Ung thư miệng với dấu hiệu nguyên nhân và các giai đoạn K miệng

Ung thư miệng với dấu hiệu nguyên nhân và các giai đoạn K miệng

Ung thư miệng với dấu hiệu, nguyên nhân và các giai đoạn ung thư miệng. Các biện pháp chẩn đoán, điều trị ung thư miệng bằng bài thuốc Đông y. Cách phòng ngừa ung thư miệng. Ung thư miệng ăn gì và kiêng gì?

Ung thư miệng với dấu hiệu nguyên nhân và các giai đoạn K miệng

Ung thư miệng với dấu hiệu nguyên nhân và các giai đoạn K miệng

Ung thư miệng là gì? Đây là câu hỏi chung của nhiều người. Đây là bệnh phát sinh do sự biến đổi ác tính niêm mạc miệng phủ toàn bộ khoang miệng. Bệnh có 5 giai đoạn phát tirển, trong đó giai đoạn cuối là nguy hiểm nhất. Dấu hiệu K miệng: loét miệng, nổi hạch vùng cổ, tê vùng môi,… Bệnh do hút thuốc, di truyền, Papilloma Virus,… gây nên. Sinh thiết, chụp X-quang, CT, PET, MRI,… là các cách chẩn đoán bệnh. Dựa vào tình trạng sức khỏe bệnh nhân mà bác sĩ tiến hành chữa bằng xạ-hóa trị, phẫu thuật; hoặc thuốc Đông y. Mỗi người nên xây dựng chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh để ngăn ngừa bệnh. Nên ăn cháo loãng và sữa, rau xanh, nước trái cây, ngũ cốc,…; và tránh thực phẩm cay nóng, chế biến sẵn, đồ ăn tăng sinh,…

Ung thư miệng là gì?

Ung thư miệng là gì? Đây là câu hỏi chung của rất nhiều người. Ung thư miệng hay ung thư khoang miệng; là bệnh phát sinh do sự biến đổi ác tính niêm mạc miệng phủ toàn bộ khoang miệng. Ung thư miệng là thuật ngữ chung áp dụng cho bệnh ung thư xảy ra trên môi và trong miệng. Cụ thể hơn cho các loại bệnh ung thư bao gồm:

  • Ung thư ảnh hưởng đến phần bên trong của má (niêm mạc miệng).
  • Ung thư lợi.
  • Ung thư môi.
  • Ung thư vòm miệng.
  • K tuyến nước bọt.
  • Ung thư lưỡi.

K miệng đang là một trong 10 ung thư phổ biến nhất. Ung thư khoang miệng thường gặp ở độ tuổi từ 50-70; với nguy cơ ở nam giới cao gấp đôi so với phụ nữ. Theo số liệu của WHO năm 2018, K miệng tại Việt Nam xếp thứ 18 trong các loại ung thư; với gần 1,900 ca mắc mới, trong đó tỷ lệ tử vong chiếm khoảng 50%.

Ung thư miệng là gì?

Ung thư miệng là gì?

Các giai đoạn phát triển ung thư miệng

Các giai đoạn phát triển ung thư miệng như thế nào? Giống như các bệnh ung thư khác, K miệng có những giai đoạn phát triển bệnh như sau:

Giai đoạn 0 của bệnh ung thư miệng:

  • Tế bào K xuất hiện, nằm ở lớp niêm mạc miệng hoặc hầu.
  • Các tế bào K chưa ăn sâu vào lớp niêm mạc.

Giai đoạn I-giai đoạn sớm nhất của ung thư xâm lấn:

  • Ung thư bắt đầu phát triển vào các mô sâu hơn bên dưới.
  • Kích thước khối u nhỏ hơn 2cm, không lan sang mô lân cận.

Giai đoạn II của bệnh ung thư khoang miệng:

  • Kích thước khối u 2-4cm, phân chia và phát triển mạnh.
  • Chưa có dấu hiệu xâm lấn, lây lan sang cơ quan khác.

Giai đoạn III của ung thư miệng:

  • Được chẩn đoán khi khối u K lớn hơn 4cm, không lây lan.
  • Hoặc khối u lan tới hạch bạch huyết, Lympho không vượt quá 3cm.

