Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh
Chảy máu âm đạo, đau lưng, các bệnh về đường tiết niệu, nước tiểu đục, táo bón mãn tính…là những dấu hiệu cuối cùng của căn bệnh này. Đau khi quan hệ tình dục và tiết dịch âm đạo cũng là triệu chứng của ung thư cổ tử cung giai đoạn muộn. Các triệu chứng ít thấy hơn bao gồm chán ăn, giảm cân, mệt mỏi, đau chân, chân sưng phù một bên, rò rỉ nước tiểu hoặc phân từ âm đạo.
Ai sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung
Theo các nhà nghiên cứu, tất cả phụ nữ đã từng quan hệ tình dục đều có nguy cơ ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, phụ nữ có nhiều bạn tình (hoặc những người có quan hệ tình dục với nam giới có nhiều bạn tình) có nguy cơ cao hơn. Phụ nữ bắt đầu quan hệ tình dục không có bảo vệ trước 16 tuổi có nguy cơ cao nhất.
Khả năng tầm soát
Mặc dù hiện nay các nhà khoa học đã nghiên cứu ra vắc xin chống lại chủng HPV gây nên bệnh ung thư cổ tử cung thế nhưng nó chỉ mang tính chất kiểm soát chứ không triệt để. Vì thế, phụ nữ nên thường xuyên phết tế bào âm đạo, ngay cả sau khi chích ngừa, để tầm soát bệnh từ sớm nhất.
Cách điều trị ung thư cổ tử cung
Ở giai đoạn đầu (IB1 và IIA nhỏ hơn 4cm) có thể cắt bỏ tận gốc tế bào ung thư kết hợp loại bỏ cách hạch bạch huyết. Sau khi phẫu thuật, một số bệnh nhân có nguy cơ tái phát cao được điều trị ung thư bằng xạ trị có kèm hoặc không kèm hóa trị. Giai đoạn sớm với khối u lớn hơn (IB2 và IIA lớn hơn 4cm) có thể được điều trị bằng xạ trị và hóa trị. Thủ thuật cắt bỏ tử cung có thể thực hiện sau khi hóa – xạ trị để kiểm soát tốt hơn ung thư tại chỗ. Một số bệnh nhân bị tái phát có thể phải phẫu thuật tại thời điểm tái phát.
“Không bao giờ bỏ cuộc”
Ba năm trước, bà Y. được chẩn đoán mắc bệnh ung thư cổ tử cung, và bà đã trải qua hóa trị và xạ trị hơn ba tháng. Bà phải chịu đựng những biến chứng do tác dụng phụ của xạ trị. Sáu tháng sau khi hoàn thành điều trị, ruột của bà bị thủng và bắt đầu chảy máu. Để cứu sống bà, các bác sĩ đã cắt bỏ một đoạn đại tràng và đặt một hậu môn nhân tạo vĩnh viễn.
Bà chỉ vừa làm quen với việc có hậu môn nhân tạo thì lại bắt đầu bị chảy máu âm đạo. Bà Y. nghĩ là do tác dụng phụ của xạ trị, nhưng không phải, vì đã hơn hai năm từ khi kết thúc xạ trị. Nỗi sợ hãi lớn nhất của bà Y. đã xảy ra như dự kiến khi bà đến gặp bác sĩ và phát hiện ung thư đã tái phát. Trong 12 tháng tiếp theo, bà Y. đã trải qua hóa trị để ngăn chặn bệnh ung thư, và được các bác sĩ cho biết việc điều trị không tiến triển tốt.
Bà được thông báo để chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất và chấm dứt việc điều trị vì không thể làm gì khác hơn. Tháng 2/2009, bà đến Singapore và tư vấn với bác sĩ See Hui Ti tại Trung tâm Ung thư Parkway. Bệnh nhân nhớ lại: “Điều đầu tiên bác sĩ See nói với tôi là tôi không giống như một bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối. Thông thường, nếu bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn muộn, tôi sẽ biết ngay bằng cách nhìn, và bà thì không phải như vậy”.
Bệnh nhân được chụp PET scan. Kết quả cho thấy ung thư còn giới hạn trong cổ tử cung. Các kết quả rất đáng khích lệ mà ngay cả bác sĩ cũng rất ngạc nhiên. Bà Y. đến gặp hai bác sĩ mà bác sĩ See đề nghị.
Cả hai bác sĩ phẫu thuật đều nhất trí rằng họ không chỉ tự tin loại bỏ bệnh ung thư bằng phẫu thuật, mà còn có thể đóng hậu môn giả để bà Y. có thể đại tiện bình thường. Tháng 3/2009, phẫu thuật đã thành công và khi trở lại để theo dõi vào tháng 7/2009, bà Y. hoàn toàn khỏi bệnh!
Như vậy có thể nói, vẫn có những cách điều trị ung thư cổ tử cung thế nhưng vấn đề quan trọng nhất là phát hiện bệnh sớm. Vì thế, hãy thường xuyên kiểm tra sức khỏe và hạn chế nguy cơ gây bệnh.
Bài viết tương tự
31 tác dụng của Cây Rau Sam Đâttrong chữa và hỗ trợ điều trị bệnh Lá vông nem có tác dụng gì? Trị bệnh gì? Có tác hại không? Mua ở đâu? Nấm lim xanh xua tan nỗi lo bệnh tật Tam Thất Hoang Mật ong có tác dụng gì? Uống nghệ với mật ong có giảm cân không? Nấm lim chữa bệnh gì cách dùng nấm lim xanh trị bệnh viêm gan?