét dạ dày cho người thân mình nhé!
(Theo Sức khỏe đời sống)
Bài viết tương tự
Đau dạ dày ăn na được không? Người bị ung thư phổi nên dùng nấm lim xanh không Về CumarGold Đau dạ dày ăn mít được không? Bệnh nhân bị ung thư sử dụng nấm lim xanh như thế nào Công ty nấm lim xanh Quảng Nam và các địa chỉ bán nấm lim đúng giá