Ung thư thực quản với triệu chứng phòng ngừa và điều trị K thực quản
Ung thư thực quản với nguyên nhân, biểu hiện. Thực phẩm ngăn ngừa và điều trị K thực quản giai đoạn cuối. Chữa bệnh K thực quản với Đông y. Chế độ dinh dưỡng khi bị ung thư thực quản. Hiểu lầm về bệnh K thực quản. Chẩn đoán các giai đoạn K thực quản.
Ung thư thực quản (hay K thực quản) là bệnh ác tính gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Tuy nhiên, nhiều người mang hiểu lầm nghiêm trọng với căn bệnh này. Nguyên do gây bệnh K thực quản chủ yếu là từ sự bất thường nội tại cơ thể. Bệnh ung thư thực quản thường phát triển với nhiều giai đoạn. Do vậy, các triệu chứng của bệnh ung thư thực quản sẽ khác nhau tùy từng thời kỳ. Tốt nhất, nên chủ động phòng ngừa, chẩn đoán, điều trị căn bệnh ung thư thực quản khi còn sớm. Bệnh nhân có thể lựa chọn các phương pháp chữa ung thư thực quản giai đoạn cuối nhờ Đông y. Hãy cẩn trọng về chế độ thực phẩm dinh dưỡng dành cho bệnh nhân K thực quản giai đoạn cuối.
Ung thư thực quản
Ung thư thực quản (K thực quản) là gì? Đây là chứng bệnh có khối u ác tính xuất phát từ những tế bào biểu mô tại thực quản; khiến cho tế bào bị phân chia không giống với cấu trúc cơ thể, sinh ra các khối u. Những tế bào ung thư đó thường bắt đầu ở lớp bên trong của thực quản; chúng có thể lan rộng ra khắp các lớp khác hay bộ phận khác (được gọi là sự di căn).
Bệnh ung thư thực quản thường được chia ra các loại chính như sau:
Loại ung thư tế bào tuyến:
- Phát sinh tại tế bào của tuyến tiết chất nhầy bên trong thực quản.
- Xảy ra thường xuyên nhất là ở khu phần dưới của thực quản.
- Là hình thức bệnh về K thực quản phổ biến nhất tại Mỹ.
Loại ung thư tế bào vảy:
- Tế bào vảy là các tế bào mỏng ở dọc bề mặt thực quản.
- Ung thư tế bào vảy hay xảy ra ở giữa trong thực quản.
- Là căn bệnh phổ biến nhất trên thế giới về K thực quản.
Loại ung thư hiếm khác:
- Loại ung thư tế bào mầm hay ung thư tế bào nhỏ.
- Loại u ác tính, Sarcoma hoặc ung thư hạch thực quản.
K thực quản là căn bệnh xảy ra bên trong ống tiêu hóa, chạy từ dạ dày lên cổ họng. Đây đồng thời là loại bệnh phổ biến tại các nước châu Á. Vùng có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là Bắc Trung Quốc rồi Thổ Nhĩ Kỳ, vùng ven biển Caspi,… K thực quản là căn bệnh ác tính về đường tiêu hóa xếp hạng thứ tư tại Việt Nam; chỉ sau ung thư dạ dày, ung thư gan và đại trực tràng.
Ung thư thực quản có mấy giai đoạn?
Ung thư thực quản có mấy giai đoạn? Thông thường, bệnh gồm có 5 giai đoạn tương ứng với các mức độ phát triển nặng, nhẹ. Cụ thể các thời kỳ như sau:
Giai đoạn 0 (là trước khi phát hiện thấy bệnh):
- Là thời điểm đầu tiên, biểu hiện sẽ không rõ ràng, khó nhận ra.
- Tế bào K bắt đầu phát triển tại vùng lớp niêm mạc thực quản.
- Các tế bào chưa lan rộng ra khỏi khu vực.
- Tỷ lệ chữa khỏi và sống trên 5 năm khoảng 80-90%.
Giai đoạn 1 của bệnh:
- Tế bào ung thư lan sâu bên trong mô thực quản.
- Chưa lan sang hạch bạch huyết hay cơ quan gần đó.
- Tỷ lệ chữa khỏi và sống trên 5 năm là khoảng 34%.