Giai đoạn IV-bệnh bắt đầu phát triển mạnh, khó kiểm soát:

  • Giai đoạn IVA: ung thư phát triển qua các mô quanh môi, miệng.
    • Hạch bạch huyết khu vực có thể/không thể chứa tế bào K.
  • Giai đoạn IVB-khối u phát triển:
    • Khối u lan đến nút bạch huyết ở cùng một phía của cổ.
    • Hoặc ung thư lan đến nút bạch huyết lớn hơn 6cm.
  • Giai đoạn IVC-ung thư giai đoạn cuối:
    • Tế bào K lan ra các bộ phận khác như phổi hoặc xương.

Các thời kỳ phát triển K khoang miệng giúp bác sĩ lên phác đồ, phương pháp điều trị phù hợp. Đối với người bệnh được phát hiện sớm bệnh thì khả năng sống sót là rất cao. Còn đối với người bệnh phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn thì thời gian sống lúc này thường ngắn; chỉ từ 6-12 tháng kể từ khi phát hiện bệnh. Do đó, cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bệnh và chữa kịp thời.

Các giai đoạn phát triển ung thư miệng

Các giai đoạn phát triển ung thư miệng

Dấu hiệu nhận biết ung thư miệng

Dấu hiệu nhận biết ung thư miệng là gì? Những dấu hiệu ban đầu của K khoang miệng rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Do đó, cần chú ý quan sát, để ý những dấu hiệu bệnh để phát hiện, điều trị kịp thời. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết bệnh K miệng:

  • Loét miệng kéo dài 2-3 tuần nhưng không gây đau đớn.
  • Xuất hiện các vệt đốm đỏ hồng, trắng đục ở lưỡi, môi,…
  • U cục trong miệng dễ dàng phát hiện bằng mắt thường, sờ tay.
  • Chảy máu trong khoang miệng sau va chạm nhẹ hoặc đánh răng.
  • Nổi hạch vùng cổ không đau.
  • Mất cảm giác bên trong khoang miệng.
  • Sưng ở cổ, răng lung lay, hôi miệng liên tục,…
  • Tê vùng môi, mặt, cổ, cằm, cử động hàm hoặc lưỡi khó khăn.

Biểu hiện K khoang miệng đã được liệt kê đầy đủ ở trên. Ngoài ra, bệnh nhân có thể bị khó nuốt, sụt cân, mệt mỏi, khản tiếng bất thường,… Ung thư miệng tuy nguy hiểm nhưng có thể chữa khỏi nếu được phát hiện trong giai đoạn đầu. Bởi vậy, nên chú ý các triệu chứng bệnh để đem lại cơ hội điều trị cho người mắc bệnh.

Dấu hiệu nhận biết ung thư miệng

Dấu hiệu nhận biết ung thư miệng

Những triệu chứng của bệnh ung thư miệng

Xem thêm: https://dantri.com.vn/suc-khoe/cac-dau-hieu-va-trieu-chung-cua-ung-thu-mieng-20190626062744201.htm

Nguyên nhân gây ung thư miệng

Nguyên nhân gây ung thư miệng là gì? Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, nam giới phải đối mặt nguy cơ mắc bệnh gấp đôi phụ nữ; đặc biệt, nam giới trên 50 tuổi phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Hiện nay chưa có nghiên cứu cụ thể nào chỉ rõ nguyên nhân gây ung thư miệng. Nhưng các bác sĩ đã xác định được yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh như sau:

  • Hút thuốc: khói thuốc giữ lại khoang miệng, gây bệnh về răng miệng.
  • Tiêu thụ quá nhiều rượu: làm tổn thương mô mềm trong khoang miệng.
  • Gia đình có tiền sử ung thư.
  • Papilloma Virus (HPV).
  • Ung thư từ trước hoặc điều trị phóng xạ khu vực đầu, cổ.
  • Không chống nắng cho môi khi ra ngoài.
  • Thiếu Vitamin A hoặc ß-caroten.
  • Hội chứng Plummer-Vinson có liên quan đến ung thư khoang miệng.

