TẠP CHÍ UNG THƯ VIỆT NAM

Bệnh viêm loét dạ dày và viêm đại tràng – hai bệnh ảnh hưởng lẫn nhau

Theo một kết quả nghiên cứu thì có tới 60% bệnh nhân mắc bệnh viêm loét dạ dày thì sẽ bị thêm viêm đại tràng và ngược lại. Con số 60% trên được tổng kết bởi GS. TSKH Nguyễn Khánh Trạch, Chủ tịch Hội khoa học Tiêu hóa Việt Nam năm 2015 phần nào cho thấy thực trạng chung của bệnh viêm dạ dày và đại tràng hiện nay. Phần lớn mọi người đều mắc hai bệnh nhưng không biết hoặc không chữa cả hai song song.

benh-viem-loet-da-day

Đau bụng có thể do bệnh viêm loét dạ dày và cả viêm đại tràng.

Đau dạ dày và đại tràng có triệu chứng giống nhau

Đau dạ dày và viêm đại tràng đều có chung những triệu chứng như: đau bụng, đầy hơi, trướng bụng, đi ngoài phân lỏng. Tuy nhiên, chỉ bệnh dạ dày mới có kèm theo ợ chua, trào ngược dạ dày thực quản. Do đó, nhiều người thường chỉ nghĩ là mình có bệnh dạ dày mà không biết rằng có thể là đại tràng cũng đang không ổn. Vì thế, nhiều bệnh nhân không hiểu tại sao, bệnh đau dạ dày đã chữa mà vẫn có thể đi ngoài phân lỏng, rối loạn tiêu hóa. Vi khuẩn HP dù đã diệt (Helicbacter pylori – vi khuẩn gây ra 80% các trường hợp bệnh dạ dày) và viêm loét cũng đã giảm nhưng bệnh vẫn chưa khỏi vì mới chỉ chữa đau dạ dày mà không chữa bệnh đại tràng.

Bị bệnh này dẫn đến bệnh kia

Trong các phác đồ điều trị dạ dày hiện nay có một điều bắt buộc phải làm là giảm tiết axit (bằng các thuốc ức chế men chuyển, ức chế proton, …) và bao niêm mạc dạ dày (bằng các loại kiềm như magie hydroxit, nhôm hydroxit,…) để giảm viêm loét, giảm đau cho dạ dày. Nhưng hậu quả của việc này là không tạo ra môi trường axit cần thiết để tiêu hóa thức ăn (các loại protein cần có pH từ 1 đến 2 để thủy phân, tương tự với tinh bột cũng cần có các enzym cần thiết). Vì thế, tất cả áp lực về việc tiêu hóa thức ăn được dồn lên đường ruột, bao gồm ruột non và đại tràng. Chưa kể đến, một loạt những vi khuẩn xâm nhập qua đường thức ăn vốn bị tiêu diệt trong môi trường axit mạnh của dạ dày nay đi xuống ruột và sinh sôi nảy nở. Điều này gây ra những ảnh hưởng nhất định lên đại tràng. Ngược lại, nếu không chữa trị thành công bệnh đại tràng, bệnh nhân thường phải uống thêm các loại thuốc như kháng sinh, thuốc giảm co thắt, cầm tiêu chảy. Và những thuốc này lại tác động xấu đến dạ dày, làm cho viêm loét dạ dày dễ quay trở lại.

Muốn khỏi bệnh viêm loét dạ dày, nên “bồi bổ” đại tràng

Đại tràng không khỏe thì chữa dạ dày sẽ khó.

Trước tiên, hãy thay đổi thói quen của bạn, song song với việc các loại uống thuốc chữa dạ dày để tăng cường sức khỏe cho đường ruột. Việc lạm dụng thuốc có thể khiến hệ tiêu hóa không thể khỏe lên một cách an toàn. Những thảo dược như: bạch truật – giảm tiêu chảy, rối loạn đại tiện, tốt cho cả hai bệnh; bạch phục linh – giảm đầy hơi, trướng bụng cho dạ dày, giúp đường ruột tiêu hóa dễ dàng hơn sẽ song song giúp chữa cả hai căn bệnh viêm dạ dày và đại tràng.

Như vậy, để chữa trị bệnh viêm loét dạ dày và viêm đại tràng, người bệnh cần được thăm khám, kiểm tra kỹ càng và làm theo các chỉ dẫn của bác sĩ trong việc điều trị song song hai căn bệnh này. Có như vậy, người bệnh mới có thể chữa trị thành công và có hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.

Trích nguồn: http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/cac-benh/thuoc-va-thuc-pham/khong-chua-het-viem-loet-da-day-vi-dai-trang-3161945.html

Xem thêm:

BỆNH TIỂU ĐƯỜNG NẶNG Hỗ trợ điều trị ung thư máu CÁC BÀI THUỐC TRỊ BỆNH GAN MẬT – PHẦN 7 Người bị đau vai gáy kiêng ăn gì để mau khỏi gửi câu hỏi Công ty nấm lim xanh Tiên Phước sản phẩm và giá bán nấm lim xanh
5/5 - (63 bình chọn)
Exit mobile version