TẠP CHÍ UNG THƯ VIỆT NAM

Tất tần tật về nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa ung thư da

Nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư da

Tia tử ngoại: Các tia tử ngoại (UV) trong ánh nắng mặt trời là thủ phạm chính gây ra  bệnh ung thư da. Việc tiếp xúc trực tiếp với tia UV quá nhiều ở trẻ em có thể gây nên những tổn thương nghiêm trọng nhưng không biểu hiện ra ngoài sau nhiều năm.

Tiếp xúc nhiều với ánh sáng nhân tạo: Thường xuyên sử dụng đèn chiếu sáng trên sân khấu và đèn ngủ cũng có thể tăng khả năng phát triển ung thư da.

Những tổn thương về da: Những vùng da đã từng bị bỏng hoặc có thời gian dài bị viêm nhiễm có nguy cơ cao trong việc phát triển ung thư biểu bì tế bào có vảy.

Ngoài ra còn các nguyên nhân khác gây ra bệnh như tiếp xúc với hóa chất các loại than, nhựa đường, khói muội, dầu hỏa, dẫn suất xăng dầu, thuốc nhuộm tóc, lọc dầu và thạch tín…

Ung thư da có những biểu hiện sớm khó nhận biết.

Triệu chứng của bệnh

Sự thay đổi của nốt ruồi: Các nốt ruồi thường xuất hiện ngay từ khi chúng ta sinh ra. Đây là sự tập trung của các tế bào sắc tố da sẫm phát triển thành nhóm. Một vài nốt ruồi có thể có do di truyền.

Đổi màu, ngứa rát ở những vết bớt: Nếu như bạn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời lâu, rồi chợt có cảm giác ngứa rát ở vết bớt, thậm chí thấy chúng đổi màu thì rất có thể đó là dấu hiệu sớm của bệnh ung thư da.

Cần lưu ý những triệu chứng có thể liên qua tới ung thư da.

Da đỏ ửng và rát: Nếu bạn không hề đi bơi, đi biển mà bỗng thấy da đỏ ửng và rát, thậm chí bong da, hãy cẩn thận bởi đây rất có thể là triệu chứng tiền ung thư da. Bác sĩ khuyên, bạn nên đi khám da liễu sau khoảng 3 – 4 tuần kể từ lúc phát hiện các triệu chứng này mà không thấy khỏi.

Da bị phát ban, kích ứng: Các loại hóa chất dùng để tắm trắng cũng có thể là thủ phạm gây ra ung thư da. Bác sĩ khuyến cáo, sau khi sử dụng các hóa chất tẩy trắng, nếu phát hiện da có những kích ứng, nổi nốt ban đỏ… thì nên đi khám da liễu ngay vì để lâu sẽ rất dễ mắc ung thư da.

Các vùng da sần xuất hiện vết chàm: Nếu bạn thấy xuất hiện các vết chàm ở một số vùng da sần lên như đầu gối, khuỷu tay, đó cũng là dấu hiệu của ung thư da.

Da nổi đốm sẫm màu trong thời gian dài: Khi tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, da chúng ta thường xuất hiện những đốm sẫm màu nằm phía dưới da. Nếu như những đốm sẫm màu này không mờ đi sau 3 – 4 tuần kể từ lúc xuất hiện, rất có thể da của bạn đã không còn khỏe mạnh và đó cũng là dấu hiệu ban đầu của ung thư da.

Chẩn đoán

Ngoài việc kiểm tra da hằng năm do bác sĩ thực hiện, bạn nên sử dụng quy trình để tìm các đặc điểm da bất thường trên cơ thể.

Không đối xứng: Đây là một triệu chứng cảnh báo có liên quan đến ung thư da là sự không đối xứng của các vết nốt ruồi. Nếu bạn nhận thấy một nốt ruồi có hình dạng không đều, nên kiểm tra với bác sĩ.

Viền ngoài: Kiểm tra viền ngoài của những nốt ruồi bạn nghi ngờ. Nếu viền ngoài của chúng mịn màng và đều, có khả năng chúng không phải là ung thư. Tuy nhiên, nếu chúng có viền răng cưa hoặc không đều, có thể cần phải kiểm tra thêm.

Màu: Một nốt ruồi khỏe mạnh chỉ có một màu. Vì vậy, nếu nốt ruồi của bạn có màu đen trộn với màu nâu có khả năng bị ung thư cao hơn.

Đường kính: Bác sĩ da liễu nói những nốt ruồi rộng khoảng 6mm hoặc hơn thì nên kiểm tra khả năng gây ung thư của chúng.

Độ nổi: Một nốt ruồi trồi lên cao khỏi bề mặt da hoặc phát triển nhanh chóng về bề nổi có thể dẫn tới ung thư.

Phương pháp điều trị

Phương pháp điều trị thích hợp không chỉ dựa vào loại mô học của ung thư da, mà còn cần phải căn cứ vào tuổi, giới tính, vị trí bộ phận giải phẫu, tình trạng sức khỏe nói chung của bệnh nhân. Cần chú ý xem ở những vị trí nào thì dễ tái phát, vị trí nào có thể đạt hiệu quả điều trị khỏi hoàn toàn sau phẫu thuật. ở những vị trí xung quanh mắt, mũi, tai có tỷ lệ tái phát cao thì cần lựa chọn biện pháp có hiệu quả điều trị cao nhất. Trước khi phẫu thuật cần chú ý đến ngoại quan và khả năng hồi phục da tại vị trí phẫu thuật. Cần xem xét tổng quát các vấn đề về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân để xem khả năng chịu đựng xạ trị trong thời gian dài, nghiên cứu những biện pháp điều trị bệnh đúng và phù hợp với từng bệnh nhân.

Cách phòng ngừa

Tránh làm việc và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá lâu nhất vào khoảng từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều vì lúc này tia cực tím thường mạnh nhất.

Sử dụng kem chống nắng trước khi phải tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời.

Nên sử dụng kem chống nắng trước khi phải tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời. Dùng kem chống nắng 30 phút trước khi ra nắng, thoa lại sau vài giờ. Bạn cần dùng kem chống nắng cho các em nhỏ cũng như hướng dẫn các bé lớn cách sử dụng.

Kiểm tra sức khỏe da thường xuyên ít nhất 3 tháng/ lần để phát hiện sớm những vùng da phát triển bất thường, các nốt ruồi thay đổi kích thước, tính chất…

Ung thư da là căn bệnh thường gặp, không ngoại trừ riêng ai. Việc phòng chống, ngăn ngừa ung thư da không hề khó nhưng mỗi người phải tự mình chủ động bảo vệ làn da của mình như vậy ung thư da mới không có cơ hội phát triển.

Tìm hiểu thêm về ung thư hạch tại đây.

Trích nguồn: http://www.doanhnhansaigon.vn/suc-khoe/noi-lo-benh-ung-thu-da/1098569/

 

Xem thêm:

Đau dạ dày dương tính vi khuẩn HP tái phát liên tục? cumargold Bà Bầu Bị Ra Dịch Khi Mang Thai Thì Phải Làm Sao cach dung cumargol Chửa bệnh Bạn đã biết nấm lim xanh trị bệnh gì chưa?
5/5 - (91 bình chọn)
Exit mobile version