1. Đánh giá thực trạng dinh dưỡng của bệnh nhân
1.3. Đánh giá khẩu phần ăn
Dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của người bệnh là vô cùng cần thiết. Xác định nhu cầu dinh dưỡng cần được đáp ứng là phần quan trọng trong đánh giá tình trạng dinh dưỡng. Các yếu tố cần cân nhắc bao gồm:
– Khẩu phần ăn và lượng dịch hiện tại.
– Khoảng thời gian và mức độ nặng của bất kỳ thay đổi về cảm giác ngon miệng và lượng ăn vào qua đường miệng.
– Sự xuất hiện của các yếu tố ảnh hưởng khẩu phần ăn và lượng dịch.
Kết quả trên cần được xem xét với nhu cầu dinh dưỡng cụ thể của từng bệnh nhân.
Đánh giá khẩu phần hiện tại: khẩu phần ăn hiện tại được đánh giá bằng các phương pháp hỏi ghi 24giờ, nhật ký và bản ghi thực phẩm để xác định lượng thực phẩm thực tế tiêu thụ.
Đánh giá những thay đổi gần đây về khẩu phần: bên cạnh khẩu phần ăn hiện tại, xác định thay đổi gần đây về khẩu phần rất có ích:
– Tăng hoặc giảm cảm giác ngon miệng;
– Thay đổi kiểu bữa ăn và thời gian ăn;
– Lựa chọn thực phẩm khác với thường ngày và độ đậm đặc;
– Phạm vi và khoảng thời gian thay đổi càng nhiều thì càng ảnh hưởng;
– Xác định yếu tố có thể ảnh hưởng lượng thức ăn và lượng dịch.
Các yếu tố có ảnh hưởng dinh dưỡng đáng kể và ảnh hưởng kéo dài bao gồm:
– Khó mua, chế biến và nấu ăn;
– Thờ ơ hoặc không quan tâm đến thực phẩm/thức ăn;
– Nhầm lẫn hoặc quên ví dụ người bị bênh mất trí;
– Ảnh hưởng của bệnh hoặc điều trị thuốc như buồn nôn, nôn, ỉa chảy;
– Các yếu tố thể chất ảnh hưởng đến việc ăn uống: răng thưa, khô miệng, loét miệng, đau miệng, phẫu thuật hàm-mặt;
– Khó khăn khi cho ăn và nuốt gây ra giảm lựa chọn với thức ăn và giảm lượng thức ăn;
– Các điều tra, điều trị đòi hỏi phải nhịn đói hoặc thay đổi chế độ ăn;
– Các yếu tố khác bao gồm điều kiện xã hội như sống một mình, thiếu kiến thức, nghiện rượu, khó khăn tài chính, mất người thân đặc biệt nếu là người tổ chức/thiết kế bữa ăn.
Ngoài ra, cần cân nhắc đến nhu cầu dinh dưỡng để xem liệu khẩu phần ăn hiện tại có đáp ứng đủ nhu cầu hay không. Nhu cầu dinh dưỡng cho các nhóm quần thể khác nhau, ước tính dựa vào tuổi, giới, mức độ hoạt động thể lực, tình trạng lâm sàng.
Như vậy khẩu phần ăn là vô cùng quan trọng để xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư (còn tiếp).
Nguồn: http://suckhoedoisong.vn/dieu-tri-dinh-duong-tren-benh-nhan-ung-thu-n113292.html
Bài viết tương tự
Bệnh mỡ máu là gì? Đối tượng nào dễ mắc bệnh nhất? Đau dạ dày khi mang thai: Giải pháp điều trị an toàn cho bà bầu Viêm mũi dị ứng mãn tính là gì, có nguy hiểm không, chữa bệnh như thế nào? Công dụng của cây xạ đen Các loại thuốc chữa đầy hơi chướng bụng phổ biến nhất Nấm lim xanh bao nhiêu tiền 1kg nơi mua nấm lim xanh ở TP.HCM