Ung thư phế quản – Căn bệnh giết người thầm lặng
Đứng đầu nhóm nghiên cứu, PGS.TS. Đinh Ngọc Sỹ cho biết: “Mỗi năm trên thế giới có khoảng 14 triệu người mắc mới và 8,2 triệu người chết vì bệnh ung thư. Trong đó, số ca tử vong do ung thư phế quản bằng tổng số ca do các bệnh ung thư tiền liệt tuyến, ung thư vú và ung thư đại tràng cộng lại”.
PGS.TS. Đinh Ngọc Sỹ cũng cho biết, hầu hết các trường hợp ung thư phế quản được chẩn đoán và điều trị ở giai đoạn muộn (IIIb và IV). Với sự phát triển của khoa học ngày nay cho phép điều trị trúng đích và kéo dài sự sống cho người bệnh. Tuy nhiên, chẩn đoán bệnh sớm vẫn là yếu tố quyết định thành công của việc điều trị. Với điều kiện ở Việt Nam, việc chẩn đoán và sàng lọc ung thư phế quản sớm là hoàn toàn có thể.
Từ những thực tế nói trên, nhóm nghiên cứu của Bệnh viện Phổi Trung ương đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật tiên tiến trong sàng lọc, chẩn đoán sớm và điều trị đích ung thư phế quản tại Việt Nam”. Mục đích mà nhóm nghiên cứu hướng đến là xây dựng quy trình chẩn đoán, sàng lọc ung thư phế quản và điều trị đích bằng Bevacizumab.
Sàng lọc ung thư phế quản bằng kỹ thuật tiên tiến
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như sàng lọc bằng xét nghiệm đờm; sàng lọc chẩn đoán bằng X-quang và chụp cắt lớp (CT) lồng ngực liều thấp; sàng lọc bằng dấu ấn khối u nhưng không đặc hiệu; sàng lọc bằng nội soi phế quản.
PGS.TS. Đinh Ngọc Sỹ cho biết về quy trình điều trị đích ung thư phế quản: “Phương pháp này gồm các bước xác định mô bệnh ung thư phế quản, xác định các gene chi phối khối u (EGFR, VEGF), xác định phác đồ điều trị và đánh giá hiệu quả”.
Để đạt được mục tiêu đề ra, nhóm nghiên cứu đã đã xây dựng quy trình lý thuyết, thu thập dữ liệu và hoàn chỉnh quy trình, xác định hiệu quả của quy trình dựa vào các bằng chứng thu thập được.
Nhóm nghiên cứu đã triển khai xây dựng quy trình phát hiện biểu hiện VEGF mRNA, xác định tỷ lệ biểu hiện VEGF và phân bố kiểu gene VEGF trên bệnh nhân ung thư phế quản không tế bào nhỏ, đồng thời thực hiện nhiều công đoạn khác để xây dựng được quy trình điều trị đích và đánh giá hiệu quả quy trình điều trị đích ung thư phế quản bằng Bevacizumab.
Đối tượng của nhóm nghiên cứu là những người trên 40 tuổi đang sinh hoạt trong cộng đồng, gồm 60 bệnh nhân ung thư phế quản ở nhiều tỉnh thành.
Kết quả, quy trình sàng lọc ung thư phế quản sử dụng ánh sáng huỳnh quang qua nội soi phế quản đã được nhóm nghiên cứu xây dựng thành công. Quy trình này có thể áp dụng tại các cơ sở y tế tuyến tỉnh bởi nó khá đơn giản. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn xây dựng thành công quy trình chẩn đoán gen VGFR trong ung thư phế quản.
Nhóm nghiên cứu cho biết, tại cơ sở y tế ở các tuyến có thể sử dụng bộ câu hỏi sàng lọc yếu tố nguy cơ cho người có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư phế quản. Bevazicumab điều trị đích đã chứng tỏ tác dụng điều trị kéo dài thời gian sống cho người bệnh ung thư phế quản.
Trích nguồn: http://dantri.com.vn/khoa-hoc-cong-nghe/xay-dung-thanh-cong-quy-trinh-sang-loc-ung-thu-phe-quan-20160616152155513.htm
Bài viết tương tự
Nhân trần Có nên mổ u tuyến giáp không? Cách kết hợp nấm lin xanh, rễ mật nhân, cây dủ dẻ cho bệnh nhân ung thư gan Chè dây có tác dụng gì? Cách sử dụng chè dây chữa bệnh. Bán ở đâu? Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh suy giáp bẩm sinh Hình ảnh nấm lim xanh rừng giải đáp nấm lim xanh có tác dụng gì?