Nguyên do gây bệnh K khoang miệng đã được liệt kê đầy đủ ở trên. Nếu bạn có nguy cơ cao mắc bệnh, hãy xây dựng thói quen kiểm tra răng miệng định kỳ. Bên cạnh đó, bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa khi cơ thể có những dấu hiệu bất thường; đặc biệt là ở vùng khoang miệng và các hạch bạch huyết xung quanh cổ.

Nguyên nhân gây ung thư miệng

Nguyên nhân gây ung thư miệng

5 nguy cơ tiềm ẩn gây bệnh ung thư miệng

Xem thêm: https://tuoitre.vn/4-yeu-to-can-ban-gay-ung-thu-mieng-20180305105238603.htm

Phương pháp chẩn đoán ung thư miệng

Phương pháp chẩn đoán ung thư miệng hiện nay là gì? Đầu tiên, bác sĩ hoặc nha sĩ sẽ thực hiện kiểm tra thể chất. Điều này bao gồm kiểm tra kỹ vùng miệng, cổ họng, lưỡi, má và các hạch bạch huyết ở cổ. Chẩn đoán ung thư khoang miệng dựa vào các thăm khám lâm sàng và các xét nghiệm, bao gồm:

  • Sinh thiết tổn thương nghi ngờ.
  • Khám tai mũi họng: phát hiện tổn thương phối hợp.
  • Sờ nắn hạch, hệ thống hạch cổ, hạch dưới hàm, hạch dưới cằm.
  • X-quang: xem tế bào ung thư đã lan đến hàm, ngực hay phổi.
  • Chụp CT: phát hiện khối u trong miệng, cổ họng, phổi,…
  • Chụp PET: xác định xem ung thư đã di chuyển đến đâu.
  • Chụp MRI: xác định mức độ hoặc giai đoạn của bệnh ung thư.
  • Nội soi: để kiểm tra đường mũi, xoang, họng trong và khí quản.

Cách phát hiện K khoang miệng giúp bác sĩ xác định giai đoạn bệnh, đưa ra phác đồ điều trị. Trong trường hợp không thể xác định lý do tại sao bệnh nhân có các triệu chứng như vậy; bác sĩ sẽ đưa người bệnh đến chuyên gia tai, mũi, họng. Nếu tìm thấy khối u, tổn thương đáng ngờ, họ sẽ thực hiện sinh thiết để xác định tế bào.

Phương pháp chẩn đoán ung thư miệng

Phương pháp chẩn đoán ung thư miệng

 

Tên bệnhUng thư miệng.
Giai đoạnCác giai đoạn phát triển bệnh ung thư miệng.
Dấu hiệu: U cục trong miệng, loét miệng, sưng ở cổ,…
Nguyên nhânHút thuốc, di truyền, uống rượu bia,…
Chẩn đoánX-quang, chụp CT, PET, MRI,…
Điều trịPhẫu thuật, xạ trị, hóa trị, thuốc nam,…
Phòng ngừaBỏ thuốc lá, khám sức khỏe định kỳ,…
Nên ănCháo loãng, sữa, ngũ cốc, rau xanh,…
Nên kiêngĐồ ăn tăng sinh, thực phẩm chế biến sẵn,…

Cách điều trị ung thư miệng

Cách điều trị ung thư miệng hiện nay là gì? Điều trị ung thư miệng thường dùng 3 phương pháp: phẫu thuật, xạ trị, hóa trị. Cụ thể như sau:

  • Phẫu thuật cho bệnh ung thư miệng, bao gồm:
    • Phẫu thuật cắt bỏ khối u.
    • Phẫu thuật cắt bỏ ung thư đã lan đến cổ.
    • Phẫu thuật để tái tạo lại miệng.
    • Phẫu thuật dẫn đến nguy cơ chảy máu và nhiễm trùng.
  • Xạ trị cho bệnh nhân ung thư miệng giai đoạn đầu:
    • Sử dụng năng lượng cao như X-quang để giết chết tế bào K.
    • Bức xạ trị liệu có thể dùng trước hoặc sau khi phẫu thuật.
    • Tác dụng phụ: khô miệng, sâu răng, loét miệng, cứng hàm, mệt mỏi,…
  • Hóa trị-sử dụng hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư:
    • Thuốc hóa trị có thể dùng một mình hoặc dùng với thuốc khác.
    • Làm tăng hiệu quả bức xạ nên thường được kết hợp.
    • Tác dụng phụ thường gặp là buồn nôn, nôn mửa và rụng tóc.
  • Mục tiêu điều trị bằng thuốc:
    • Thay đổi khía cạnh cụ thể của các tế bào ung thư phát triển.
    • Chủ yếu sử dụng Cetuximab (Erbitux).
    • Các loại thuốc được nghiên cứu trong các thử nghiệm lâm sàng.
    • Thuốc mục tiêu được dùng kết hợp với hóa trị hoặc xạ trị.