Giai đoạn 2 của bệnh:
- Bệnh đã lây lan đến các mô nằm sâu ở thành thực quản.
- Có thể xâm lấn đến những hạch bạch huyết gần đó.
- Là giai đoạn bệnh khá “hiểm nghèo”.
- Tỷ lệ chữa khỏi, sống trên 5 năm: khoảng 17%.
Giai đoạn 3 của bệnh ung thư thực quản:
- Bệnh tiến triển tới thành thực quản cùng nhiều hạch bạch huyết lân cận.
- Lan ra nhiều mô xung quanh nhưng cơ quan khác chưa bị ảnh hưởng.
- Tỷ lệ chữa bệnh khỏi và sống từ 3-5 năm là khoảng 20-30%.
Giai đoạn 4 của ung thư thực quản:
- Bệnh đã di căn, lan rộng sang nhiều bộ phận khác.
- Tỷ lệ sống trên 5 năm thấp, chỉ còn khoảng 2,8%.
K thực quản có 5 thời kỳ với sự phát triển của bệnh rất nhanh chóng. Qua đó, tỷ lệ chữa khỏi cũng như sống sót sẽ ngày càng bị giảm sâu rõ rệt.
Triệu chứng ung thư thực quản
Triệu chứng ung thư thực quản ra sao? Với các biểu hiện khác nhau tùy từng giai đoạn, bệnh thường khó nhận biết, nhất là thời điểm đầu. Đến khi bệnh đã phát triến nặng hơn thì mới được phát hiện ra dẫn đến điều trị muộn.
Sau đây là các triệu chứng của bệnh ung thư thực quản:
Khó nuốt, bị nghẹn:
- Có biểu hiện rối loạn khi nuốt, nhất là với đồ ăn đặc.
- Nguyên do: thực quản bị viêm nhiễm gây phù nề tại chỗ.
- Càng về sau, tình trạng nuốt nghẹn tăng ngay cả khi ăn cháo lỏng.
Thay đổi giọng nói, dễ ho hơn, ho dữ dội:
- Thường gặp khi khối u xâm đã lấn sang khí quản, phế quản.
Biểu hiện bị nôn ói:
- Đây là triệu chứng của bệnh ở giai đoạn muộn.
- Lúc này, kích thước khối u lớn sẽ gây hẹp lòng thực quản.
- Xuất hiện khi người bệnh bị nuốt nghẹn ngày càng nhiều.
- Có khả năng nôn ói ra máu, ợ nóng.
- Tích tụ nước bọt tại vòm họng, phải khạc nhổ thường xuyên.
Triệu chứng thực thể của bệnh:
- Có thể sờ thấy được hạch thượng đòn.
- Cảm nhận thấy hạch ở vùng trên rốn và gan lổn nhổn.
Biểu hiện toàn thân:
- Sút cân nhanh bởi không ăn uống được.
- Người hốc hác, da khô nhăn nheo và mất nước.
- Hạch ở cổ nổi lên, đôi khi bị tràn dịch màng phổi.
- Gan to, bụng báng, mí mắt sụp, đồng tử co nhỏ, giảm mồ hôi.
Biểu hiện bệnh K thực quản thường khó nhận biết rõ ràng nếu đang ở giai đoạn đầu. Bệnh sẽ phát triển dần, đến khi đó thì triệu chứng mới rõ ràng và tăng nhanh.
Nguyên nhân gây ung thư thực quản
Nguyên nhân gây ung thư thực quản là do đâu? Đây là loại bệnh rất phổ biến, xảy ra ở cả nữ giới, nam giới cũng như người già. Hiện nay, khoa học chưa có xác định rõ ràng về căn nguyên gây bệnh là gì. Dù vậy, người ta đã xác định một vài yếu tố tác động; bắt nguồn từ môi trường ngoài và cả nội tại thực quản. Đồng thời, các bác sĩ cũng đưa ra các nguy cơ cao gây thành bệnh. Cụ thể như sau:
- Lạm dụng các chất kích thích: bia, rượu, thuốc lá,…
- Các đối tượng thừa cân, có bệnh về thực quản (Barrett thực quản).
- Chế độ dinh dưỡng thiếu lành mạnh và khoa học.
- Cơ thể bị thiếu nhiều Vitamin A, B2, C.
