TẠP CHÍ UNG THƯ VIỆT NAM

Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư (phần 7)

2. Chăm sóc dinh dưỡng trên bệnh nhân ung thư

2.6. Một số khía cạnh đặc thù quản lý dinh dưỡng trong điều trị ung thư

Ung thư thường được điều trị bằng phương pháp  phẫu thuật, tia xạ, hóa trị (bao gồm cả điều trị hóc môn) và có khi kết hợp cả 3.

Trong tất cả các trường hợp phẫu thuật, có trì hoãn trước khi cho chế độ ăn bình thường. Nếu phẫu thuật lớn hoặc liên quan đến bộ phận nào đó của đường tiêu hóa, sẽ có trì hoãn đáng kể trước khi vẫn có thể cho ăn đường ruột. Phẫu thuật đến miệng hoặc họng có thể gây ra các vấn đề lâu dài khi cho ăn qua đường miệng. Bên cạnh đó còn gây ra tác dụng phụ tạm thời hoặc vĩnh viễn ảnh hưởng đến khẩu phần ăn, tiêu hóa hoặc hấp thu như: hội chứng dumping, hội chứng ruột ngắn, mở thông ruột)

Ngoài ra, một số bệnh nhân phẫu thuật trong tình trạng đã bị suy dinh dưỡng trước đó và đặc biệt có nguy cơ suy kiệt dinh dưỡng nặng. Các yếu tố trên cần được cân nhắc khi lên kế hoạch chăm sóc dinh dưỡng cho người ung thư và có thể ảnh hưởng như sau:

-Có cần dinh dưỡng hỗ trợ trước phẫu thuật hay không, nếu có thì ở dạng nào;

-Có cần dinh dưỡng hỗ trợ trước và sau phẫu thuật hay không, hoặc là ở giai đoạn sớm hoặc nếu trì hoãn cho ăn đường miệng, hoặc biến chứng;

-Liệu hỗ trợ một phần hay hoàn toàn;

-Đường miệng sẽ đạt được đến mức nào;

-Dinh dưỡng hỗ trợ thời gian ngắn hay dài.

Đến quá trình hồi phục, cần cố gắng để hồi phục và duy trì trạng thái dinh dưỡng tốt, nếu cần thiết bằng các biện pháp dinh dưỡng hỗ trợ đường miệng để tối ưu hóa khẩu phần dinh dưỡng.Một số bệnh nhân cần có lời khuyên riêng do cắt dạ dày và đường tiêu hóa như hội chứng dumping và hội chứng ruột ngắn. Cần tổ chức sắp xếp để đảm bảo sau khi ra viện, tiến triển của các bệnh nhân nào có nguy cơ về dinh dưỡng, đặc biệt về trọng lượng cơ thể, sẽ được kiểm soát hoặc chăm sóc bậc 1 hoặc bậc 2.

2.6.1. Phẫu thuật (Krause)

Phẫu thuật (Krause) – Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư

Đây là một phương pháp rất phổ biến để điều trị bệnh nhân có tổn thương ác tính dạ dày ruột, và có thể kèm với phương pháp hóa trị hoặc xạ trị trước hoặc sau mổ. Khi khối u liên quan đến đường tiêu hóa dạ dày ruột, các vấn đề dinh dưỡng liên quan đến cả phẫu thuật cắt đoạn và quá trình bệnh. Bệnh nhân bị ung thư đầu và cổ sẽ khó ăn và thường có tiền sử nghiện rượu nặng. Phẫu thuật có thể làm bệnh nhân phụ thuộc vào ăn sonde tạm thời hoặc vĩnh viễn. Bệnh nhân ăn đường miệng thường bị nuốt khó và đòi hỏi độ đậm đặc của thức ăn phải được thay đổi và đào tọa thêm về nhai và nuốt. Cần mời hội chẩn với chuyên gia về nuốt.

Với khối u thực quản, phẫu thuật đòi hỏi cắt thực quản một phần hoặc toàn bộ. Dạ dày thường được dùng để thay thế thực quản. Sonde mũi ruột hoặc mổ thông… tạo ra ngay khi phẫu thuật cho phép cho ăn sớm sau mổ. Thông thường, bệnh nhân có thể tiến dần tới chế độ ăn thông thường. Nếu có giảm cân và kém hấp thu, chế độ ăn mỡ thấp cho ăn nhiều bữa bữa nhỏ, thức ăn nhiều dinh dưỡng. Chế độ ăn mới nghiên cứu hỗ trợ sử dụng công thức nuôi ăn sonde bổ sung glutamine hoặc bổ sung glutamine để hỗ trợ trong điều trị phẫu thuật dạ dày ruột.

