Hút thuốc lá thụ động có thể gây nên nhiều bệnh nguy hiểm ở cả người lớn và trẻ em. Théo Bác sĩ Việt Hà (Chuyên khoa Hô hấp) cho biết, khói thuốc lá chiếm 4% khối lượng điếu thuốc. Trong khói thuốc lá chứa hơn 7.000 chất hóa học và có tới 69 chất gây ung thư, trong đó có những chất nguồn gốc thực vật chưa cháy hết, các hydrocarbua thơm như benzopren là chất gây ung thư mạnh nhất (mỗi điếu thuốc lá có khoảng 40-50mg chất này). Cơ quan bảo vệ môi trường của Mỹ đã xếp khói thuốc lá vào nhóm A trong danh sách các chất gây ung thư.
Hút thuốc lá thụ động không còn trong giả thuyết nữa. Mới đây, Bệnh viện ung thư Trùng Khánh (Trung Quốc) đã kết luận một bé gái tên Salsa đã được chẩn đoán mắc ung thư vòm họng do hút thuốc lá thụ động. Salsa không phải là người hút thuốc, nhưng thường xuyên sống cùng với người hút thuốc trong gia đình. Trong nhà cô luôn có mùi thuốc lá, kể cả quần áo, giường tủ cũng bị ám mùi.
Khoảng 3 tháng trước đó, Salsa thấy hiện tượng chảy máu mũi vào mỗi buổi sáng, đặc biệt là lúc xì mũi hay vệ sinh mũi. Lúc đó bố mẹ bé vẫn nghĩ rằng con gái bị chảy máu cam. Lúc đầu, Salsa nghĩ rằng việc chảy máu cam có thể do mùa hè nóng nực, mẹ bé đã mua một số loại thuốc để uống nhưng bệnh tình không có biến chuyển tích cực.
Một thời gian sau, gia đình phát hiện ở cổ của Salsa xuất hiện một khối u khoảng 5cm. Dù không có cảm giác đau đớn nhưng lại có vẻ như u đang lớn dần lên. Sau khi nội soi sinh thiết bệnh lý mũi họng, gia đình nhận kết luận không thể sốc hơn là Salsa bị ung thư và bệnh đang di căn.
Khói thuốc lá có thể tồn tại trong không khí ngay cả khi không còn nhìn thấy hoặc ngửi thấy mùi nữa. Chúng bám vào quần áo, đồ nội thất, giường hoặc các bề mặt khác và cuối cùng lại lây truyền cho chính chúng ta. Không giống như khói thuốc lá, các hóa chất từ thuốc lá bám trên các bề mặt vẫn bám rất lâu sau khi đã dừng hút thuốc và rất khó loại bỏ.
Khói thuốc lá là sát thủ gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm như ung thư phổi, các bệnh về tim mạch, vô sinh… Trẻ em và phụ nữ là những người bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi khói thuốc thụ động. Tại Việt Nam, theo một số nghiên cứu, cứ 3 trong 5 trẻ em tuổi từ 13-15 có tiếp xúc với khói thuốc thụ động tại nhà và 2/3 phụ nữ cho biết họ thường xuyên hít phải khói thuốc.
Để hạn chế tác hại của hút thuốc lá thụ động, người hút thuốc không nên hút trước mặt người khác, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Nguồn
http://thethaovietnam.vn/suc-khoe/hut-thuoc-la-thu-dong-khien-tre-mac-ung-thu-429-189031.html
Bài viết tương tự
Cách phân biệt viêm họng hạt và ung thư vòm họng Nước mía có công dụng gì? Cách dùng cây bồ công anh chữa tắc tia sữa và những lưu ý khi dùng Viêm họng hạt kiêng ăn gì và nên ăn gì? Cây thuốc quanh ta: Công dụng của hành dưới góc nhìn y học Cây nấm lim xanh giảm cân tác dụng và hình ảnh nấm lim tự nhiên