- Ăn đồ nóng nhiều nhưng ít ăn hoa quả.
- Dùng nhiều chất béo, đồ ăn chứa chất Nitrosamin (mắm, dưa muối),…
- Người trên 50 tuổi sẽ dễ bị mắc căn bệnh này.
- Mắc bệnh ruột non, ung thư tỵ hầu, sừng hóa gan bàn chân,…
- Bị chứng trào ngược dạ dày, thực quản.
- Bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh ung thư vùng đầu, cổ.
- Tiếp xúc lâu ngày với hóa chất độc hại và chất gây ô nhiễm.
- Điển hình: khí thải xe, bồ hóng, bụi kim loại,…
Nguyên do bị bệnh K thực quản xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau. Ngay cả tác nhân từ tiền sử gia đình đã từng có người mắc bệnh này; khi đó, tỷ lệ mắc ung thư thực quản cao gấp nhiều lần thông thường.
Thói quen khó từ bỏ gây ung thư thực quản
Phòng tránh ung thư thực quản
Phòng tránh ung thư thực quản được không? Đây là điều được rất nhiều đối tượng quan tâm. Thực chất bệnh này xảy ra chủ yếu do thói quen ăn uống thiếu lành mạnh. Do vậy, vấn đề phòng ngừa ung thư thực quản là chuyện vô cùng cấp thiết với mọi người. Để ngăn ngừa bệnh hiệu quả, đầu tiên cần hạn chế nguy cơ gây ra bệnh bằng biện pháp sau:
- Áp dụng một chế độ sinh hoạt thật khoa học và điều độ.
- Hạn chế vấn đề lạm dụng chất kích thích một cách tối đa.
- Hãy từ bỏ thói quen uống quá nhiều rượu, thuốc lá, thuốc lào.
- Nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần trong ngày.
- Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, nên bổ sung Vitamin, khoáng chất cần thiết.
- Cần thường xuyên thăm khám 6 tháng/lần giúp phát hiện bệnh kịp thời.
- Cẩn trọng nếu từng bị viêm thực quản kéo dài, ung thư vùng cổ,…
- Tránh béo phì, thừa cân.
- Thường xuyên tập luyện thể thao nhằm nâng cao sự dẻo dai.
- Có thể sử dụng các dòng sản phẩm chức năng từ thiên nhiên.
Ngăn ngừa bệnh K thực quản là việc có thể làm được. Chỉ cần mọi người tuân thủ các lưu ý trên thì ung thư sẽ không còn đáng lo ngại. Chủ động có trách nhiệm với sức khỏe là cách phòng ngừa nguy cơ ung thư xâm lấn tốt nhất. Ngoài ra, bệnh nhân muốn phòng bệnh K thực quản tái phát thì nên đặc biệt lưu ý điều này.
Tên bệnh | Ung thư thực quản (hay K thực quản). |
Giai đoạn | Có 5 giai đoạn của bệnh ung thư thực quản. |
Triệu chứng | Khó nuốt, nghẹn, ợ nóng, buồn nôn, sút cân,… |
Nguyên nhân | Béo phì, tuổi tác, chất kích thích, bệnh tật,… |
Phòng ngừa | Thay đối thói quen ăn uống, sinh hoạt,… |
Điều trị | Điều trị Tây y và Đông y. |
Thực phẩm | Thực phẩm nên ăn và thực phẩm không nên ăn. |
Lưu ý | Lưu ý về chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn cuối. |
Chẩn đoán ung thư thực quản
Chẩn đoán ung thư thực quản được thực hiện như thế nào? Đầu tiên, các bác sĩ sẽ hỏi thăm tình trạng của bạn cũng như bệnh sử của gia đình. Nếu có nghi ngờ bị K xương, bác sĩ sẽ thực hiện khám lâm sàng cùng xét nghiệm chẩn đoán. Những loại xét nghiệm thường dùng để tìm ra bệnh ung thư xương gồm có:
Biện pháp chụp X-quang khu vực thực quản:
- Giúp tìm kiếm hình ảnh bất thường về hình dáng thực quản.
- Có sử dụng thuốc cản quang.
Phương pháp nội soi thực quản:
- Dùng ống mỏng có đèn sáng (ống nội soi).