Phương pháp điều trị K khoang miệng bằng Y học hiện đại giúp kéo dài sự sống cho người bệnh. Để điều trị hiệu quả, bác sĩ cần xác định chính xác vị trí của khối u trong khoang miệng; từ đó đưa ra cách điều trị phù hợp cho từng trường hợp. Việc điều trị tùy thuộc vị trí, giai đoạn, sức khỏe và điều kiện cá nhân của bệnh nhân. Có thể kết hợp các phương pháp điều trị nếu cần thiết.

Cách điều trị ung thư miệng

Cách điều trị ung thư miệng

Chữa ung thư miệng bằng Đông y

Chữa ung thư miệng bằng Đông y như thế nào? Bên cạnh phương pháp điều trị ung thư miệng bằng phẫu thuật, xạ trị hoặc hóa trị; hiện nay nhiều người tìm đến một vài bài thuốc chữa ung thư miệng bằng Đông y hay thuốc nam. Dưới đây là 2 bài thuốc chữa ung thư miệng bạn có thể tham khảo:

Bài thuốc số 1 giúp điều trị ung thư miệng:

  • Tam thất, xa nhân mỗi loại 6g.
  • Kê nội kim, hoàng đằng, ngẫu tiết, thỏ ti tử mỗi loại 10g.
  • 10g kim tiền thảo.
  • 12g xuyên khung, liên kiều và bồ công anh.
  • 15g ngân hoa, bán liên chi, trần bì và quy xuyên.
  • 20g đan sâm; 3g cam thảo cùng với 30g hoàng kỳ.
  • Mỗi ngày bạn lấy 1 thang thuốc này sắc để uống.
  • Sau 1 tháng uống thì đi kiểm tra lại sức khỏe 1 lần.

Bài thuốc số 2 hỗ trợ chữa bệnh K miệng:

  • 3g cam thảo; 6g các bị tam thất, xa nhân.
  • 10g ngẫu tiết, hoàng kiên, kỉ tử, sơn từ cô.
  • 10g thỏ ti tử, sơn giáp châu và kê nội kim.
  • 12g liên kiều, bồ công anh và xuyên khung.
  • 15g quy xuyên, trần bì, bán liên chi, đẳng sâm và ngân hoa.
  • 20g đan sâm cùng 30g hoàng kỳ.
  • Cách làm: sắc nước uống hàng ngày.

Điều trị K khoang miệng bằng thuốc Đông y hỗ trợ quá trình điều trị của người bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, phương pháp này không giúp chữa bệnh hoàn toàn. Chúng giúp người bệnh có sức đề kháng tốt hơn, ăn uống cảm thấy ngon hơn; giảm đi được những đau đơn do bệnh gây ra. Ngoài ra, chữa ung thư miệng bằng Đông y có thể giúp kích thước khối u thu nhỏ hơn. Để đạt hiệu quả chữa trị cao nhất, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Chữa ung thư miệng bằng Đông y

Chữa ung thư miệng bằng Đông y

Điều trị ung thư miệng bằng nghệ

Cách phòng ngừa ung thư miệng

Cách phòng ngừa ung thư miệng được thực hiện như thế nào? Ung thư miệng là bệnh lý nguy hiểm nhưng có thể chữa nếu được phát hiện, điều trị sớm. Tuy nhiên, nếu phát hiện bệnh muộn, tình trạng ung thư đã bước sang những giai đoạn nguy hiểm; bệnh nhân phải đối mặt với nguy cơ tử vong cao. Do đó, việc phòng bệnh là rất quan trọng, dưới đây là những cách ngăn ngừa ung thư khoang miệng:

