TẠP CHÍ UNG THƯ VIỆT NAM

Phụ nữ là đối tượng dễ bị u vú tấn công nhất

So sánh giữa phụ nữ có chức năng tuyến giáp bình thường với phụ nữ bị cường giáp sẽ tiềm ẩn nguy cơ cao mắc bệnh ung thư vú – Đây là một nhận định được công bố trên tạp chí Nội tiết Châu Âu (European Journal of Endocrinology) của các nhà nghiên cứu Đan Mạch.

Phụ nữ bị cường giáp tăng 11% nguy cơ mắc ung thư vú

Tuyến giáp rất quan trọng trong cơ thể, nó giúp giải phóng các hormone cần thiết cho sự trao đổi chất của tế bào. Theo các nhà nghiên cứu Đan Mạch, có tới 6% người dân Châu Âu không được chẩn đoán bệnh về tuyến giáp. Cường giáp là một trong những bệnh thường gặp ở tuyến giáp . Đây là tình trạng tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone thyroxine so với nhu cầu của cơ thể. Và ở nữ giới, tình trạng này lại cao hơn 6 lần so với nam giới. Các triệu chứng của cường giáp bao gồm bồn chồn, run, đổ mồ hôi, tim đập không đều, không chịu được nhiệt, sốt, sụt cân, thèm ăn và đi tiểu thường xuyên.

Gần đây nhất, có một nhóm các nhà nghiên cứu Đan Mạch đã phát hiện ra rằng, so với phụ nữ có chức năng tuyến giáp bình thường, phụ nữ bị cường giáp tăng 11% nguy cơ mắc ung thư vú, trong khi những người suy giáp lại giảm 6% nguy cơ mắc căn bệnh này.

Cường giáp là căn bệnh khiến phụ nữ dễ bị u vú

Qua các nghiên cứu nhóm chuyên gia đã công bố sau khi xem xét dữ liệu của hơn 1,4 triệu phụ nữ sống ở Đan Mạch từ giữa năm 1978 đến năm 2013. Trong số đó, có hơn 80.000 người bị cường giáp và hơn 60.000 người được chẩn đoán bị suy tuyến giáp. Tại thời điểm bắt đầu tham gia, tất cả những người này đều không mắc ung thư. “Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy, hormone giới tính như estrogen có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của các tế bào ung thư vú. Mức độ cao của nồng độ hormone tuyến giáp có thể có tác dụng giống như estrogen. Điều này giải thích lý do tại sao cường giáp lại liên quan tới nguy cơ cao mắc ung thư vú”, Tiến sĩ Mette Sogaard, tác giả chính của nghiên cứu (hiện đang làm việc tại Bệnh viện đại học Aarhus, Đan Mạch) cho biết.  “Những phát hiện của chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc nâng cao nhận thức về bệnh ung thư vú ở phụ nữ bị cường giáp và giúp chúng ta hiểu hơn về nguy cơ rủi ro này”, Tiến sĩ Sogaard nói thêm.

Qua các nghiên cứu trên đã cho ta thấy, những phụ nữ dễ bị u vú nhất thường bị cường giáp có nguy cơ cao mắc bệnh. Để hạn chế rủi ro này, biện pháp tốt nhất là phòng ngừa và điều trị tích cực bệnh cường giáp. Trong đó tại Việt Nam, sử dụng thảo dược được xem là xu hướng tiến bộ và an toàn hiện nay.

Việc phòng ngừa và điều trị cường giáp là cần thiết để giảm nguy cơ mắc ung thư vú

Nhiều chuyên gia Việt Nam đánh giá cao hiệu quả phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư tuyến giáp từ các chế phẩm nguồn gốc thiên nhiên. Nổi bật trong số đó là thực phẩm chức năng có thành phần chính từ hải tảo – vị thuốc quý từ lâu đời đã được sử dụng để chữa trị các bệnh liên quan đến tuyến giáp, kết hợp với các vị thuốc quý khác như khổ sâm, neem (xoan Ấn Độ), bán biên liên, ba chạc… Sản phẩm này đã được các nhà khoa học chứng minh có hiệu quả cao trong việc điều hòa chức năng miễn dịch của cơ thể, giúp hỗ trợ điều trị các rối loạn tuyến giáp, đặc biệt là cường giáp; tăng cường sức khỏe tuyến giáp; đồng thời giúp điều hòa hàm lượng T3, T4, làm mềm, giảm đau ở tuyến giáp; hỗ trợ giảm các triệu chứng của bệnh tuyến giáp.

Giảm nguy cơ mắc cường giáp ở phụ nữ, từ đó ngăn chặn bệnh ung thư vú, ngoài áp dụng một lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống hợp lý, kiểm tra sức khỏe định kỳ, thì sử dụng sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính từ hải tảo mỗi ngày là gợi ý đơn giản dành cho phụ nữ dễ bị u vú nhất.

Nguồn:http://giadinh.net.vn/song-khoe/cuong-giap-khien-phu-nu-de-bi-ung-thu-vu-20160406165031081.htm

Xem thêm:

Địa chỉ mua bán gà nướng bản đôn tại Quận 6 Mua Bán Sỉ Và Lẻ Cây Lá Gan Hỗ Trợ Điều Trị Ung Thư Gan Mua Bán Sỉ Và Lẻ Cao Hoa Atiso Giúp Giải Độc Gan Địa chỉ mua bán gà nướng bản đôn tại Quận 4 Mua Bán Sỉ Và Lẻ Đơn lá đỏ Chất Lượng Toàn Quốc Mua nấm lim xanh ở Hà Nội đúng giá bán nấm lim xanh Tiên Phước
5/5 - (94 bình chọn)
Exit mobile version