- Có thể lấy mẫu tế bào, mô bệnh tại vùng bất thường.
- Sau đó, nghiên cứu chúng dưới kính hiển vi điện tử (giải phẫu bệnh).
- Giúp nhìn rõ tổ chức ung thư và bất thường ở thực quản.
- Đánh giá được mức độ của bệnh.
Phương pháp chụp cắt lớp vi tính (hay CT Scanner):
- Thực hiện nhờ máy tính kết nối tới máy chụp X-quang.
- Có thể thực hiện cắt lớp vi tính ngực-bụng.
- Giúp nhận thấy chi tiết bộ phận bên trong.
- Mục đích: đánh giá độ xâm lấn, di căn hạch, di căn xa.
Xạ hình xương:
- Tiêm hoạt chất có tính phóng xạ qua tĩnh mạch.
- Tái tạo hình ảnh xương trên film chụp để xác định khối u.
- Nhận diện sự di căn khối u.
Nội soi khí quản để đánh giá xâm lấn khí-phế quản:
- Dùng ống soi mềm đi qua đường miệng, mũi để đánh giá tổn thương.
Chẩn đoán phát hiện K thực quản với kỹ thuật khoa học hiện đại đang được áp dụng phổ biến. Mọi người có thể đến các bệnh viện uy tín để thăm khám sức khỏe giúp phát hiện bệnh sớm.
Điều trị ung thư thực quản
Điều trị ung thư thực quản ra sao để đạt hiệu quả tích cực? Việc cần thiết nhất là phải phối hợp bổ sung dinh dưỡng cùng chỉ định các phương pháp điều trị. Việc trị bệnh cũng phụ thuộc đến vị trí khối u và cả mức độ xâm lấn, di căn hạch. Tùy từng tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ có phương pháp chữa trị như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị. Cụ thể:
Điều trị bệnh bằng phương pháp phẫu thuật:
- Đây là cách chữa triệt để nhất.
- Dùng cho mức độ bệnh chưa bị di căn (không hợp cho người già).
- Các phương pháp phẫu thuật:
- Phẫu thuật Akiyama.
- Phẫu thuật Lewis-santy.
- Phẫu thuật với thao tác nội soi.
- Phẫu thuật cắt thực quản mà không mở ngực.
Điều trị từ phương pháp hóa trị:
- Là cách dùng hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư.
- Sử dụng trước hoặc sau phẫu thuật.
- Nhằm giảm triệu chứng của ung thư nếu bệnh đã di căn.
Phương pháp xạ trị:
- Dùng loại tia năng lượng cao giúp diệt tế bào ung thư.
- Có thể bức xạ đến từ máy bên ngoài.
- Hoặc có thể đặt tia này trong cơ thể (gần mô bệnh).
- Thường được kết hợp với hóa trị.
Một số cách chữa bệnh được áp dụng khác:
- Điều trị Laser: dùng ánh sáng năng lượng cao diệt tế bào ung thư.
- Liệu pháp miễn dịch tự thân.
- Điều trị quang động học.
Chữa bệnh K thực quản là vấn đề quan trọng nhất của bệnh nhân. Biện pháp chữa trị cơ bản là việc triệt căn hay không triệt căn. Tùy thuộc mức độ bệnh tình, bác sĩ sẽ đưa ra những chỉ định liệu trình phù hợp.
Xem thêm: https://nhandan.com.vn/y-te/item/41958802-su-lua-chon-moi-trong-dieu-tri-ung-thu-thuc-quan.html
Chữa ung thư thực quản bằng Đông y
Chữa ung thư thực quản bằng Đông y có tốt không? Khi trị bệnh bằng thuốc Tây y rất dễ gây tác dụng phụ cho cơ thể. Bởi vậy, dùng Đông y là biện pháp rất tốt cho chữa trị. Cụ thể:
Bài thuốc thứ nhất:
- Bán chi liên, nam sa sâm, bắc sa sâm, sinh địa đều 16g.
- Tỳ bà diệp tươi và lô căn tươi 20g.
- Huyền sâm, bồ công anh, đương quy, mạch môn 20g.
- Hoàng liên, hoa xà thiệt thảo dùng 10g.
- Bạch anh, chi tử, hạ khô thảo đều 12g.
