Nhiều loại thực phẩm thật ra không chứa chất gây ung thư nhưng do cách chế biến và sử dụng sai làm thành phần trong những thực phẩm đó bị biến đổi thành chất gây nguy hiểm đối với người sử dụng.
1. Nước đun đi đun lại nhiều lần
Khi nước bị đun lại nhiều lần làm tăng lượng Nitrite dung nạp và cơ thể con người có thể tạo ra amin nitrit gây ung thư.
Việc cất trữ nước trong chai nhựa rồi bảo quản trong tủ lạnh cũng sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe vì nhiều gia đình thường tái sử dụng cái chai đã dùng hết từ các loại nước uống đóng chai nhưng không biết rằng các lạo chai này được sản xuất chỉ để sử dụng một lần. Khi đặt chai nước bằng nhựa trong tủ lạnh nước đá lạnh cũng làm cho dioxin từ nhựa được giải phóng. Tốt hơn hết nếu muốn cất trữ nước thì người sử dụng nên tìm mua các chai nước được phép sử dụng nhiều lần, các loại bình bằng thép không rỉ hay bình thủy tinh.
2. Khoai tây nảy mầm
Mầm khoai tây có chứa solanine, một loại glyco-alkaloid đắng và độc. Solanine có thể xuất hiện một cách tự nhiên trong bất cứ bộ phận nào của cây, bao gồm cả lá, quả và củ. Nó rất độc, thậm chí với hàm lượng rất nhỏ. Ngoài ra chất này còn có ở cà chua và các cây khác trong họ Solanaceae. Solanine có tính gây mê và trước đây được dùng để chữa chứng động kinh. Olanine được tạo thành từ alkalo solanidine
3. Thực phẩm bị mốc
Nhiều gia đình có thói quen cất trữ gạo, đậu, lạc… các loại ngũ cốc để dùng dần nhưng do điều kiện bảo quản không đảm bảo làm những loại hạt này dễ bị ẩm mốc. Khi bị ẩm mốc các loại hạt trên sẽ sản xuất ra chất độc hại gây ung thư là streptozotocin aflatoxin.
4. Thực phẩm bị mốc
Nhiều gia đình có thói quen cất trữ gạo, đậu, lạc… các loại ngũ cốc để dùng dần nhưng do điều kiện bảo quản không đảm bảo làm những loại hạt này dễ bị ẩm mốc. Khi bị ẩm mốc các loại hạt trên sẽ sản xuất ra chất độc hại gây ung thư là streptozotocin aflatoxin.
Nhiều người thường cho rằng nấm mốc trong thực phẩm khô đơn giản chỉ là một dạng vi sinh vật vô hại, có thể lau rửa sạch và không ảnh hưởng gì đến chất lượng thực phẩm. Tuy nhiên, theo cảnh báo của các chuyên gia, chính những nấm mốc này lại mang mầm bệnh ung thư nguy hiểm đến tính mạng con người.Thực phẩm bị mốc, khi ngũ cốc, dầu ăn và các thực phẩm khác nhau bị phát độc do nhiễm nấm mốc aflatoxin thì không thể ăn. Độc tố Aflatoxin sau khi vào cơ thể con người sẽ dẫn đến ung thư gan.
5. Dưa muối chưa kĩ
Các loại dưa muối nói chung (kể cả cà muối) là thực phẩm được nhiều gia đình ưa chuộng trong bữa ăn hàng ngày. Dưa muối được chế biến bằng cách sử dụng muối trộn chung với một số thân, lá, hoa, quả, củ để làm lên men chua dưới tác dụng của một số vi sinh vật. Ăn dưa muối đem lại nhiều tác dụng tích cực cho cơ thể.
Tuy nhiên, nếu không biết sử dụng đúng cách thì dưa muối đôi khi lại trở thành thứ gây hại. Bởi vì trong một vài ngày đầu muối dưa, vi sinh vật sẽ chuyển hóa nitrat trong các nguyên liệu thành nitric, làm hàm lượng nitric tăng cao, độ pH giảm dần (có nghĩa là độ chua tăng dần lên). Ăn dưa ở giai đoạn này thì có vị cay, hăng, hơi đắng vì chưa đạt yêu cầu. Loại dưa này chứa nhiều nitrate, ăn vào rất có hại cho cơ thể.
Những thực phẩm chứa chất gây ung thư nêu bình thường không có hại nhưng nếu bạn bảo quản hoặc sử dụng không đúng sẽ mang đến tác hại khôn lường.
Nguồn: http://thitruong.nld.com.vn/suc-khoe/nhung-thuc-pham-de-gay-benh-ung-thu-20161215002538695.htm
Bài viết tương tự
Nổi mề đay sưng môi là do đâu? Cách xử lý hiệu quả Trà trị mụn matcha giúp trị mụn, nám hiệu quả Biết được những điều này sẽ không còn nỗi lo bị xơ vữa động mạch Viêm loét dạ dày ở trẻ em: Nguyên nhân và hướng điều trị Viên uống tinh hoa trà camellia giúp giảm cân an toàn, hiệu quả Cách sắc nấm lim xanh rừng hướng dẫn nấm lim xanh cách sử dụng