  • Từ bỏ thói quen sử dụng thuốc lá.
  • Không lạm dụng rượu bia.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh.
  • Tránh tiếp xúc quá lâu với ánh nắng mặt trời.
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách.
  • Khám sức khỏe răng miệng định kỳ.
  • Tập thể dục thường xuyên.
  • Bổ sung thực phẩm có khả năng phòng chống ung thư.
  • Thường xuyên đến phòng khám nha khoa để kiểm tra răng miệng.

Phương pháp ngăn ngừa K khoang miệng trên vô cùng hiệu quả. Việc thực hiện lối sống lành mạnh khoa học là một trong những biện pháp phòng bệnh tốt nhất; không chỉ tránh được bệnh ung thư mà còn nhiều bệnh khác gây hại tới sức khỏe.

Cách phòng ngừa ung thư miệng

Cách phòng ngừa ung thư miệng

Xem thêm: http://www.hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Suc-khoe/933869/nhung-bien-phap-phong-ngua-ung-thu-mieng

Ung thư khoang miệng nên ăn gì?

Ung thư khoang miệng nên ăn gì? Đây là câu hỏi chung của nhiều bệnh nhân. Bên cạnh việc tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ; bệnh nhân khi điều trị ung thư khoang miệng nên có chế độ dinh dưỡng phù hợp. Do người bệnh luôn cảm thấy miệng đau rát cùng với việc khó nhai nuốt; nên các thực phẩm mềm là một sự ưu tiên hàng đầu trong chế độ dinh dưỡng. Dưới đây là những thực phẩm mà bệnh nhân K miệng nên bổ sung trong chế độ ăn hàng ngày:

  • Cháo dạng loãng và sữa.
  • Miến hoặc phở nấu với nước hầm xương hay thịt băm,…
  • Các loại ngũ cốc: lúa mì, bột yến mạch, bột đậu nành,…
  • Các loại nước ép trái cây.
  • Bổ sung đủ nước mỗi ngày.
  • Thực phẩm giàu hàm lượng Protein.
  • Trứng, rau xanh và hoa quả.

Bệnh ung thư khoang miệng nên ăn các loại thực phẩm trên để đảm bảo dinh dưỡng hợp lý. Một chế độ ăn khoa học, chia nhỏ thành các bữa phụ giúp hỗ trợ quá trình chữa bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh nên thường xuyên vận động; tránh nghĩ tiêu cực sẽ giúp cho việc điều trị đạt kết quả cao hơn.

Ung thư khoang miệng nên ăn gì?

Ung thư khoang miệng nên ăn gì?

Ung thư miệng nên kiêng gì?

Ung thư miệng nên kiêng gì? Bên cạnh những thực phẩm có tác dụng rất tốt trong điều trị ung thư khoang miệng; vẫn còn những thực phẩm không hề tốt cho sức khỏe bệnh nhân. Dưới đây là những thực phẩm nên tránh ăn khi mắc K khoang miệng:

  • Thực phẩm nhiều chất béo từ động vật.
  • Thực phẩm chế biến ở nhiệt độ cao.
  • Đồ ăn chiên rán ngập dầu mỡ, đồ nướng: nem, heo quay,…
  • Thực phẩm chế biến sẵn: xúc xích, thịt muối, đồ đông lạnh,…
  • Đồ ăn tăng sinh: thịt đầu heo, đầu gà, đầu ngỗng, đầu cá,…
  • Thực phẩm cay, quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Trái cây họ cam quýt và pho mát mềm.

K khoang miệng nên kiêng các nhóm thực phẩm được liệt kê ở trên. Ngoài ra, bạn nên tránh thực phẩm rắn, thô ráp vì chúng kiến bệnh nhân khó khăn khi nhai, nuốt. Những thực phẩm nhiều muối, chứa cồn hoặc cà phê đậm cũng gây khó khăn trong điều trị bệnh; tăng cảm giác khó chịu cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, người bệnh xạ trị vùng miệng nên tránh các thực phẩm gây khó nuốt và gây nghẹn. Bao gồm: bánh mì giòn, thịt dai, trái cây lạnh, sống, rau quả, trà đặc,…

Ung thư miệng nên kiêng gì?