- Sắc nước, uống mỗi ngày 1 thang này.
- Uống 2 tháng rồi khám lại.
Bài thuốc thứ hai (khi mới phát bệnh):
- Toàn phúc hoa 12g, uất kim 10g, đại giả thạch 20g.
- Đan sâm 16g, chỉ sác 10g, trúc nhự 12g.
- Hương phụ 8g, bán hạ 8g, mộc hương 8g.
- Bạch anh 12g, phục linh 12g, hạ khô thảo 16g.
- Phỉ bạch, cát cánh, qua lâu, uy linh tiên đều 12g.
- Nam tinh 8g và ngõa lăng tử 16g.
- Đem sắc nước, uống hàng ngày.
Bài thuốc thứ 3:
- Cá diếc sông 1 con 300g, tỏi vừa đủ, thái miếng.
- Mổ bỏ ruột cá, để nguyên vảy, cho tỏi vào bụng.
- Gói giấy trắng ở ngoài, đắp đất kín.
- Phơi khô rồi đốt thành than.
- Lấy nghiền thành bột mịn.
- Mỗi lần uống 3g, ngày 2-3 lần.
- Có thể cho vào cháo ăn.
Bài thuốc thứ bốn:
- Uy linh tiên và mật ong đều 3g.
- Sắc lấy nước uống lúc sáng và tối, dùng 1 tuần.
Điều trị K thực quản từ Đông y mang đến nhiều kết quả tích cực. Ngoài ra, có thể kết hợp Đông-Tây y nhằm đảm bảo trị bệnh được triệt để.
Ung thư thực quản giai đoạn cuối
Ung thư thực quản giai đoạn cuối nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân. Các tế bào ung thư lúc này đã xâm lấn đến tế bào thực quản; đồng thời di căn sang nhiều bộ phận xung quanh đó (gan, tủy, não, xương,…). Lúc này, tiên lượng bệnh cực kỳ xấu, bệnh nhân có khả năng sống tiếp thấp. Tỷ lệ sống trung bình ở người mắc ung thư thực quản giai đoạn cuối là khoảng 4-6 tháng. Thậm chí, có những đối tượng bị tử vong chỉ sau vài tuần chẩn đoán ra bệnh.
Biểu hiện của ung thư thực quản trong giai đoạn cuối là rất rõ rệt, bao gồm:
- Bệnh nhân thấy đau cục bộ tại xung quanh vùng ngực.
- Cảm giác đau lưng, khó tiêu.
- Nôn ra máu, ho ra máu thường xuyên.
- Triệu chứng khản giọng mãn tính.
- Nghẹn và chứng nhiễm trùng phổi lặp đi lăp lại thường xuyên.
- Có khối u xuất hiện ở cổ, bụng phát triển nhanh.
- Nuốt nước bọt cũng gây ra cảm giác đau đớn.
- Thức ăn thường xuyên bị mắc lại bên trong cổ họng.
- Sút cân trầm trọng, bị choáng váng, ngất.
Bệnh K giai đoạn cuối gây ra sự khổ sở, khó chịu, sợ hãi vô cùng cho bệnh nhân. Lúc này, người bệnh sẽ không có khả năng được chữa lành bệnh. Do vậy, cần phải thường xuyên thăm khám nhằm điều trị ung thư thực quản kịp thời; tránh để bệnh phát triển và di căn.
Ung thư thực quản nên uống thuốc hay phẫu thuật?
Chữa ung thư thực quản giai đoạn cuối
Chữa ung thư thực quản giai đoạn cuối ra sao? Đây là điều nhiều bệnh nhân lo lắng. Thông thường, người bị bệnh sẽ được chỉ định điều trị bằng phương pháp y học tiên tiến, hiện đại. Tuy nhiên, khi bệnh đã di căn, những biện pháp này gần như không mang công dụng chữa khỏi được. Nó chỉ có thể giúp làm giảm bớt những cơn đau đớn cho bệnh nhân. Cụ thể như:
- Hóa trị kết hợp với phương pháp phẫu thuật.
- Đặt ống nong trong thực quản (Stent) rồi nội soi (giảm đau, khó nuốt).
- Hóa trị: áp dụng nếu bệnh di căn đến những cơ quan ở xa.
