TẠP CHÍ UNG THƯ VIỆT NAM

Kiểm tra biểu hiện ung thư lưỡi qua gương

Lưỡi có thể cảnh báo những bất thường về sức khỏe

Cấu tạo của lưỡi gồm tập hợp các búi cơ giữ vai trò là vị giác, cảm nhận hương vị và  nuốt thức ăn. Trong lưỡi chứa nhiều mạch máu và tuyến nước bọt giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn có hại. Theo y học cổ truyền, thông qua các biểu hiện của lưỡi có thể phán đoán được tình trạng sức khỏe.

Lưỡi có thể cho biết tình trạng sức khỏe

Lưỡi sẽ có màu hồng và bao phủ bởi các gai thịt chứa nụ vị giác khi cơ thể khỏe mạnh. Khi lưỡi có biểu hiện đau, sưng tấy, thay đổi màu sắc… thì cần nghĩ ngay đến sức khỏe đang gặp vấn đề.

Người ta có thể chẩn đoán nhiều loại bệnh khác nhau thông qua biểu hiện của lưỡi như ho, sốt, dị ứng, đường ruột, giang mai, ung thư…

Để đưa ra phán đoán về bệnh tật, bác sỹ thường theo dõi trạng thái của lưỡi khi thăm khám. Người không có chuyên môn y khoa cũng có thể tự phát hiện bệnh khi quan sát các dấu hiệu bất thường của lưỡi, đặc biệt là bệnh ung thư cần được phát hiện từ giai đoạn sớm để tránh nguy hiểm. Bạn có thể phát hiện biểu hiện ung thư lưỡi khi chú ý đến những thay đổi bất thường của lưỡi khi quan sát qua gương.

Những biểu hiện ung thư lưỡi có thể nhận biết

– Cảm giác đau lưỡi: nếu xuất hiện dấu hiệu này thì bệnh ung thư đã ở giai đoạn khá nặng. Cơn đau xuất hiện khi nhai, nuốt và có thể lan sang tai nếu u ác tính phát triển lớn.

– Có cục u trên lưỡi: các khối u màu đỏ hoặc màu trắng có thể phát triển ở phía cạnh lưỡi phần tiếp xúc với răng. Các khối u này có thể bị lở loét gây khó khăn khi ăn uống.

– Lưỡi có nốt đỏ hay vết loét: nếu biểu hiện này lành lại và biến mất trong vòng 1 tuần đến 10 ngày thì đó là bệnh lý bình thường nhưng nếu kéo dài hơn thì rất có thể đó là biểu hiện ung thư lưỡi.

Lưỡi có vết loét lâu không khỏi có thể là biểu hiện ung thư lưỡi

Biểu hiện của lưỡi cảnh báo những bệnh lý khác

– Lưỡi có màu nâu: xuất hiện một đốm nâu và ngày càng có biểu hiện tối màu hơn. Đây không phải biểu hiện ung thư lưỡi nhưng là biểu hiện giai đoạn sớm của bệnh ung thư da nên cũng cần đi thăm khám ngay.

– Bề mặt lưỡi có nếp nhăn: đây có thể là dấu hiệu của bệnh giang mai – căn bệnh nhiễm trùng qua đường sinh dục. Nếu có quan hệ tình dục không an toàn và xuất hiện biểu hiện này thì khả năng bạn mắc bệnh giang mai là rất cao.

– Lưỡi có màu trắng: lưỡi phủ một lớp màu trắng dày có thể là dấu hiệu nhiễm trùng, tưa miệng hoặc nhiễm nấm candida.

– Cảm thấy lưỡi nóng rát: có thể bị nhiễm khuẩn, khô miệng hoặc thiếu dinh dưỡng, thường xuất hiện phổ biến ở phụ nữ mãn kinh.

– Lưỡi màu đỏ: nguyên nhân lưỡi chuyển từ hồng sang đỏ có thể do thiếu sắt, thiếu vitamin B-12, B-3 hoặc do bệnh Kawasaki.

– Lưỡi đen hoặc vàng: khi lưỡi có những màu sắc này, cần nghĩ ngay đến việc vi khuẩn và nấm men đang phát triển trên bề mặt lưỡi. Tình trạng này xảy ra khi vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, hút thuốc hoặc uống cà phê nhiều.

– Lưỡi có màu tím: cảnh báo tình trạng viêm phế quản mạn tính, ăn nhiều thực phẩm lạnh, nồng độ Cholesterol trong cơ thể tăng cao. Để lấy lại màu sắc bình thường của lưỡi, nên ăn các thực phẩm có tính nóng như gừng, tỏi.

Trích nguồn: http://phununews.vn/suc-khoe/soi-guong-nhin-luoi-va-kiem-tra-ngay-ban-co-bi-ung-thu-khong-39168/

Xem thêm:

Ung thư gan Nguyên nhân, triệu chứng, dấu hiệu, chẩn đoán, cách trị. Uống nấm lim xanh điều trị tình trạng mất ngủ thường xuyên Đã tìm ra thuốc chữa mọi loại ung thư? VỎ BƯỞI Địa chỉ những công ty bán nấm lim xanh uy tín nhất Uống nấm lim xanh có đắng không và liều lượng sắc dùng nấm lim
5/5 - (63 bình chọn)
Exit mobile version