Ung thư miệng nên kiêng gì?

Phương pháp điều trị thay thế mệt mỏi cho bệnh nhân ung thư miệng

Phương pháp điều trị thay thế mệt mỏi cho bệnh nhân ung thư miệng là gì? Có rất nhiều bệnh nhân K miệng trải qua liệu pháp bức xạ mệt mỏi. Bác sĩ có thể điều trị nguyên nhân gây ra tình trạng này; nhưng cảm giác hoàn toàn kiệt sức của bệnh nhân có thể vẫn tồn tại. Do đó, bệnh nân cần bổ sung phương pháp điều trị có thể giúp đối phó với mệt mỏi. Cụ thể như sau:

  • Tập thể dục:
    • Tập thể dục nhẹ nhàng trong 30 phút mỗi ngày trong tuần.
    • Có thể đi bộ nhanh khi điều trị ung thư giảm mệt mỏi.
    • Nói chuyện với bác sĩ khi tập thể dục để bảo đảm an toàn.
  • Châm cứu:
    • Chèn kim mỏng vào da tại một số điểm trên cơ thể.
    • Châm cứu an toàn khi được thực hiện bởi bác sĩ.
  • Massage trị liệu:
    • Sử dụng hoặc bàn tay áp dụng áp lực cho cơ bắp.
    • Hãy hỏi bác sĩ về việc trị liệu Massage cộng đồng.
  • Thư giãn:
    • Hoạt động giúp cảm thấy thoải mái có thể giúp đối phó.
    • Hãy thử nghe nhạc hoặc viết nhật ký.

Cách điều trị thay thế mệt mỏi cho bệnh nhân K khoang miệng đã được kể trên. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định thực hiện. Sử dụng đúng phương pháp giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi; giảm cảm giác đau đớn, mệt mỏi khi điều trị ung thư.

Phương pháp điều trị thay thế mệt mỏi cho bệnh nhân ung thư miệng

Phương pháp điều trị thay thế mệt mỏi cho bệnh nhân ung thư miệng

Biểu hiện của ung thư miệng giai đoạn cuối

Biểu hiện của ung thư miệng giai đoạn cuối như thế nào? Hầu hết các bệnh nhân K miệng khi được phát hiện đã ở giai đoạn cuối của bệnh; do nhầm lẫn với triệu chứng của bệnh khoang miệng khác. Ở giai đoạn cuối, dấu hiệu ung thư miệng được thể hiện như sau:

  • Đau đớn khoang miệng và cơ quan xung quanh.
  • Xương hàm bị căng nhức rõ ràng.
  • Biểu hiện bất thường của lớp niêm mạc miệng.
  • Di căn hạch.

Di căn ở xung quanh khoang miệng, cơ quan khác. Những dấu hiệu của bệnh K khoang miệng giai đoạn cuối được thể hiên rất rõ ràng. Bên cạnh đó, bệnh nhân sẽ có những dấu hiệu tiêu cực như tâm lý bất ổn, cáu gắt; chán ăn dẫn đến sụt cân nhanh, cơ thể rơi vào trạng thái suy nhược và mệt mỏi,…

Biểu hiện của ung thư miệng giai đoạn cuối

Biểu hiện của ung thư miệng giai đoạn cuối

Nấm lim xanh ngâm rượu thế nào kết hợp với gì để ngâm rượu? Abitulan® Sterogyl® Tác dụng của nấm lim và cách sử dụng vị thuốc nấm lim xanh Fraxiparine® Mua nấm lim xanh ở đâu tại Bạc Liêu tốt và bảng giá nấm lim xanh rừng

Rate this post
nấm lim xanh có tác dụng gì từ công dụng của nấm lim xanh rừng

thuanhnt.utvn

Rate this post
DƯỢC SỸ TƯ VẤN NẤM LIM XANH CHỮA UNG THƯ
BẤM ĐỂ GỌI:  024.3797.0138 - 0936.476.588
error: Content is protected !!