- Dùng biện pháp xạ trị.
Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể điều trị kết hợp với các bài thuốc từ Đông y như sau:
- Hồng sâm, hoài sơn, bạch thược, bạch linh, kỷ tử, táo 12g.
- Hoàng kỳ 20g, nhục quế 8g, quy đầu 20g, thục địa 16g.
- Phụ tử 16g, xa nhân 10g, sinh khương 3g, cam thảo 4g.
- Đem sắc với nước, uống đều đặn hàng ngày.
Hoặc:
- Bồ công anh, lô căn, tỳ bà diệp, mạch môn, huyền sâm đều 20g.
- Hoàng liên với xuyên khung 8g.
- Chi tử, bạch hoa xà, hạ khô thảo, bạch anh, bán liên chi 12g.
- Sinh địa 16g, quy đầu lấy 20g, sa sâm dùng 16g.
- Sắc lấy nước, uống hàng ngày.
Điều trị bệnh K thực quản ở giai đoạn cuối nhằm làm dịu triệu chứng bệnh là chủ yếu; đồng thời giúp kéo dài sự sống cho người bệnh. Bên cạnh đó, phải cố gắng tạo tinh thần thoải mái mới chống lại được những cơn đau hành hạ.
Thực phẩm dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư thực quản
Thực phẩm dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư thực quản là gì? Đây là vấn đề nhiều người đặc biệt chú ý. Lý do vì người bị K thực quản luôn khó khăn trong ăn uống; đặc biệt là những lúc nuốt thức ăn. Điều này yêu cầu phải có những loại thực phẩm có lợi cho điều trị bệnh và vừa dễ nuốt. Do đó, hãy lưu ý thực đơn cho người bị bệnh ung thư thực quản như sau:
Những thực phẩm bệnh nhân cần bổ sung:
- Sữa, bánh mềm, sữa chua: cung cấp nguồn năng lượng dồi dào.
- Ăn thêm nhiều rau xanh non, xay nhuyễn hoặc luộc nhừ để nấu cháo.
- Dùng trứng để nấu với cháo, súp nhằm bổ sung Protein, dễ nuốt.
- Ăn nhiều tinh bột: lúa mì, gạo, khoai lang, bột yến mạch,…
- Trái cây ép lấy nước, xay thành sinh tố rồi nấu với cháo.
- Bổ sung sắt từ gan của động vật (ngỗng, vịt,…).
Bị bệnh K thực quản nên tránh:
- Thức ăn cứng, khô, các loại hạt dẻ cười, hạt điều,…
- Thịt đỏ, đồ ăn nhanh được chế biến sẵn, đóng hộp, đông lạnh.
- Thực phẩm chua (xoài, dứa, chanh,…) vì dễ bị kích ứng cổ họng.
- Đồ ngọt, nước có ga, bánh kẹo, thực phẩm quá lạnh hay nóng.
- Đồ muối chua đã được lên men: cà muối, dưa muối,…
- Chất kích thích (rượu, bia, thuốc lào, thuốc lá).
Thức ăn bổ dưỡng cho người bị K tuyến giáp chính là các loại thực phẩm rất phổ biến. Người nhà sẽ dễ mua, chế biến để chăm sóc bệnh nhân. Lưu ý, nên tránh xa các loại thực phẩm không có lợi cho sức khỏe.
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn cuối
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn cuối như thế nào? Cần những chú ý điều gì? Với giai đoạn này, người bệnh sẽ cực kỳ khó khăn về vấn đề ăn uống; trong khi đó, cơ thể lại đang cần bù đắp nhiều chất dinh dưỡng. Vì thế, hãy tham khảo chế độ ăn uống cùng các nguyên tắc cơ bản như sau:
Lưu ý về chế độ dinh dưỡng nhẹ nhàng:
- Ưu tiên dùng loại thực phẩm nấu nhừ và chế biến dạng mềm lỏng.
- Nguồn gốc thực phẩm cần phải sạch, tươi và an toàn.
- Nếu là thịt thì cần được nghiền kỹ.
- Hạn chế ăn đồ chua, có tính Axit hay cay nóng, nhiều gia vị.
- Nên ăn nhạt, đặc biệt là loại bỏ đồ dầu mỡ.
