Bản chất của phương pháp này là chiếu các tia laser không xâm lấn vào các mô tế bào ở não và phát hiện ra những mô tế bào có tín hiệu yếu, từ đó phát hiện ra các khối u não. Các nhà khoa học có thể xây dựng hình ảnh về cấu trúc của mô tế bào, bằng việc phân tích quang phổ của những tín hiệu này. Khuếch đại những tín hiệu trên giúp các chuyên gia nhanh chóng có được câu trả lời thay vì phương pháp kỹ thuật trước đây thường phải mất hàng giờ đồng hồ hoặc nhiều ngày mới có kết quả, tạo điều kiện thuận lợi cho các phẫu thuật viên phát hiện ra khối u não một cách dễ dàng. Công nghệ phát hiện ung thư não này được gọi là phương pháp soi kính hiển vi tán xạ Raman kích thích (SRS).
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành thí nghiệm phương pháp SRS trên chuột sống và họ chứng minh được rằng phương pháp này có khả năng chụp hình những vùng mà các mô tế bào trông có vẻ bình thường khi nhìn bằng mắt thường, nhưng qua SRS chúng ta có thể nhìn thấy những khối u trong các vùng của não sống tưởng như bình thường này. Giới chuyên gia đánh giá phương pháp soi kính hiển vi SRS có độ chính xác như phương pháp nhuộm Hematoxylin và Eosin hiện được sử dụng trong chẩn đoán u não. Công trình này do các nhà khoa học thuộc Đại học Michigan và Harvard thực hiện và được công bố trên tạp chí Science Translational Medicine.
Bài viết tương tự
Biểu hiện của ung thư gan giai đoạn 2 Tại sao người ta thường thấy đau đầu khi tăng huyết áp? K tuyến giáp là bệnh gì? Ung thư thanh quản Công dụng chữa bệnh của Mộc hương Phân biệt nấm lim xanh tự nhiên với nấm trồng nhân tạo