Chi phí điều trị ung thư khiến nhiều người gặp khó khăn

Chi phí điều trị ung thư khiến nhiều người gặp khó khăn

Bệnh ung thư thực sự rất đáng sợ. Nhưng đôi khi với nhiều bệnh nhân chi phí điều trị ung thư mới là yếu tố khiến họ và người nhà rơi vào bế tắc và đáng sợ hơn cả.

Tỷ lệ mắc ung thư cao “ngất ngưởng”

Hiện nay, Việt Nam đang xếp thứ 78/172 quốc gia có tỉ lệ mắc ung thư cao. Hằng năm khoảng 150.000 người mắc ung thư và hơn 75.000 trường hợp tử vong do bệnh ung thư. Theo nghiên cứu mới nhất của Bộ Y tế, ung thư là 1 trong 10 nguyên nhân gây nên gánh nặng bệnh tật hàng đầu ở Việt Nam với khoảng 200.000 bệnh nhân đang điều trị. Trong số ca mắc mới, nam chiếm khoảng 56,8%, nữ 43,2%.

Số lượng bệnh nhân mắc bệnh ung thư ngày càng tăng. Đơn cử như ung thư phổi, năm 2000 là 29,3 ca/100.000 dân, đến 2010 đã tăng lên 35,1 ca/100.000 dân; ung thư gan tăng từ 22,6 lên 23,6; ung thư đại trực tràng từ 11,4 lên 19; ung thư thực quản từ 3,7 lên 9,9… Theo PGS-TS Trần Văn Thuấn, Phó Giám đốc Bệnh viện K Trung ương: phần lớn người bệnh khám và điều trị khi đã ở giai đoạn muộn (khoảng 80%) nên chi phí điều trị lớn nhưng tỉ lệ tử vong cao, trên 70%. Giới chuyên môn cũng cho biết mặc dù người bệnh được nhận sự hỗ trợ không nhỏ từ quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) và các nguồn tài trợ khác nhưng chi phí điều trị và khả năng tiếp cận các loại thuốc mới vẫn là vấn đề khó khăn.

Theo thống kê của Quỹ BHYT, năm 2014 quỹ đã chi trả hơn 3.800 tỉ đồng , và năm 2015 tổng chi tăng lên khoảng 4.400 tỉ đồng cho bệnh nhân ung thư, trong đó chiếm 65%-70% dùng mua máu và thuốc. Ung thư cũng khiến người bệnh kiệt quệ chỉ sau một thời gian ngắn mắc bệnh. Kết quả nghiên cứu với gần 2.000 bệnh nhân tại 3 trung tâm điều trị ung thư lớn nhất cả nước là Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện K Trung ương và BV Ung bướu TP HCM cho thấy sau 1 năm phát hiện bệnh, có 22,36% bệnh nhân bị khó khăn về kinh tế. Trong đó có gần 34% bệnh nhân không thể mua thuốc; 24% bệnh nhân không thể thanh toán tiền gas, điện, nước; 21% không thể thanh toán chi phí đi lại và có tới 15,2% không thể mua nổi đồ ăn. Để giải quyết vấn đề trên, gần 67% bệnh nhân phải vay tiền, 22% phải bán tài sản…

khó khăn với chi phí điều trị ung thư

Bệnh viện K Trung ương (Hà Nội) mỗi ngày tiếp nhận hàng ngàn bệnh nhân tới khám và điều trị các bệnh về ung thư.

Các bệnh nhân ung thư chia sẻ về chi phí trung bình cho lần khám đầu tiên là khoảng 6,8 triệu đồng nhưng cũng có bệnh nhân phải chi đến 100 triệu đồng. Điều đáng nói là tổng số tiền chi cho 6 bệnh ung thư gồm: ung thư vú, cổ tử cung, gan, đại trực tràng, dạ dày, khoang miệng mỗi năm đã lên tới gần 26.000 tỉ đồng.

