Ước tính tại Hà Nội, tỷ lệ mắc bệnh ung thư phổi trung bình rơi vào khoảng 40/100.000 dân, tại thành phố Hồ Chí Minh là 30/100.000 dân. Trên phạm vi cả nước có đến 20.000 người bị chẩn đoán mắc ung thư phổi mỗi năm. Trong đó, tỷ lệ tử vong là khoảng 17.000 người. Những yếu tố khiến căn bệnh ngày càng gia tăng bao gồm không khí ô nhiễm, thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia, tiếp xúc với các hóa chất độc hại…
Ung thư phổi là gì? Tác hại của ung thư phổi ra sao?
Căn bệnh ung thư này có tỷ lệ tử vong cao với tốc độ gia tăng nhanh chóng. Tuy vậy, để có thể phát hiện bệnh sớm ngay từ ban đầu là vô cùng khó khăn. “Nếu bệnh có thể được phát hiện ở giai đoạn đầu khả năng đáp ứng điều trị tốt, tỷ lệ sống có thể lên đến hơn 70%. Ngược lại, đối với những bệnh nhân được phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn cuối tỷ lệ tử vong rất lớn hơn 9H0% bệnh nhân tử vong sau 1 năm kể từ khi phát hiện bệnh”, TS Hoàng Đình Chân cho hay. Tại Việt Nam, đa phần bệnh nhân được phát hiện khi đã ở giai đoạn muộn, chỉ 10-20% được chẩn đoán ở giai đoạn sớm. Theo TS Chân ở giai đoạn sớm bệnh có những triệu chứng rất nghèo nàn, bệnh nhân dễ nhầm lẫn với những bệnh lý về đường hô hấp khác.
Theo các chuyên gia, việc chẩn đoán ung thư phổi hiện đang gặp nhiều khó khăn bởi bệnh không có bất cứ biểu hiện rõ rệt nào ở giai đoạn đầu. Chỉ đến khi cơ thể bạn bắt đầu có những triệu chứng như ho, ho ra máu, sút cân, mệt mỏi,… lúc đó mới đi khám thì bệnh đã tiến triển ở giai đoạn nặng. Khi đó, hầu hết các trường hợp bệnh đều đã ở giai đoạn muộn, không thể chỉ định phẫu thuật. Thời gian sống sau khi được phát hiện rất ngắn.
Để có thể xác định chính xác tình trạng bệnh, các bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu thử (quan sát dưới kính hiển vi những tế bào lấy từ mẫu dịch nhầy ở phổi khi ho) là một xét nghiệm đơn giản mà có thể có ích cho việc phát hiện ra bệnh ung thư. Tuy nhiên, nếu muốn chẩn đoán bệnh một cách chính xác, các bác sĩ sẽ phải nghiên cứu mô phổi. Sau khi xác định tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ tiến hành phân giai đoạn để biết được tế bào ung thư đã lan rộng đến bộ phận nào của cơ thể. Ung thư phổi thường ảnh hưởng đến não hoặc vào xương. Việc tìm ra giai đoạn sẽ giúp cho bác sĩ lập kế hoạch điều trị.
Tác hại của ung thư phổi không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người bệnh mà còn là gánh nặng cho gia đình và toàn xã hội. Việc thăm khám định kỳ sẽ giúp bạn phòng chống căn bệnh này một cách tốt nhất.
Trích nguồn báo: Bảo vệ Pháp luật
Bài viết tương tự
Đau dây thần kinh tọa kiêng ăn gì? Những món ăn người bệnh cần “tránh xa” Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp trong y học hiện đại Giảm cân Mẩn ngứa ở trẻ do đâu? Cách điều trị sớm an toàn, hết ngứa Viêm đa khớp dạng thấp kiêng ăn gì? Ăn gì? Lời khuyên của bác sĩ Phân biệt nấm lim xanh thật giả rừng trồng nơi mua nấm lim ở Hà Nội