Những điều cần biết về bệnh dạ dày với khuẩn HP

Những điều cần biết về bệnh dạ dày với khuẩn HP

Vi khuẩn HP được biết đến là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh dạ dày. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm thông tin về loại vi khuẩn này để từ đó có cách phòng ngừa lây nhiễm, hạn chế các bệnh dạ dày.

Con đường lây nhiễm khuẩn HP

Vi khuẩn HP được tìm thấy nhiều trong nước bọt, mảng bám cao răng, niêm mạc dạ dày người bệnh. Do đó, khuẩn dễ dàng lây nhiễm qua việc nói chuyện hay đường tiêu hóa

+ Lây qua đường miệng – miệng: Việc dùng chung bát đũa, cốc uống nước, bàn chải đánh răng; thói quen nhai mớm cơm cho trẻ khiến khuẩn HP có trong nước bọt, mảng bám cao răng người bệnh dễ lây sang người khác.

+ Lây qua đường phân – miệng: Việc không rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh có thể khiến khuẩn HP được đào thải qua đường phân người bệnh lây sang người khác, hoặc thông qua trung gian như ruồi, muỗi.

+ Lây qua đường dạ dày – miệng: Khuẩn HP có thể bị lây từ người bệnh sang người khác khi người bệnh bị trào ngược hay ợ chua.

+ Lây qua đường dạ dày – dạ dày: Trường hợp này xảy ra khi tiến hành nội soi dạ dày cho người nhiễm khuẩn HP xong mà không vệ sinh kỹ, tiếp tục nội soi cho người khác.

bệnh dạ dày

Vi khuẩn HP – nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh dạ dày

Triệu chứng của người nhiễm HP

Thông thường, người nhiễm khuẩn HP không có những triệu chứng rõ ràng. Dấu hiệu chỉ xuất hiện khi đã xuất hiện bệnh dạ dày.

Tuy nhiên, một số dấu hiệu cảnh báo nhiễm HP có thể kể đến như: đau hoặc bỏng rát vùng bụng trên, đau bụng tăng lên khi đói, buồn nôn, ngay cả khi không có thức ăn trong bụng, nôn khan, nôn buổi sáng sớm, chán ăn, ợ chua, đầy bụng, sụt cân không rõ nguyên nhân, thiếu máu thiếu sắt không rõ nguyên nhân.

Do đó, khi thấy những dấu hiệu bất thường cần được thăm khám để có kết luận chính xác.

Các bệnh dạ dày do HP gây nên

+ Loét tá tràng: Vi khuẩn H.P làm tổn thương lớp chất nhầy bảo vệ dạ dày, tá tràng để cho axit tấn công niêm mạc dạ, tạo ra vết loét.

+ Thủng dạ dày: Vi khuẩn H.P có thể ăn thủng lớp niêm mạc dạ dày và gây thủng dạ dày khi chúng tồn tại trong ổ loét lâu ngày.

+ Viêm dạ dày – tá tràng: Vi khuẩn H.P kích thích lớp niêm mạc tế bào gây xung huyết, viêm niêm mạc gây ra tình trạng viêm ở dạ dày – tá tràng.

Phương pháp hỗ trợ điều trị vi khuẩn HP

Để hỗ trợ điều trị vi khuẩn HP, cần tuân thủ đúng phác đồ trị liệu mà các bác sĩ chuyên khoa đưa ra, trong đó có ít nhất 2 loại kháng sinh cùng với 1 thuốc giảm tiết axit dạ dày, có thể kèm theo muối Bismuth.

Bên cạnh đó là các phương pháp tích cực hỗ trợ điều trị: xây dựng thói quen ăn uống khoa học, chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, mệt mỏi; kiểm tr sức khỏe định kỳ…

Phòng ngừa nhiễm khuẩn HP

Phòng ngừa nhiễm khuẩn HP từ những thói quen sinh hoạt hàng ngày: không ăn uống chung đụng, không dùng chung bàn chải đánh răng, không nhai mớm cơm cho trẻ; hạn chế ăn uống ven đường; giữ gìn vệ sinh sạch sẽ không gian sống; hạn chế ăn các loại đồ ăn tái, sống; vệ sinh vật nuôi sạch sẽ…

Khuẩn HP là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh dạ dày. Do đó, cần bảo vệ bản thân và gia đình trước nguy cơ nhiễm khuẩn từ những thói quen đơn giản.

Nguồn: http://news.zing.vn/benh-da-day-voi-helicobacter-pylori-duong-tinh-post721329.html

Xem thêm:

Hoa kim châm Tác dụng, cách nấu, giá bán chữa bệnh giảm tiểu cầu Cây chùm ngây có tác dụng gì, kỵ gì? Cách trồng, sử dụng và giá bán Những nguy cơ tiềm ẩn ung thư ngay trong ngôi nhà Viêm gan B kiêng ăn gì? Triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị Kỷ tử có tác dụng gì, có tốt không, mua ở đâu và giá bao nhiêu tiền? Nấm cây lim xanh rừng tự nhiên Tiên Phước có công dụng, tác dụng gì?

5/5 - (99 bình chọn)
nấm lim xanh có tác dụng gì từ công dụng của nấm lim xanh rừng

Bác sĩ Lưu Mai Lan

5/5 - (99 bình chọn)
DƯỢC SỸ TƯ VẤN NẤM LIM XANH CHỮA UNG THƯ
BẤM ĐỂ GỌI:  024.3797.0138 - 0936.476.588
error: Content is protected !!