Quỹ BHYT cũng gặp “Khó Khăn”

Bệnh nhân mắc bệnh ung thư thường phát hiện bệnh ở giai đoạn cuối, nên chi phí điều trị ung thư cũng cao hơn. Riêng chi phí thuốc điều trị hằng năm chiếm khoảng 10% tổng chi phí khám chữa bệnh BHYT. Hiện Quỹ BHYT đang chi trả cho 65 loại thuốc điều trị ung thư, trong đó có những loại thuốc rất đắt như: Glivec (trị ung thư bạch cầu và u mô đệm đường tiêu hóa): hơn 40 triệu đồng/tháng; Erlotinib: 40 triệu đồng/tháng, Sorafenib (trị ung thư gan): 118 triệu đồng/tháng, Cetuximab (trị ung thư đại trực tràng): 90 triệu đồng/tháng… Chỉ tính riêng 2 loại thuốc Glivec và Tasigna, mỗi năm quỹ BHYT đã chi trả khoảng 200 tỉ đồng cho hơn 900 bệnh nhân đang điều trị. Với các loại thuốc trên, năm 2015, Quỹ BHYT đã giảm việc chi trả từ 100% xuống còn 50%. Theo bà Hương, hiện Bộ Y tế tiếp tục kêu gọi hỗ trợ chi phí cho bệnh nhân ung thư từ các nguồn tài trợ, đồng thời nghiên cứu nâng mức chi trả từ quỹ BHYT.

Theo Bác sĩ Phạm Xuân Dũng, Phó Giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP HCM: Trên thế giới, hiện nay có 37 loại thuốc điều trị ung thư tiên tiến có hiệu quả điều trị cao, kéo dài thời gian sống, và ít tác dụng phụ… nhưng ở Việt Nam hiện chỉ có 13 loại. Tại BV Ung bướu TP HCM, hiện có 9 loại thuốc như trên nhưng do chi phí điều trị đắt đỏ nên không phải bệnh nhân nào cũng được tiếp cận phương pháp điều trị này. Do đó, bác sĩ Dũng cho rằng về lâu dài phải phòng ngừa ung thư để giảm gánh nặng về chi phí.

Mức chi phí điều trị ung thư của các bệnh nhân là những con số được đánh giá là lớn tầm. Theo ông Nguyễn Minh Thảo, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, dẫn chứng các nhóm có chi phí lớn nhất năm 2015 là bướu ác của phế quản và phổi (620 tỉ đồng); bướu ác vú (490 tỉ đồng); bệnh bạch cầu tủy (350 tỉ đồng)… Ông Thảo cho rằng các quốc gia có quỹ BHYT chi trả cho nhiều loại thuốc mới là do nguồn quỹ dồi dào, trong khi với nguồn quỹ hạn hẹp như ở Việt Nam muốn dùng nhiều loại thuốc hiện đại, sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao thì còn cần nhiều sự nỗ lực của các tổ chức, cá nhân.

Nguồn: http://nld.com.vn/suc-khoe/kho-khan-voi-chi-phi-chua-tri-ung-thu-20160418215742023.htm

Xem thêm:

Viêm da cơ địa ở người lớn: Nguyên nhân và cách trị Bệnh chàm có tự khỏi không bác sĩ? Bao quy đầu bị đỏ có sao không? Cần làm gì? Cách trị viêm da cơ địa bằng mật ong giúp bệnh mau khỏi hơn Ho ra máu: Cần nhận biết và điều trị càng sớm càng tốt Nguồn gốc nấm lim xanh mọc ở đâu? Phân biệt nấm lim xanh thật giả

5/5 - (57 bình chọn)
nấm lim xanh có tác dụng gì từ công dụng của nấm lim xanh rừng

Bác sĩ Đỗ Thị Nhung

5/5 - (57 bình chọn)
DƯỢC SỸ TƯ VẤN NẤM LIM XANH CHỮA UNG THƯ
BẤM ĐỂ GỌI:  024.3797.0138 - 0936.476.588
error: Content is protected !!