TẠP CHÍ UNG THƯ VIỆT NAM

Kiến thức cần thiết về ung thư lưỡi

Nguyên nhân gây ung thư lưỡi

Nguyên nhân gây bệnh ung thư lưỡi có thể do thói quen ăn trầu, ăn nhiều đồ muối, uống rượu bia, hút thuốc lá, vệ sinh răng miệng không sạch sẽ dẫn đến viêm nhiễm. Các tổn thương này tiến triển đến một mức độ nào đó sẽ trở thành ung thư.

Bệnh ung thư lưỡi và kiến thức cần biết

Dấu hiệu ung thư lưỡi

Do ung thư lưỡi có những dấu hiệu khiến người bệnh dễ lầm tưởng họ chỉ bị nhiệt miệng nên phần lớn bệnh nhân khi đi khám phát hiện ra bệnh thường đã bị ung thư ở giai đoạn cuối.

Dấu hiệu ban đầu của bệnh ung thư lưỡi nói riêng và bệnh ung thư khoang miệng nói chung đôi khi chỉ bắt đầu từ những vết loét nhỏ ở miệng và khiến nhiều người nhầm tưởng mình chỉ bị nhiệt miệng. Khi ăn, nhai hay nói chuyện lưỡi chuyển động tương đối khó khăn, thậm chí đau cả khi uống nước. Khi uống rượu hay ăn những thức ăn có tính acid, cay sẽ cảm thấy đau rát, ngứa lưỡi. Ngoài ra, bệnh nhân còn có biểu hiện hôi miệng, đau tai, chảy máu lưỡi…

Điều trị bệnh ung thư lưỡi

Đối với bệnh nhân ung thư lưỡi giai đoạn cuối, khi vết loét lan ra cả lưỡi, mưng mủ, bệnh nhân đau đớn, khó khăn khi ăn uống và nói chuyện, sàn miệng bị thương tổn, nặng mùi cần phải phẫu thuật cắt bỏ lưỡi và tạo hình lưỡi mới. Các bác sĩ mở xương hàm và vùng họng, cắt bỏ phần lưỡi chứa tế bào ung thư, cắt bỏ sàn miệng, nạo vét hạch cổ và hạch dưới hàm. Sau đó tạo hình lưỡi và sàn miệng bằng vạt da, cơ đùi của chính bệnh nhân. Sau một thời gian, bệnh nhân có thể nói chuyện, ăn uống bình thường. Việc sử dụng cơ đùi khá thuận lợi cho việc tạo lưỡi, đồng thời có thể khâu vết thương ở đùi lại, không cần phải thêm một lần phẫu thuật.

Ung thư lưỡi có thể được phòng ngừa nhờ những thói quen tích cực trong sinh hoạt

Phòng tránh bệnh ung thư lưỡi

+ Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách, thường xuyên súc miệng với nước muối.

+ Không hút thuốc lá, uống rượu bia, đồ uống có cồn.

+ Áp dụng chế độ ăn uống khoa học.

+ Khi phát hiện vết loét miệng, dù có liên quan đến chấn thương hay bệnh viêm loét, nếu sau 3 – 4 tuần không khỏi cần phải thăm khám ngay.

Ung thư lưỡi là bệnh lý nguy hiểm nhưng nắm được những thông tin cần thiết trên, bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa bệnh một cách hiệu quả.

Trích nguồn: Dân trí

Xem thêm:

Vai trò của dây rốn: Nguồn cung cấp sự sống cho thai nhi 7 bí quyết để không đánh mất chính mình khi làm mẹ 5 sự thật về cuộc sống sau sinh của mẹ khác xa với những gì bố nghĩ Ung thư mô mỡ có nguy hiểm không? 6 lợi ích của múa bụng khiến bạn muốn đi học ngay và luôn! Giảm béo cấp tốc, an toàn bằng thảo dược nấm lim xanh
5/5 - (74 bình chọn)
Exit mobile version