Dò dưỡng chấp (chylous) là biến chứng thường thấy của phẫu thuật nạo vét hạch cổ, gây ra do tổn thương ống ngực khi nó vào tĩnh mạch cảnh trái (left subclavian vein). Khẩu phần chất béo cần được hạn chế (thay bằng MCT) đến khi hết dò.

Khi phẫu thuật ung thư tụy bị cắt bỏ gây ra hàng loạt biến chứng về dinh dưỡng nặng. Khi cắt trên 70% tụy, cần insulin để điều hòa chuyrn hóa glucose và chế độ ăn kiểm soát carbohydrate. Khi 90% tụy bị cắt bỏ các triệu chứng lâm sàng kém hấp thu sẽ xuất hiện. Khi đó cần dùng men tiêu hóa để hỗ trợ và chế độ ăn hạn chế chất béo.

Cắt dạ dày thường dẫn đến suy dinh dưỡng thứ phát do giảm khẩu phần ăn và kém hấp thu. Do đó, nên thay thế nuôi ăn hỗng tràng khi mổ và dinh dưỡng đường ruột thường khả thi trong vòng 4-5 ngày sau phẫu thuật. Kém dung nạp chất béo thường xảy ra, đặc biệt nếu dây thần kinh phế vị bị nặng. Cho men tụy cùng với bữa ăn có lợi cho bệnh nhân khi dịch tụy không đủ.

Khi cắt dạ dày bán phần ở phần còn lại thấp hơn của dạ dày, hội chứng quặt ngược “dumping” có thể xảy ra vì thức ăn và dịch chuyển nhanh (đặc biệt chế độ ăn nhiều carbohydrate đơn) và đáp ứng tan (dilutional response) của chất còn lại nhỏ với cho ăn tiêm áp lực thẩm thấu cao (highly osmotic bolus feeding). Vấn đề dinh dưỡng phổ biến nhất là thiếu máu thứ phát do kém hấp thu sắt, folate, và ít phổ biến hơn là vitamin B12. Bệnh nhân có thể tốt hơn khi cho ăn bữa nhỏ 6-8 bữa/ngày, uống dịch giữa các bữa ăn.

Cắt ruột một phần hoặc toàn phần có thể gây ra mất dịch và điện giải trầm trọng, liên quan đến độ dài và vị trí cắt. Cắt đoạn cuối hồi tràng 15cm có thể gây ra mất muối mật và kích thích khả năng của gan tái tổng hợp và hấp thu vitamin B12 sẽ bị ảnh hưởng. Khi cạn kiệt dự trữ muối mật, sẽ bị chảy mồ hôi dầu (steatorrhoea). Nên cho uống canxi carbonate để hạn chế hấp thu oxalate. Dinh dưỡng hỗ trợ bao gồm chế độ ăn ít mỡ, nồng độ thẩm thấp thấp, lactose thấp và oxalate thấp.

Stearhoea là hậu quả của kém hấp thu trong đó chất béo không hấp thu được vẫn ở trong phân. Ngược lại với 2-6g chất béo được tiêu hóa, thường bài tiết mỗi ngày mất 60g. Với ngoại lệ là không dung nạp carbohydrate, hầu hết tất cả các bệnh gây ra kém hấp thu đề gây ra steatorrhea. Chẩn đoán thường dự vào tỉ số chất béo trong phần với chất béo ăn vào hoặc hiệu số hấp thu. Thu thập phân trong 72h.

Sau phẫu thuật người bênh cũng cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý để nhanh chóng phục hồi sức khỏe, đem lại kết quả điều trị tốt nhất cho bệnh nhân.

Ngoài ra bạn cũng nên xây dựng cho mình một chế độ tập luyện để chống bệnh ung thư để có kết quả điều trị bệnh tốt hơn.

 (còn tiếp).

Nguồn: http://suckhoedoisong.vn/dieu-tri-dinh-duong-tren-benh-nhan-ung-thu-n113292.html

Xem thêm:

Rượu xoa bóp mật gấu Bán cây mật gấu trị tiểu đường giá rẻ tại Thủ Đức 10 bài thuốc ngâm rượu tăng cường sinh lý – Chồng uống vợ mê Lá xạ đen Hòa Bình Bán Lá Mật Gấu tại Bình Thạnh giá rẻ, chất lượng Nấm lim xanh có ngâm rượu được không với cách ngâm nấm lim xanh
5/5 - (53 bình chọn)
Exit mobile version