Chế độ ăn uống cho người bị bệnh ung thư máu
1.Lòng đỏ trong trứng gà
Như mọi người cũng biết lòng đỏ trứng gà rất giàu protein, bên cạnh đó còn chứ hàm lượng vitamin, acid folic rất dồi dào. Mà acid folic sẽ giúp tái tạo DNA một cách hợp lý và bảo vệ DNA luôn ổn định trong suốt quá trình xạ trị. Bên cạnh đó, lòng đỏ trứng gà còn là nguồn cung cấp tuyệt vời folate, biotin, niacin và vitamin B6 là những dưỡng chất rất có ích trong việc chống ung thư.
2.Cà rốt
Cà rốt là một thực phẩm có chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất rất cần thiết và quan trọng đối với cơ thể. Đáng chú nhất trong số đó là hàm lượng carotene (tiền vitamin A) trong cà rốt rất dồi dào. Chất này khi được đưa vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A ở ruột và gan không chỉ tốt cho mắt, da mà còn có tác dụng phòng ngừa bệnh rất hiệu quả.
Bên cạnh đó, nguồn chất chống oxy hóa phong phú có trong cà rốt như beta carotene, alpha carotene, Phenolic acid, Glutathione… đã được chứng minh là có khả năng làm giảm nguy cơ mắc phải nhiều bệnh như tim mạch, bệnh ung thư, nhất là bệnh ung thư máu… Ngoài ra, cà rốt cũng là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và có nhiều chất bổ khác như các vitamin A, B, C, D, E, acid folic, kali và sợi pectin (giúp hạ cholesterol máu).
3.Nấm
Những người bị bệnh ung thư máu đừng nên bỏ qua thực phẩm này, ăn nấm có lợi cho sức khỏe. Không chỉ là món ăn ngon, các loại nấm còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng cơ thể, chống lão hóa, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như ung thư, tim mạch. Trên thực nghiệm, hầu hết các loại nấm ăn đều có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Với nấm hương, nấm linh chi và nấm trư linh, tác dụng này đã được khảo sát và khẳng định trên lâm sàng. Nhiều loại nấm ăn có công năng kích thích cơ thể sản sinh interferon, nhờ đó ức chế được quá trình sinh trưởng và lưu chuyển của virus.
Những lưu ý về chế độ ăn uống cho người bị bệnh ung thư máu
– Không được uống trà xanh, bia rượu, hút thuốc lá.
– Tuyệt đối không sử dụng thịt chó, thịt chim, thịt cừu…
– Nên hạn chế sử dụng đậu xanh, tỏi sống, hành tươi và một số gia vị khác như: Hạt tiêu, ớt… Những loại thực phẩm này sẽ cản trở quá trình điều trị bệnh, làm giảm khả năng hiệu quả của các loại thuốc.
– Nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày vừa để người bệnh dễ tiêu hóa vừa giúp cung cấp đầy đủ năng lượng và những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
– Cần tập trung lượng ăn vào bữa sáng và bữa trưa để cơ thể hấp thụ một cách dễ dàng hơn, chất dinh dưỡng cũng được nạp nhiều hơn so với bữa tối.
– Hạn chế các chất phụ gia cho vào thực phẩm, chọn lựa những thực phẩm tươi sống, không chứa các chất bảo quản, phụ gia độc hại.
– Nên chế biến đa dạng các thực đơn, chủ yếu là các thức ăn ở dạng lỏng như canh hầm, cháo, súp… để người bệnh dễ tiêu hóa, cảm thấy ngon miệng hơn. Không nên để bệnh nhân ăn thức ăn quá nóng, nên để ở nhiệt độ vừa phải.
Theo nguồn: http://thethaovietnam.vn/dinh-duong/3-thuc-pham-giup-ban-tranh-xa-ung-thu-mau-429-164401.html
Bài viết tương tự
Mất mạng lúc nào không hay vì chứng đau nửa đầu Cách chữa đau, thoái hóa khớp gối bằng lá lốt rất tốt cho sức khỏe Bị viêm đau khớp bàn chân trái, phải và cách điều trị an toàn Nhiễm độc chì, ung thư da chỉ vì sử dụng giấy ăn Tràn dịch khớp gối là gì, tự khỏi không? Chế độ ăn và mẹo chữa bệnh Giá bán nấm lim xanh trên thị trường hiện nay là bao nhiêu?