TẠP CHÍ UNG THƯ VIỆT NAM

Để không bị ung thư dạ dày nên ăn uống như thế nào?

Có rất nhiều trường hợp mắc ung thư dạ dày từ khi còn nhỏ bởi thói quen ăn uống không phù hợp. Điển hình là cậu bé Đồng Đồng tại Hợp Phì, Trung Quốc mới 6 tuổi đã mắc ung thư dạ dày do sự nuông chiều từ nhỏ với thói quen ăn uống không khoa học.Để không bị ung thư dạ dày nên ăn uống thế nào?

Hãy hạn chế những món ăn sau nếu bạn không muốn mình bị ung thư dạ dày nhé:

1. Đồ nướng

Các đồ ăn nướng như thịt nướng, xúc xích nướng… không có lợi cho sức khỏe con người nói chung và trẻ em nói riêng, ăn lâu dài có thể dẫn đến ung thư dạ dày và ung thư thực quản.

Để không bị ung thư dạ dày nên tránh xa các đồ ăn nướng

2. Bánh trứng socola

Bánh ngọt chứa một hỗn hợp thực phẩm đầy các chất phụ gia như dầu hydro hóa (axít béo chuyển hóa có chứa gây nguy hiểm cho hệ thống tim mạch), chất ngọt, chất bảo quản, chất nhũ hoá, chất làm nở bột, hương vị, màu sắc, chất làm đặc, chất chống oxy hóa …… Hãy bỏ ăn bánh quy trong bữa ăn sáng đi nhé.

3. Giăm bông

Giăm bông chứa các chất phụ gia bao gồm sodium nitrite, kali sorbat…Trong đó natri nitrit có thể tạo ra chất nitrosamine gây ung thư cho cơ thể.

4. Mì ăn liền

Một gói mì ăn liền có thể có đến 25 loại phụ gia thực phẩm, phổ biến nhất là sodium glutamate, màu caramel, axit citric….Trẻ ăn mì các sản phẩm có chứa axit citric thường xuyên có thể gây giảm canxi máu.

Ngoài ra, Dioxin và plasticizer là hai trong nhiều hóa chất độc hại xuất hiện trong bao bì của mỳ ăn liền. Những hóa chất này có khả năng gây ung thư và chúng rất dễ ngấm vào bánh mỳ tôm.

Bỏ thói quen ăn mì ăn liền để không bị ung thư dạ dày

5. Hoa quả sấy khô

Các loại kẹo thường chứa các chất phụ gia bao gồm acid citric, kali sorbat, natri benzoat…Sodium benzoate sẽ phá hủy vitamin B1 và ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi của trẻ em.

6. Kem

Kem chứa nhiều hương vị nhân tạo, chất làm đặc, bột màu và phụ gia tổng hợp khác. Đặc biệt trong số các phụ gia này chính là chất tạo màu nhân tạo.

Theo chuẩn mực sản xuất an toàn, các chất phẩm màu hóa học để tạo màu sắc cho kem là chất không được phép sử dụng cho thực phẩm.

7. Trà sữa

Trong trà sữa chứa nhiều các chất phụ gia bao gồm kali sorbat, natri Hexametaphosphate… sau này có thể gây ra rối loạn chuyển hóa canxi dư thừa ở trẻ em.

8. Kẹo cao su

Kẹo cao su chứa chất aspartame, sorbitol, acid citric và các phụ gia khác. Ăn quá nhiều sorbitol có thể gây tiêu chảy.

9. Bim bim

Theo viện nghiên cứu Tim mạch Anh Quốc (BHF): nếu mỗi ngày ăn một gói bim bim thì trung bình một năm, cơ thể trẻ sẽ ‘rước’ vào 5 lít dầu. Ngoài ra, bim bim thường được chế biến với hàm lượng muối cao nhằm mang lại hương vị đậm đà, kích thích vị giác người ăn, đặc biệt là trẻ nhỏ. Mặc dù muối là vi chất rất cần thiết để cơ thể phát triển bình thường nhưng với tần suất ăn bimbim hàng ngày, trẻ sẽ đưa vào người hàm lượng muối cao quá mức cần thiết, dễ khiến thận bị quá tải, “bắt ép” tim phải làm việc quá sức, huyết áp bị tăng cao, gây hại cho cơ thể.

Đây là những món ăn bạn cần hạn chế để tránh mắc bệnh ung thư dạ dày. Điều đó giúp tăng cường một sức khỏe tốt, chống bệnh dạ dày và bạn sẽ luôn khỏe mạnh.

Theo nguồn: http://giadinh.net.vn/song-khoe/ba-chieu-chuong-cho-an-thieu-khoa-hoc-chau-ung-thu-da-day-20160711214715949.htm

Xem thêm:

Một số điều nên biết về sử dụng tỏi Viêm xương khớp không nên ăn gì? Bài thuốc chữa cao huyết áp bằng tỏi Cây chó đẻ răng cưa trị viêm gan virut B Hướng dẫn cách sơ chế và bào chế nấm linh chi Mua nấm lim xanh ở đâu tại Yên Bái đảm bảo tác dụng nấm lim rừng
5/5 - (59 bình chọn)
Exit mobile version