TẠP CHÍ UNG THƯ VIỆT NAM

Các phương pháp điều trị ung thư võng mạc đang được sử dụng hiện nay

Bệnh nhân được chẩn đoán bị ung thư võng mạc cần được theo dõi lâu dài. Dưới sự theo dõi và hỗ trợ điều trị ung thư võng mạc của các bác sĩ chuyên khoa mắt trẻ em và chuyên khoa ung thư, bệnh nhi hoàn toàn có cơ hội khỏi bệnh.

Theo thống kê của Mỹ, tỷ lệ mắc bệnh ung thư võng mạc ở trẻ là cứ 15.000 – 30.000 trẻ thì có một trẻ bị bệnh. Hầu hết bệnh xuất hiện ở một mắt (75%) nhưng có thể bị cả hai mắt. Có 10% số bệnh nhân có tiền sử gia đình bị bệnh này. Nếu bệnh nhân được hỗ trợ điều trị đúng và kịp thời, ít khi gây tử vong.

Ung thư võng mạc thường gặp ở trẻ em

Nhận biết trẻ bị ung thư võng mạc

Ung thư võng mạc có dấu hiệu ánh đồng tử trắng bởi vậy khi gặp phải dấu hiệu này, gia đình nên đưa đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt để có chẩn đoán xác định. Dấu hiệu hay gặp thứ hai của bệnh là lác, mắt của trẻ không nhìn thẳng mà có thể lác vào trong hoặc ra ngoài. Ngoài ra, trẻ bị bệnh này có thể có biểu hiện mắt đau, đỏ, nhìn kém, lồi mắt, dị sắc mống mắt (màu sắc lòng đen hai mắt khác nhau), mắt giãn to… Bên cạnh các biểu hiện lâm sàng, bệnh nhân cần phải làm siêu âm, chụp CT scanner, cộng hưởng từ… để xác định kích thước, vị trí khối u trong mắt cũng như hình ảnh xuất ngoại của khối u vào hốc mắt, ổ di căn ở não…

Bệnh ung thư võng mạc bao gồm 4 giai đoạn:

+ Giai đoạn I: Giai đoạn khởi đầu, u còn nhỏ, khu trú ở võng mạc.

+ Giai đoạn II: Gây biến chứng, u nội nhãn to gây tăng nhãn áp.

+ Giai đoạn III: Tế bào ung thư phá vỡ thành nhãn cầu đi vào hốc mắt, lan vào thị thần kinh.

+ Giai đoạn IV: Di căn xa, tế bào ung thư di căn đến hạch trước tai, dưới hàm, vào thành xương hốc mắt hoặc đến các bộ phận khác của cơ thể và có thể gây tử vong.

Các phương pháp hỗ trợ điều trị ung thư võng mạc

Phương pháp hỗ trợ điều trị ung thư võng mạc

Có nhiều phương pháp hỗ trợ điều trị ung thư võng mạc khác nhau như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị… Tuy nhiên, một vấn đề quan trọng trong hỗ trợ điều trị bệnh ung thư võng mạc là phụ thuộc thời điểm phát hiện bệnh sớm hay muộn, độ tuổi, bệnh biểu hiện ở một hay hai mắt, đã di căn vào các bộ phận khác trong cơ thể hay không.

Khoét bỏ nhãn cầu là phương pháp hỗ trợ điều trị ung thư võng mạc phổ biến nhất và là cách duy nhất có thể loại bỏ hoàn toàn khối u khỏi mắt. Kèm với khoét bỏ nhãn cầu là cắt dây thần kinh dài tối đa làm mẫu giải phẫu bệnh.

Khi khối u còn nhỏ giai đoạn I, hoặc khi cả hai mắt đều bị bệnh, đôi khi chỉ khoét bỏ mắt có khối u to hơn, mắt còn lại có thể được điều trị bảo tồn bằng các phương pháp khác như tia xạ, đặt tấm phóng xạ, lạnh đông, laser, hóa trị, hóa sinh miễn dịch…

Bệnh nhân được chẩn đoán bị ung thư võng mạc cần được theo dõi lâu dài. Dưới sự theo dõi và hỗ trợ điều trị ung thư võng mạc của các bác sĩ chuyên khoa mắt trẻ em và chuyên khoa ung thư, bệnh nhi hoàn toàn có cơ hội khỏi bệnh.

Nguồn: http://www.baomoi.com/ung-thu-vong-mac-hoan-toan-dieu-tri-duoc/c/20568147.epi

Xem thêm:

U nang buồng trứng xoắn là gì, có mang thai được không? Các loại thuốc điều trị xuất huyết dạ dày Thuốc Kagasdine Cây Rau Đay và 10 công dụng tốt cho sức khỏe Viêm lộ tuyến cổ tử cung có nên đốt không, đốt khi nào? Tác dụng của nấm lim ở cách uống nấm lim xanh rừng Tiên Phước
5/5 - (63 bình chọn)
Exit mobile version