2. Chăm sóc dinh dưỡng trên bệnh nhân ung thư
2.5. Chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư
Bao gồm từ lời khuyên ăn uống hợp lý cho những người hồi phục sau quá trình điều trị thành công cho tới dinh dưỡng hỗ trợ cho bệnh nhân nặng. Thực tế hầu như bệnh nhân đòi hỏi các mức độ can thiệp dinh dưỡng khác nhau trong suốt quá trình điều trị và tiến triển của bệnh. Lên kế hoạch tổng thể cho toàn bộ quá trình điều trị là việc quan trọng bởi vì việc điều trị có thể kéo dài nhiều tuần, tháng và nhiều giai đoạn.
Đánh giá nhu cầu và các vấn đề của bệnh nhân là bước quan trọng trong quản lý dinh dưỡng và cần cân nhắc. Việc đánh giá tình trạng và nhu cầu của bệnh nhân để xem liệu khẩu phần ăn hiện tại của bệnh nhân – liệu có đủ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hay không. Các vấn đề về dinh dưỡng hiện tại: khẩu phần ăn và lượng dịch có bị ảnh hưởng bởi ảnh hưởng sinh lý, tâm lý của bệnh và phương pháp điều trị hay không? Mức độ suy kiệt dinh dưỡng có tồn tại hay không? Mặc dù bị nặng lên bởi bản thân quá trình ung thư, nhưng mức độ và thời gian giảm cân là chỉ số quan trọng đánh giá suy kiệt dinh dưỡng. Các dấu hiệu khác bao gồm thiếu máu, giảm chức năng miễn dịch có thể chỉ điểm khi kết hợp với khẩu phần ăn.
Khả năng có suy kiệt nhiều hơn nhu cầu cần phẫu thuật sẽ gây ra gánh nặng chuyển hóa đáng kể do kết quả của tình trạng bị đói trước, sau mổ và sang chấn hậu phẫu. Điều trị tia xạ và hóa trị liệu thường gây ra chán ăn và các vấn đề khác khi ăn và nuốt hoặc các vấn đề làm trầm trọng các yếu tố đã xuất hiện từ trước. Nguy cơ cạn kiệt dinh dưỡng đặc biệt cao ở những người đã trong tình trạng suy dinh dưỡng.
Các vấn đề về dinh dưỡng của một số loại ung thư và hậu quả của quá trình phẫu thuật (hội chứng dumping sau cắt dạ dày). Thậm chí khi không xác định được vấn đề về dinh dưỡng, tầm quan trọng của dinh dưỡng tốt vẫn được nhấn mạnh và khuyến khích tiếp tục để đáp ứng nhu cầu qua bữa ăn cân bằng dinh dưỡng.
Nếu khẩu phần thiếu, mục tiêu về ăn uống sẽ là:
-Tăng năng lượng và chất dinh dưỡng trong khẩu phần bằng các cách thức mà bệnh nhân chấp nhận được.
-Giải quyết các vấn đề chung và riêng ức chế thức ăn và dịch lỏng.
-Xác định khi nào các biện pháp dinh dưỡng hỗ trợ cần thiết theo điều trị ung thư hiện tại và tương lai.
-Với nhiều người, khẩu phần năng lượng, dinh dưỡng và dịch có thể tăng lên bởi biện pháp chế độ ăn đơn giản nhằm tăng tần suất và đậm độ năng lượng/chất dinh dưỡng của sản phẩm tiêu thụ. Các biện pháp tăng đậm độ thực phẩm (thêm sữa bột vào sữa, thêm phomát, bơ, kem tươi vào thực phẩm) cũng có hiệu quả.
Một biện pháp giảm đau để giảm tác dụng phụ ảnh hưởng đến khẩu phần ăn như đau miệng, thay đổi vị, buồn nôn, nôn hoặc ỉa chảy. Kiểm soát đầy đủ các triệu chứng này có ý nghĩa rất quan trọng đối với bệnh nhân. Nếu nuôi ăn đường miệng vẫn chưa đủ khẩu phần, cân nhắc bổ sung thêm ở dạng khác (sip feed). Dinh dưỡng hỗ trợ nhân tạo (thông dạ dày, nuôi ăn tĩnh mạch) có thể cần thiết đối với một số loại phẫu thuật hoặc điều trị ung thư hoặc bệnh nhân suy dinh dưỡng nặng. Nếu bệnh gia đoạn cuối, các biện pháp giảm nhẹ sẽ được cân nhắc chủ yếu.
Một số dạng bổ sung dinh dưỡng đường miệng được tạo ra cho bệnh nhân chán ăn bao gồm acid béo n-3 với đặc tính chống viêm, nhằm giảm yếu tố chuyển hóa của cachexia ung thư trong khi cung cấp thêm năng lượng và protein dưới dạng đồ uống. Một thử nghiệm ngẫu nhiên trên bệnh nhân có ung thư tụy đưa ra kết quả tốt nhưng không chỉ ra được đồ uống bổ sung EPA tốt khi làm chậm quá trình mất cân khi so sánh với các đồ uống năng lượng cao. Một trong những yếu tố của nghiên cứu này là tính dung nạp kém của đồ uống có chứa acid béo n-3.
Bác sĩ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng để quyết định khi nào can thiệp dinh dưỡng hỗ trợ, dinh dưỡng hỗ trợ ở dạng nào để tình trạng dinh dưỡng được tối ưu và tăng chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
Đánh giá nhu cầu dinh dưỡng cũng cần xem xét đến các yếu tố xã hội. Suy dinh dưỡng dễ xảy ra với những người sống độc thân đặc biệt dễ bị suy dinh dưỡng những khi bệnh nhân không khỏe, bị đau và phải cố gắng để đi chợ, nấu ăn và ăn. Mọi người nên cố gắng yêu cầu sự giúp đỡ của bạn bè, hàng xóm hoặc các dịch vụ khác sẵn có trong cộng đồng. Mọi hướng dẫn cần viết lại và ghi lại cả địa chỉ liên lạc của bác sĩ dinh dưỡng cho bệnh nhân hoặc các nhân viên y tế khác bởi vì có thể khi họ nói chuyện với bác sĩ họ không được khỏe nên không nhớ các lời khuyên…
Như vậy, ăn ngon là 1 thành phần quan trọng trong chăm sóc y tế và tạo bước lạc quan để duy trì dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư.
Ngoài ra bạn cũng nên xây dựng cho mình một chế độ tập luyện để chống bệnh ung thư để có kết quả điều trị bệnh tốt hơn.
Nguồn: http://suckhoedoisong.vn/dieu-tri-dinh-duong-tren-benh-nhan-ung-thu-n113292.html
Bài viết tương tự
Cây an xoa hỗ trợ điều trị viêm gan B Hướng dẫn sử dụng tinh bột nghệ vàng chữa đau dạ dày Cách uống tinh bột nghệ chữa viêm loét dạ dày hiệu quả Cây tầm gửi Bài thuốc an thai từ thực phẩm Công dụng nấm lim xanh chữa ung thư vòm họng và cách uống nấm lim