- Có thể hạn chế uống sữa ở thời điểm đầu (nếu chưa quen).
Nguyên tắc ăn uống đúng cho bệnh nhân:
- Ăn chậm cũng như uống chậm để giảm bớt sự đau đớn.
- Chia nhỏ bữa ăn ra thành 5-6 lần trong cùng ngày.
- Tư thế ăn: nên ngồi thẳng lưng.
- Khi ăn xong, hãy ngồi nghỉ ngơi 15 phút và không nằm luôn.
- Tập hít sâu nếu thấy cảm giác buồn nôn.
Chế độ thực dưỡng cho người bị K thực quản giai đoạn cuối phải được đảm bảo nhiều yếu tố. Trong đó có độ mềm lỏng, chín nhừ là việc quan trọng hàng đầu; đảm bảo bệnh nhân có thể thu nạp thức ăn dễ hơn. Ngoài ra, cần chú ý các nguyên tắc trong khi ăn uống nhằm hạn chế ảnh hưởng từ cơn đau.
Những hiểu lầm nguy hại về ung thư thực quản
Những hiểu lầm nguy hại về ung thư thực quản là gì? Tuy căn bệnh này có nguy hiểm những có thể chữa trị được nếu được phát hiện sớm. Thế nhưng, nhiều người vẫn thấy mơ hồ, hiểu sai loại bệnh này; dẫn đến các kết quả đáng tiếc trong điều trị bệnh. Dưới đây là những cách hiểu sai về căn bệnh K thực quản mà người Việt hay mắc phải:
- Phải có triệu chứng thì mới được coi là bị mắc bệnh.
- Bệnh ung thư thực quản thì chỉ gặp ở nam giới, người cao niên.
- Không thể phát hiện sớm được căn bệnh ung thư thực quản.
- Bị bệnh K thực quản là chắc chắn sẽ chết.
- Đây là bệnh sẽ lây nhiễm qua đường hô hấp.
- Đây là loại bệnh di truyền.
Những kiểu hiểu sai trầm trọng về căn bệnh K thực quản ở trên là điều khá nguy hiểm. Việc này không những làm bệnh nhân bị mất phương hướng trong điều trị; nó còn gây sự khó khăn trong việc phòng ngừa bệnh. Chính vì thế, cần loại bỏ, điều chỉnh lại lối suy nghĩ sai lầm trước khi quá muộn. Nên giữ tinh thần lạc quan, đồng thời chủ động thăm khám bệnh thường xuyên theo bác sĩ chỉ dẫn.
Bài viết tương tự
Indapamide Iloprost Thời điểm nào kiểm tra u vú là tốt nhất? Thuốc phá thai: Những điều cần biết để sử dụng đúng cách Idoxuridine Nấm lim ngâm rượu 45 độ có tác dụng gì? Dùng cho đối tượng nào?MỤC LỤC NỘI DUNG BÀI VIẾT:
Bài thuốc hữu ích:
- Cây thuốc Nấm lim xanh điều trị bệnh ung thư hiệu quả
- Công dụng của nấm lim xanh Tiên Phước điều trị bệnh ung thư
- Cách dùng nấm lim xanh điều trị bệnh ung thư khoa học
-
Ung thư vòm họng với nguyên nhân dấu hiệu và điều trị K vòm họng
Ung thư vòm họng và nguyên nhân, triệu chứng K vòm họng giai đoạn cuối. Cách phòng ngừa, chẩn đoán, điều trị K vòm họng nhờ Đông y. Thực phẩm mà người bị K vòm họng nên kiêng. Khám tầm soát ung thư vòm họng ở Hà Nội. Phân biệt K vòm họng, viêm họng.…
- Ung thư dương vật với nguyên nhân và triệu chứng ung thư dương vật
- Ung thư não với nguyên nhân dấu hiệu và thực phẩm chữa u não ở trẻ
- Ung thư phổi với nguyên nhân và biểu hiện các giai đoạn ung thư phổi
- Ung thư mắt với nguyên nhân triệu chứng và các giai đoạn ung thư mắt
- Ung thư xương với dấu hiệu ngăn ngừa và thực đơn chữa K xương ở trẻ
- Ung thư dạ dày với nguyên nhân triệu chứng và các giai đoạn K dạ dày